Mô tả công việc của Trợ giảng
Trợ giảng (Teaching Assistant/Teacher Assistant) còn được hiểu là trợ lý lớp học, người hỗ trợ giáo viên, giảng viên bằng cách giám sát các hoạt động trong lớp, tham gia vào hoặc trợ lý lớp học hỗ trợ giáo viên bằng cách giúp giám sát các hoạt động trong lớp học, làm việc với học sinh, sinh viên theo hình thức 1 kèm 1 hoặc theo nhóm nhỏ, thông báo các yêu cầu hay hướng dẫn thực hiện yêu cầu của giáo viên (làm bài tập về nhà, giảng những phần chưa hiểu rõ, v.v.)
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Trợ giảng
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Trợ giảng
Công việc của Trợ giảng là làm gì?
Các Trợ giảng có trình độ và kinh nghiệm có thể đảm nhận các trách nhiệm bổ sung như tự mình đứng lớp, giảng lại nội dung cho các học sinh nghỉ học buổi hôm trước. Nhìn chung, Trợ giảng có vai trò quan trọng, giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để tập trung vào chương trình giảng dạy, đồng thời học sinh cũng được quan tâm nhiều hơn và định hướng tốt hơn.
1. Mô tả công việc của Trợ giảng
Các Trợ giảng làm việc ở trường học công lập, trường tư hoặc các trung tâm đào tạo và công việc cụ thể sẽ tùy thuộc vào nơi làm việc cũng như đặc thù của môn học, quy mô nhóm học sinh. Một số nhiệm vụ chính của Trợ giảng gồm có:
- Làm việc với giáo viên/giáo viên chủ nhiệm để nắm rõ về lịch học, số lượng học sinh sinh viên hoặc hoặc viên, đặc điểm của lớp.
- Hỗ trợ giáo viên soạn bài bằng cách chuẩn bị tài liệu và chuẩn bị thiết bị hỗ trợ giảng bài trên lớp.
- Chỉnh sửa tài liệu bài học với học sinh (cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ).
- Giúp đảm bảo môi trường lớp học an toàn, sạch sẽ.
- Giám sát học sinh trong thời gian trên lớp và thời gian hoạt tại trường/trung tâm, trong các chuyến dã ngoại, hoạt động ngoài lề.
- Phối hợp với giáo viên để nhận ra những vấn đề học sinh đang gặp phải và đề xuất phương hướng, giúp thực hiện các giải pháp.
- Chữa bài tập về nhà cho học sinh, học viên, luyện tập với họ khi cần (ví dụ như các môn ngoại ngữ, năng khiếu).
- Ghi lại sự tiến bộ của học sinh và hỗ trợ liên lạc với phụ huynh để thông báo.
- Tuân thủ nội quy, quy chế của trường, lớp.
Đọc thêm: Mẹo viết CV xin việc cho giáo viên
Những yêu cầu đối với Trợ giảng về kỹ năng và bằng cấp
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Trợ giảng
Mỗi môi trường giáo dục sẽ có những yêu cầu khác nhau với vị trí Trợ giảng, ví dụ như trong trường đại học thì Trợ giảng thường là những sinh viên đã tốt nghiệp đang học lên Thạc sĩ hoặc Nghiên cứu sinh chuẩn bị trở thành giảng viên. Trong khi đó, Trợ giảng ở trường học cũng là những người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học còn ở các trung tâm thì thường là sinh viên làm thêm.
Những yêu cầu cụ thể đổi với trình độ và kỹ năng của một Trợ giảng là:
- Đang là sinh viên năm 3, 4 hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành Sư phạm, Giáo dục hoặc liên quan.
- Có kinh nghiệm làm Trợ giảng sẽ được ưu tiên.
- Có kiến thức tốt về các môn học sẽ tham gia làm Trợ giảng.
- Có nghiệp vụ sư phạm, am hiểu các hoạt động trong lớp và phương pháp giảng dạy.
- Nhiệt tình, tích cực, hòa đồng.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc.
- Khả năng thuyết trình, giải thích và sự kiên nhẫn.
- Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian.
- Yêu thích môi trường giáo dục, có định hướng làm giáo viên.
Khi làm việc trong vai trò Trợ giảng, bạn có thể chưa nhận được mức lương tốt nhưng đổi lại, bạn học được rất nhiều điều bổ ích và tự tạo cho mình nền tảng để phát triển sự nghiệp về sau. Thông qua bản Mô tả công việc của Trợ giảng, các ứng viên sẽ hiểu rõ hơn về vai trò để ra quyết định ứng tuyển, nhà tuyển dụng cũng có thể điều chỉnh thông báo tuyển Trợ giảng đầy đủ và thu hút hơn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.