Kỹ thuật hóa học, còn được gọi là ngành công nghệ kỹ thuật hóa học. Đúng như tên, chuyên ngành này tập trung vào nghiên cứu, thực hành các kỹ thuật, công nghệ hóa học mà qua đó, người học sẽ có kiến thức, kỹ năng để ứng dụng hóa học vào thực tiễn, phục vụ chủ yếu các ngành công nghiệp sản xuất. Các khối thi, xét tuyển ngành này hiện nay chỉ có A00, A01, B00, D01, D07 và D90.
Những vị trí việc làm có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hóa học
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hóa học của mỗi trường sẽ ít nhiều khác nhau nhưng đều tập trung vào việc cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho sinh viên trong nghiên cứu tính ứng dụng của hóa học vào sản xuất công nghiệp. Từ thực phẩm, mĩ phẩm đến dầu khí hay phân bón... các kỹ thuật sản xuất, chế biến và chế tạo sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu đi những chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học.
Thường thì khi học ngành này, bạn sẽ học từ hóa học lý thuyết đến thực hành, thử nghiệm liên tục trong phòng thí nghiệm. Đến năm 2 hoặc năm 3, bạn có thể học theo chuyên ngành (định hướng ứng dụng) như: Kỹ thuật lọc hóa dầu (dầu mỏ), kỹ thuật hóa dược (bào chế), kỹ thuật polyme - giấy (vật liệu), kỹ thuật vô cơ - điện hóa (hóa chất, khoáng sản), kỹ thuật silicat,... Chuyên ngành bạn học sẽ phần nào quyết định cơ hội nghề nghiệp, nơi làm việc sau khi bạn ra trường.
Điểm chuẩn của ngành kỹ thuật hóa học những năm gần đây nằm trong khoảng 15 - 28 điểm (một số trường nhân đôi điểm môn Hóa). Số điểm này không quá cao và phù hợp với nhiều bạn học sinh - dù có kết quả học tập tốt hay ở mức trung bình khá. Bạn có thể thi tuyển vào những trường như:
Có những trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học tốt?
Với tấm bằng cử nhân ngành kỹ thuật hóa học, bạn có thể xin việc vào các tập đoàn, công ty tư nhân, công ty nhà nước, viện nghiên cứu hay giảng dạy tại các trường học. Những cơ hội việc làm phổ biến nhất là:
Khi nói đến các ngành thiên về nghiên cứu như kỹ thuật hóa học, nhiều người lo lắng về khả năng xin việc và gần như ai cũng sợ sẽ ít nơi tuyển, mức lương không mấy lý tưởng. Thế nhưng, qua chia sẻ của JobOKO, chắc hẳn bạn cũng đã thấy có rất nhiều công việc tiềm năng với mức lương ấn tượng và nhiều cơ hội thăng tiến.
Thế nhưng, điều đó cũng chưa thực sự nói lên rằng học ngành kỹ thuật hóa học sẽ dễ tìm việc. Với những ngành học như thế này, chuyên môn, kỹ năng cứng cực kỳ quan trọng. Nếu kết quả học tập của bạn quá "bết bát" thì sẽ khó xin việc, ngược lại, bạn học khá, giỏi và sở hữu các phẩm chất, tố chất khác phù hợp với công việc thì sẽ luôn có cơ hội việc làm cho bạn.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật hóa học
Chắc chắn, ngành kỹ thuật hóa học sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, ngoài việc học tốt môn Hóa, yêu thích các môn khối tự nhiên như Toán học, Vật lý, người học cần có các tố chất, kỹ năng sau để học tốt và xây dựng sự nghiệp thành công:
Nếu như bạn yêu thích Hóa học, thích tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng những điều kỳ diệu của hóa học vào cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm, thiết bị mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người thì học ngành kỹ thuật hóa học sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Sự chăm chỉ, nỗ lực và quyết tâm sẽ giúp bạn thi đỗ, hoàn thành tốt chương trình học và có việc làm tốt, lương cao trong môi trường yêu thích.
MỤC LỤC:
I. Ngành Kỹ thuật hóa học học những gì?
II. Học ngành Kỹ thuật hóa học ở trường nào tốt?
III. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hóa học và mức lương
IV. Học ngành Kỹ thuật hóa học có dễ xin việc không?
V. Những ai phù hợp theo học ngành Kỹ thuật hóa học?
Đọc thêm: Ngành hóa học - Tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường gần như bằng 0
Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật Sinh học làm việc gì khi ra trường?