Lợi nhuận gộp là gì? Có gì khác so với lợi nhuận ròng?

02/01/2022 09:30
Nắm được chính xác lợi nhuận gộp là gì cũng như lợi nhuận ròng là gì và ý nghĩa, giúp doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chính xác hơn, cũng như theo dõi được tình trạng tài chính như thế nào.

Lợi nhuận là khoản tiền mà doanh nghiệp thu về sau các hoạt động kinh doanh. Và bằng cách đem so sánh lợi nhuận giữa các giai đoạn với nhau, doanh nghiệp có thể quan sát được tình hình phát triển của công ty mình.
Để giám sát hiệu quả và chính xác nguồn lực tài chính hơn nữa, doanh nghiệp cần chú ý đến lợi nhuận gộp (gross profit) và lợi nhuận ròng (net profit). Bài viết này Joboko.com sẽ tập trung phân tích những hiểu biết cơ bản và ý nghĩa của 2 loại hình lợi nhuận trên nhằm giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Tìm hiểu về lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng

1. Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp chính là khoản lãi mà doanh nghiệp thu được sau khi khấu trừ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán hàng.

Doanh nghiệp có thể hình dung việc tính gross profit với công thức dưới đây:

Gross profit = Tổng doanh thu (Total sales) - Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold)

Trong đó, tổng doanh thu là giá trị của tất cả lượng hàng bán được trong một khoảng thời gian cụ thể, không tính các loại tài sản cố định như văn phòng, cửa hàng hoặc các loại trang thiết bị.

2. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là thước đo mức độ hiệu quả của doanh nghiệp hay cơ sở sử dụng lao động và vật tư trong quá trình sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng khi nhắc đến khả năng sinh lời và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp sẽ giúp bạn biết được chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu. Khi giá vốn hàng bán (COGS) tăng, giá trị lợi nhuận giảm, doanh nghiệp sẽ có ít tiền hơn để giải quyết các chi phí hoạt động của mình. Ngược lại, nếu COGS giảm, lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp sẽ có thêm kinh phí cho hoạt động kinh doanh.

3. Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là khoản tiền sau khi khấu trừ tất cả các chi phí về hoạt động kinh doanh, lãi vay và thuế doanh nghiệp từ lợi nhuận gộp trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu giá trị của lợi nhuận ròng âm, tức là công ty đang kinh doanh thua lỗ (còn gọi là net loss).

4. Ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Như đã nói ở trên, lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là các thông số quan trọng phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Từ lợi nhuận ròng, doanh nghiệp sẽ biết được tình hình sản xuất đang lỗ hay lãi và bước tiếp theo là nên mở rộng quy mô hay giảm thiểu chi tiêu.

Lợi nhuận ròng cũng thể hiện khả năng sinh lãi (profitability) của doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp có hướng kinh doanh hiệu quả trong tương lai.

Ở đây cũng cần phải phân biệt rõ khái niệm về lãi (profit) và khả năng sinh lãi (profitability). Cụ thể, profit hay lãi là giá trị chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi của doanh nghiệp. Còn profitability hay khả năng sinh lãi lại là một giá trị tương đối (tính bằng phần trăm) của tỷ lệ giữa lãi (profit) và doanh thu (revenue).

Phần lớn các cơ quan chính phủ và chính sách về thuế đều yêu cầu doanh nghiệp khai báo net profit để làm cơ sở cấp khoản vay tại các thể chế tài chính như ngân hàng chẳng hạn, khi doanh nghiệp có nhu cầu. Net profit cũng là căn cứ giúp các nhà đầu tư và bên cấp vốn đánh giá năng lực của doanh nghiệp trước khi hợp tác làm ăn.

So sánh sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng

5. Lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng có gì khác nhau?

Lợi nhuận ròng cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh và tình trạng tài chính hiện tại, nhiều hơn là lợi nhuận gộp. Các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét con số này để biết doanh nghiệp có năng lực phát triển và có xứng đáng để họ đầu tư hay không.

Mặt khác, hiểu được xu hướng của lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu giá vốn hàng bán (COGS) hoặc tăng giá sản phẩm của mình. Và nếu lợi nhuận gộp nhỏ hơn lợi nhuận ròng, thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu cắt giảm chi phí.

Nhìn chung nắm rõ lợi nhuận gộp là gì và lợi nhuận ròng giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong khâu lập một báo cáo tài chính, đồng thời phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Không nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại lợi nhuận này có thể dẫn đến việc cung cấp các tài liệu tài chính không chính xác, ảnh hưởng đến bức tranh thực tế về doanh nghiệp.

MỤC LỤC:
1. Lợi nhuận gộp là gì?
2. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp
3. Lợi nhuận ròng là gì?
4. Ý nghĩa của lợi nhuận ròng
5. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng

Đọc thêm: Lợi nhuận ròng là gì? tính thế nào? làm gì để thúc đẩy?

Đọc thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chuẩn

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888