Lạm phát xảy ra khi đồng tiền của một quốc gia trở nên mất giá trị. Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể là do sự gia tăng đáng kể trong lượng cung tiền hoặc giá cả hàng hoá.
Cả các nhà hoạch định kinh tế, nhà đầu tư và người tiêu dùng đều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng kinh tế này. Đặc biệt là ở thời điểm hiện tại, khi giá xe, giá xăng và các mặt hàng khác đang tăng lên một cách đáng chú ý. Tuy nhiên giá cả tăng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với lạm phát. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng lạm phát ở mức độ nhẹ đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như người tiêu dùng.
Hiểu thế nào về lạm phát?
Lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên trong một thời gian dài. Về mặt bản chất, lạm phát và sự tăng giá đột ngột là khác nhau nhưng rất khó để phân biệt.
Lạm phát không xảy ra trong một sớm một chiều và cũng không xảy ra ngay khi giá cả của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể tăng lên. Việc giá cả biến động liên tục là hoàn toàn bình thường, không đủ để kết luận đó là lạm phát.
Từ góc độ kinh tế học, lạm phát áp dụng cho phạm vi rộng hơn. Vì vậy, mặc dù giá cả một số mặt hàng và dịch vụ có tăng lên theo thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân, điều đó vẫn không đủ để các nhà kinh tế kết luận về lạm phát, trừ khi nhận thấy giá cả tăng trên diện rộng, đối với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Đối với người tiêu dùng, công cụ theo dõi giá quan trọng nhất thường là chỉ số giá tiêu dùng CPI. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách thì thường theo dõi chỉ số giá PCE. Hai chỉ số này có nhiều điểm tương đồng và đều dùng để diễn tả một xu hướng chung, mặc dù chỉ có CPI thường tăng nhanh hơn so với chỉ số PCE.
Nhìn chung, cả hai thước đo đều tập trung vào chi tiêu dành cho những loại sản phẩm tiêu dùng phổ biến của các hộ gia đình. Một vài ví dụ có thể kể đến là thiết bị gia dụng, đồ nội thất, thực phẩm, quần áo và các loại hoá đơn điện nước.
Người thu thập dữ liệu tạo chỉ số theo dõi chi phí dành cho các mặt hàng chủ yếu của người tiêu dùng và nhân chỉ số này lên để ra "thời kỳ cơ sở". Sau đó, họ so sánh chỉ số đó với các khoảng thời gian khác nhau để có được "tỷ lệ lạm phát". Việc so sánh giữa các quý sẽ cung cấp tỷ lệ lạm phát hàng quý và so sánh giữa các năm sẽ đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm.
Tuy nhiên, một số danh mục hàng hoá có xu hướng biến động nhiều hơn những danh mục khác. Ví dụ, nhóm thực phẩm và năng lượng thường có sự thay đổi lớn về giá theo tháng. Tỷ lệ lạm phát không tính đến chi phí của hai mặt hàng này được gọi là tỷ lệ lạm phát cơ bản (core inflation rate). Tuy nhiên, theo thời gian, cả lạm phát cơ bản và lạm phát toàn phần (headline inflation) đều sẽ đi theo xu hướng chung.
Bởi vì chi phí dành cho thực phẩm và năng lượng thường chiếm phần lớn trong chi tiêu của các hộ gia đình, lạm phát toàn phần có lẽ sẽ phản ánh chi tiêu hàng ngày của người dân chính xác hơn so với lạm phát cơ bản. Không chỉ thế, một số hộ gia đình có thể phải chịu tỷ lệ lạm phát cao hơn so với các hộ khác tuỳ thuộc vào mặt hàng mà họ tiêu dùng.
Làm thế nào để đo lường lạm phát?
Không ai trong chúng ta mong muốn lạm phát xảy ra, tuy nhiên, đây là hiện tượng kinh tế khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn đó là hãy dành ra một khoản tiết kiệm đủ để tiêu dùng trong vòng ba đến sáu tháng tới. Nếu tình trạng lạm phát kéo dài hơn, bạn cần nghĩ cách kiếm thêm nguồn thu nhập bởi sức mua của bạn giờ đã bị hạn chế khi đồng tiền dần mất giá.
Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay, bạn đã hiểu được bản chất của lạm phát là gì, từ đó biết được chính xác khi nào lạm phát đang thực sự diễn ra để có các biện pháp ứng phó phù hợp.
MỤC LỤC:
1. Lạm phát là gì?
2. Cách đo lường lạm phát
Đọc thêm: Equity Carve-out là gì? Thoái vốn một phần mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Đọc thêm: Finance Transformation là gì? có giúp cải thiện kế hoạch tài chính doanh nghiệp?