Ngày nay, chỉ tính riêng hướng nghề nghiệp trở thành lập trình viên thì bạn cũng đã có rất nhiều lựa chọn, chẳng hạn như phân theo định hướng sản phẩm thì có lập trình viên web, lập trình viên game, lập trình viên phần mềm, ứng dụng; hoặc theo ngôn ngữ lập trình thì có lập trình Java, PHP,... Lập trình web là một mảng khá rộng và nhiều triển vọng nhưng song song với đó cũng sẽ có những áp lực nhất định, đòi hỏi nhiều ở sự sáng tạo. Cùng JobOKO tìm hiểu rõ hơn về lập trình web để sẵn sàng cho con đường sự nghiệp của mình bạn nhé.
Công việc của Lập trình Web là làm gì? yêu cầu ra sao?
Lập trình web hay còn gọi là phát triển web là việc xây dựng và duy trì các trang web. Đó là công việc diễn ra đằng sau hậu trường để làm cho trang web hiển thị tốt, hoạt động nhanh và cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Lập trình web sử dụng nhiều ngôn ngữ mã hóa khác nhau, phụ thuộc vào loại nhiệm vụ cụ thể mà lập trình viên thực hiện.
Lập trình web đang có nhu cầu cao trên toàn thế giới và cũng được trả lương khá cao khiến công việc này trở thành một lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời, nhất là khi bạn có thể phát triển sự nghiệp theo hướng này mà không nhất thiết phải có bằng đại học trở lên. Lĩnh vực phát triển web thường được chia thành front-end (phía người dùng) và back-end (phía máy chủ).
Lập trình viên website là người sử dụng thiết kế web - theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhóm thiết kế - và biến nó thành một trang web hoàn chỉnh. Họ làm điều này bằng cách viết các dòng mã phức tạp, sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Lập trình viên website cần có tư duy tốt vì công việc của họ nghĩa là dùng ngôn ngữ mà mọi người đều hiểu - ví dụ như tiếng Anh và dịch nó sang ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được, chẳng hạn như Python hoặc HTML.
Điều này có thể mất rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các ngôn ngữ lập trình khác nhau và cách chúng được sử dụng. Các lập trình viên website khác nhau chuyên về các lĩnh vực khác nhau, có nghĩa là các dự án web lớn thường là sự hợp tác giữa những lập trình viên khác nhau.
Lập trình web được phân chia thành 3 loại chính là: Front-end, back-end và full-stack. Lập trình viên front-end chịu trách nhiệm về các phần của trang web mà mọi người dùng nhìn thấy và tương tác; Lập trình viên back-end chịu trách nhiệm về lập trình máy chủ, kiểm soát cách một trang web tải và chạy, trong khi các lập trình viên full-stack thì thành thạo cả front-end và back-end.
Lập trình Web bao gồm những loại nào?
Mô tả công việc của lập trình web sẽ được điều chỉnh tùy theo từng nhà tuyển dụng và yêu cầu thực tế trong các dự án phát triển khác nhau. Dù vậy, điểm chung là các lập trình viên website đều sẽ chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ chính như sau:
Lập trình web là một vai trò yêu cầu trình độ và bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng về kỹ năng và phẩm chất. Một số yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng với lập trình web bao gồm:
Một lập trình Web chuyên nghiệp cần sở hữu những kỹ năng gì?
Để thống kê mức lương của lập trình viên web, chúng ta có thể nhìn vào mức lương trung bình của các lập trình viên nói chung. Theo thống kê của JobOKO, một lập trình viên hiện nay nhận lương từ 8 - 15 triệu/ tháng tùy bằng cấp và kinh nghiệm, cao nhất có thể lên đến 40 triệu/ tháng.
Thực tế thì thu nhập của lập trình viên website cũng ở trong khoảng như vậy, ví dụ bạn làm lập trình web chuyên về back-end thì lương trung bình cho người có khoảng 3 - 5 năm kinh nghiệm sẽ lên đến 20 - 25 triệu/ tháng còn mới ra trường hay chỉ có vài tháng đến 1 năm kinh nghiệm thì lương sẽ khoảng 7 - 10 triệu/ tháng trở lên.
Đặc điểm của công việc lập trình web là lương cơ bản hàng tháng có thể không phải là tổng thu nhập của bạn. Vào thời gian rảnh, bạn có thể chủ động tìm kiếm các việc làm thêm liên quan tới lập trình, viết mã, nâng cấp website. Càng có kinh nghiệm tham gia vào các dự án lớn bạn sẽ càng học hỏi được nhiều hơn và có thêm các mối quan hệ giúp ích cho phát triển sự nghiệp. Thông thường, một lập trình viên web dù mới ra trường cũng có thể kiếm được thu nhập từ 12 - 20 triệu/ tháng nếu có năng lực, chăm chỉ và chủ động.
Theo đánh giá, nhân sự có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam nói chung đang ở trong tình trạng cung không đủ cầu. Cụ thể, số nhân sự làm việc trong lĩnh vực này trong năm 2022 được dự đoán là khoảng 550.000 người trở lên, tuy nhiên thực tế thì sẽ thiếu khoảng 150.000 người. Điều đó cho thấy nếu như bạn có kỹ năng lập trình, thành thạo lập trình web thì không lo không có cơ hội việc làm.
Đương nhiên, ở trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, để tìm việc lập trình web có thể không quá khó nếu bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản nhưng để thăng tiến thì bạn sẽ cần nỗ lực rất nhiều. Các áp lực đến từ thị trường nơi khách hàng là người quyết định mọi thứ và áp lực về đổi mới. Nói cách khác, cả nhu cầu thị trường, tính xu hướng và phương diện kỹ thuật đều thay đổi không ngừng. Thiếu đi sự sáng tạo, khả năng thích nghi thì bạn rất dễ bị đào thải.
Đổi lại, nếu bạn là lập trình viên web tài năng thì lộ trình thăng tiến có thể rất lý tưởng như sau: Từ lập trình web Junior thành Senior sau 3 - 5 năm kinh nghiệm trở lên, thăng tiến làm trưởng nhóm cũng là một khả năng khác trong thời gian đó. Tiếp theo, bạn có thể phấn đấu trở thành giám sát dự án hoặc trưởng phòng CNTT, thậm chí là CTO (giám đốc CNTT) sau khoảng từ 7 - 10 năm trở lên. Cùng với việc thăng tiến thì mức lương của bạn cũng sẽ gia tăng đáng kể, chênh lệch từ vài triệu đến vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng kể từ khi bạn là lập trình viên chưa có kinh nghiệm đến khi làm trưởng phòng hay CTO.
Có lẽ đối với các bạn theo nghề lập trình thì vì có rất nhiều hướng đi nên khó lựa chọn. Trong khi một số bạn ngay từ đầu đã hiểu rõ mong muốn, định hướng của bạn thân thì nhiều bạn chưa rõ nên học lập trình web hay lập trình phần mềm, lập trình ứng dụng hay lập trình game?
Cơ hội nghề nghiệp của Lập trình Web trong tương lai
Rõ ràng là mỗi hướng của nghề lập trình đều có đặc điểm khác nhau và yêu cầu khác nhau ở ứng viên. Để biết nên học lập trình web hay lập trình phần mềm, bạn nên căn cứ dựa vào các yếu tố như sau:
Nhìn chung, không ai ngoài chính bạn có thể ra quyết định nên học lập trình web hay lập trình phần mềm. Mỗi hướng đều có ưu và nhược điểm riêng, dựa vào điều kiện mà bạn chọn cho mình hướng phù hợp nhất. Nếu như có quyết tâm và kiên trì thì dù bắt đầu như thế nào thì bạn vẫn đều có cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Các nhà tuyển dụng tuyển lập trình web khá thường xuyên. Bằng cách tìm kiếm từ khóa lập trình viên website, lập trình web trên JobOKO, bạn có thể thấy hàng trăm cơ hội nghề nghiệp tùy thời điểm. Nói cách, tìm và xin việc lập trình web không quá khó nhưng muốn ứng tuyển thành công vào vị trí nhiều triển vọng, lương cao thì bạn sẽ nắm được những lưu ý cơ bản như sau:
Cùng với đó, khi tham gia phỏng vấn, bạn cũng nên sẵn sàng cho các bài kiểm tra của nhà tuyển dụng, từ khả năng viết mã tới test IQ, trắc nghiệm MBTI hay thậm chí là khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh). Mỗi công ty có hình thức đặt câu hỏi phỏng vấn và kiểm tra năng lực được điều chỉnh khác nhau nhưng thể hiện sự tự tin, thái độ nghiêm túc và mong muốn được cống hiến trong công việc, khéo léo lồng ghép qua những câu chuyện cung cấp thông tin về kinh nghiệm, thành tích, các dự án xây dựng website bạn đã tham gia,... sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển.
Lưu ý gì khi tìm việc làm Lập trình Web?
Những thông tin chi tiết, đầy đủ JobOKO vừa chia sẻ về công việc lập trình web có giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò này hay chưa? Chúc bạn thành công trong lựa chọn nghề nghiệp của mình!
MỤC LỤC:
I. Lập trình web là làm gì?
II. Mô tả công việc của Lập trình viên website
III. Mức lương của Lập trình web bao nhiêu?
IV. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến của Lập trình web
V. Nên học Lập trình web hay Lập trình phần mềm?
VI. Xin việc Lập trình web cần lưu ý gì?
Đọc thêm: 6 bước trở thành lập trình viên web chuyên nghiệp
Đọc thêm: Cách viết CV xin việc Lập trình viên web