Muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã
Quản lý vài chục đến vài trăm nhân viên, bạn dành 1/3 cuộc đời để sống cùng nhân viên và đồng nghiệp. Vậy tại sạo lại không tạo một môi trường làm việc vui vẻ, thoái mái và tạo động lực cho nhân viên làm việc thay vì chửi mắng hay trách phạt họ. Không phải ai cũng biết cách làm một người sếp tốt nhưng quản lý thành công sẽ biết làm gì để khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghệ thuật quản lý nhân viên hiệu quả mà lãnh đạo, cấp trên giỏi cần nắm vững.
Không phải ai cũng biết cách làm một ông chủ tốt và tâm lý. Không ít câu chuyện về việc ông chủ lăng mạ nhân viên trước mặt đông người, la hét hoặc nổi giận với họ. Loại hành vi này không những làm ảnh hưởng đến năng suất lao động (ít nhất là lúc sếp không nhìn thấy) mà còn tàn phá tinh thần của nhân viên. Khi tinh thần giảm sút, nhân viên sẽ luôn hoang mang và không tập trung, dẫn đến căng thẳng quá độ. Những điều này là nguyên nhân tại sao sếp bị nhân viên ghét bỏ. Nắm được 7 điều sếp cần tránh để tạo được sự hài hòa giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ giúp bạn có môi trường làm việc thân thiện, tăng năng suất và hiệu quả công việc. Do đó, để trở thành lãnh đạo được nhiều người kính trọng, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau.
Nghệ thuật quản lý nhân viên rất cần thiết đối với lãnh đạo, quản lý
6 phẩm chất cần có của một vị sếp tốt
1. Truyền đạt tầm nhìn của tổ chức
Nhân viên đi làm, họ muốn làm tốt công việc được giao và thấy vai trò của bản thân đối với tổ chức. Không ai muốn làm người thừa hay làm việc mà không có kết quả. Dấu hiệu đầu tiên của một vị sếp giỏi là truyền đạt tầm nhìn của tổ chức một cách trọn vẹn, dễ hiểu để thu hút nhân viên, khiến họ hiểu tại sao họ cần làm vậy và công việc cần làm, khuyến khích họ hỗ trợ tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.2. Kết nối tâm nhìn với nhiệm vụ hàng ngày
Quản lý thành công sẽ cho nhân viên của họ thấy cách mà công việc của họ hỗ trợ thực hiện tầm nhìn của công ty bằng một kết nối rõ ràng giữa công việc nhân viên làm hàng ngày và nó tác động đến tầm nhìn tổ chức ra sao. Điều này được thực hiện bằng cách thiết kế các mục tiêu thông minh nhằm đạt được mục đích của tổ chức mà cuối cùng gắn liền với chiến lược kinh doanh.3. Đặt ra kỳ vọng rõ ràng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên bị stress nặng hơn khi họ không hiểu rõ quản lý kỳ vọng kết quả gì từ họ. Đặt ra mức kỳ vọng về hiệu quả công việc rõ ràng bao gồm một bản mô tả công việc cụ thể liệt kê tất cả công việc cần làm cũng như mục tiêu họ cần đạt được. Bản mô tả công việc cần được bàn luận và làm rõ trong cuộc trao đổi trực tiếp với nhân viên giám sát trực tiếp. Ngoài ra, quản lý cũng phải có trách nhiệm cập nhật và truyền đạt các kỳ vọng ưu tiên khi có sự thay đổi.4. Đưa ra nhận xét và hướng dẫn
Nhân viên cần những phản hồi thường xuyên từ phía quản lý để biết rằng họ đáp ứng tốt kỳ vọng đặt ra. Sếp phải là người để họ nhận ra khi nào mình làm tốt, khi nào chưa đáp ứng yêu cầu. Kèm theo đó là những chỉ dẫn để hoàn thành công việc tốt hơn. Thường thì nhân viên không thể tự mình nhận ra mình đã làm tốt hay chưa. Họ cần một đánh giá khách quan từ người có thẩm quyền để điều chỉnh hoặc phát huy bản thân.Chẳng hạn như, trường hợp nhân viên to tiếng hoặc có lời lẽ không đúng với khách hàng qua điện thoại, cho dù lỗi sai ở phía khách hàng đi nữa. Quản lý cần kịp thời nhắc nhở và hướng dẫn họ cách giao tiếp với khách hàng tốt hơn. Nếu không, dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ bị ảnh hưởng và nhân viên thậm chí không nhận thức được cách xử sự của họ là sai.
Môi trường chuyên nghiệp, năng động cũng là yếu tố quan trọng của các ứng viên khi tìm việc làm.
5. Quan tâm đời sống nhân viên
Ai cũng vậy, luôn muốn nhận được sự quan tâm thiện ý từ bạn bè, đồng nghiệp. Một quản lý tuyệt vời sẽ giành thời gian đề hỏi về cuộc sống cá nhân của nhân viên mình, có tốt hay không, cần hỗ trợ gì không,... Nhân viên sẽ cảm thấy đáng quý khi ông chủ quan tâm đến sở thích, gia đình của họ.6. Tăng cường làm việc nhóm
Một vị sếp tài ba cần có kỹ năng lãnh đạo nhóm tốt để phát triển tinh thần làm việc nhóm. Nhiều cá nhân với cá tính khác nhau khiên tương tác nhóm trở nên khó khăn. Trách nhiệm của quản lý là gắn kết họ lại với nhau, đoàn kết và hướng đến mục tiêu chung.Dù là quản lý, giám đốc, yêu cầu không chỉ là năng lực chuyên môn mà còn là năng lực quản lý. Một giám đốc giỏi phải luôn tạo được cho nhân viên của mình động lực để làm việc và phát triển, tạo môi trường thân thiện, quan tâm tới đời sống của nhân viên có như vậy nhân viên mới yêu mến công ty, yêu mến đồng nghiệp và cả giám đốc của mình. Với bí quyết để sếp lấy được lòng nhân viên mà Joboko.com chia sẻ, hy vọng những nhà lãnh đạo sẽ vận dụng hiệu quả và chiếm được thiện cảm, lòng tin của nhân viên tốt nhất để công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.