Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tổ chức các chương trình cố vấn cho nhân viên, trong đó, mentor là những người đóng vai trò chủ đạo để truyền lửa - vừa tạo động lực vừa giúp đỡ cho những người ít kinh nghiệm hơn. Để có thể tận dụng tốt nguồn lực này, bản thân mỗi nhân viên cũng sẽ cần sẵn sàng hoặc chủ động chọn cho mình mentor phù hợp nhất. JobOKO sẽ giúp bạn hiểu rõ mentor là gì và cách đánh giá một mentor giỏi, quy trình lựa chọn mentor.
Vai trò của Mentor trong doanh nghiệp
Mentor là từ tiếng Anh có nghĩa là người cố vấn. Mentor thực chất là một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhất định, họ cũng phải đạt được những thành công ấn tượng và sẵn sàng chia sẻ, định hướng, cung cấp sự hỗ trợ trong khả năng cho người khác. Mentor có thể giúp các cá nhân đạt được thành tựu sự nghiệp nhờ sự kết nối được xây dựng dựa trên các giá trị chung và sự tương thích về tính cách. Mentor có thể là người quản lý, đồng nghiệp, thầy cô hay những "tiền bối" trong trường, trong lĩnh vực của bạn.
Vai trò của các mentor được thể hiện qua các nhiệm vụ chính của họ. Biết về các công việc, trách nhiệm của mentor cũng là cách đơn giản để bạn hiểu đúng và rõ ràng về việc mentor là gì.
Mục đích của một mentor là giúp các cá nhân xuất sắc trong sự nghiệp và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Các chương trình cố vấn tại nơi làm việc đã trở thành một cách phổ biến cho các tổ chức và doanh nghiệp giúp nhân viên của họ học hỏi nhiều hơn, phát triển hơn và cuối cùng tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Trên thực tế, 70% các công ty trong danh sách Fortune 500 thế giới có các chương trình cố vấn cho nhân viên của họ.
Đối với nhân viên, có nhiều lợi thế nếu bạn có mentor chuyên nghiệp, chẳng hạn như:
Công việc thường ngày của Mentor là làm gì?
Sau khi có định nghĩa chính xác nhất về mentor là gì, chắc hẳn bạn đang tò mò vậy thì ai có thể thành mentor? Miễn là có kinh nghiệm đủ lâu là đã có thể làm cố vấn cho người khác? Thực tế, có một số đặc điểm mà người cố vấn cần phải có để thành công trong vai trò mentor. Những phẩm chất, kỹ năng của một mentor giỏi bao gồm:
Ngoài ra, một số kỹ năng khác cũng sẽ giúp mentor làm việc hiệu quả như niềm yêu thích với công việc mình làm, ham học hỏi và chăm chỉ, nỗ lực, làm việc nhóm hiệu quả. Cuối cùng, EQ cao, sự khéo léo, tinh tế trong các mối quan hệ sẽ đảm bảo thành công trong vai trò mentor.
Khi bạn đang tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia, điều quan trọng là phải xem xét các đặc điểm và giá trị của riêng bạn và tìm kiếm một người chia sẻ những điều đó với bạn. Một số khác biệt giữa hai bạn có thể giúp mang lại những quan điểm mới, tuy nhiên,mục tiêu chung có thể giúp bạn xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Nếu bạn và người cố vấn tiềm năng của bạn có cùng mục tiêu cho công việc và ngành của bạn, bạn có thể dễ dàng hiểu cách tiếp cận của họ hơn và họ có thể điều chỉnh lời khuyên của mình cho phù hợp với tình huống cụ thể của bạn.
Cho dù bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp, thăng tiến nhanh hơn hay tạo một khởi đầu mới mạnh mẽ cho sự nghiệp của mình, điều quan trọng là phải suy nghĩ về các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà bạn muốn đạt được. Một khi bạn biết mình đang cố gắng làm gì, bạn có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm mentor của mình. Nếu bạn đang phấn đấu cho một vị trí cụ thể, bạn có thể tìm thấy một người nào đó cực kỳ thành công trong vai trò đó theo cách mà bạn ngưỡng mộ.
Cả bạn và mentor của bạn đều cần có thời gian và năng lượng để xây dựng một mối quan hệ chuyên nghiệp mới. Và khi mối quan hệ cố vấn của bạn phát triển, một người cố vấn đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn có thể giúp bạn mở rộng các mối quan hệ - một loại "nguồn vốn" đảm bảo thành công trong tương lai của bạn.
Làm thế nào để chọn đúng Mentor?
Mặc dù khả năng tương thích là quan trọng, nhưng cũng rất hữu ích khi nghĩ về cách một mentor có thể giúp bạn phát triển theo những cách mới. Nếu bạn có một thách thức hoặc điểm yếu về chuyên môn, một kỹ năng bạn đang tìm kiếm để thành thạo hoặc một lĩnh vực mới bạn muốn làm việc, hãy cố gắng tìm một người đã thành thạo điều đó. Họ có thể giúp bạn phát triển trong lĩnh vực mới bằng cách cung cấp cho bạn các mẹo và tài nguyên cụ thể mà kinh nghiệm cá nhân của chính họ đã tạo nên.
Khi đã tìm thấy một mentor tiềm năng, tốt nhất là bạn hãy cân nhắc có một cuộc hẹn chính thức để trao đổi trực tiếp. Cuộc gặp này cũng có thể là thời điểm tuyệt vời để nói về những gì bạn đang tìm kiếm ở một người cố vấn và liệu điều đó có phù hợp với tính cách và giai đoạn nghề nghiệp của họ hay không.
Việc lựa chọn một mentor không phải vấn đề thực sự khó khăn, miễn là cả bạn và người cố vấn của mình đều cảm thấy thích hợp, có thể kết nối, chia sẻ và tôn trọng nhau. Mỗi người, nếu như có năng lực và tâm huyết thì đến một thời điểm nhất định đều có thể trở thành mentor của một hay nhiều người khác.
MỤC LỤC:
I. Mentor là gì? Vì sao doanh nghiệp tổ chức các chương trình cố vấn cho nhân viên?
II. Những ai có thể trở thành mentor? Phẩm chất, kỹ năng của mentor giỏi
III. Các bước để chọn đúng mentor giúp phát triển sự nghiệp của bạn
Đọc thêm: Mentor là gì? Tại sao mỗi người cần có một Mentor trong sự nghiệp?
Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ: Làm sao để ngày một thành thục, xuất sắc?