Hiểu rõ năng lực là gì và các biện pháp, tiêu chí để đánh giá chính xác năng lực không chỉ là một cách để các doanh nghiệp, tổ chức xây dựng nguồn nhân lực tài năng, làm việc hiệu quả mà cũng đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh và nỗ lực hoàn thiện của mỗi nhân viên. Bên cạnh đó, có nhiều cách để đánh giá một cách toàn diện nhất về năng lực của một người thay vì chỉ nhìn vào trình độ hay kỹ năng.
Tìm hiểu thế nào là năng lực và cách đánh giá
Năng lực (Competency) là khả năng áp dụng hoặc sử dụng tập hợp các kiến thức, kỹ năng và khả năng liên quan cần thiết để thực hiện thành công các chức năng công việc quan trọng hoặc các nhiệm vụ trong một bối cảnh xác định. Năng lực thường là cơ sở cho các tiêu chuẩn xác định mức độ kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để thành công tại nơi làm việc. Năng lực là thước đo của cả kỹ năng và kiến thức.
Năng lực có thể được đánh giá dựa trên khả năng học hỏi, chẳng hạn như năng lực học tập, năng lực tiếp thu hoặc khả năng làm việc. Đánh giá năng lực gần như là một yêu cầu bắt buộc tại các trường học, trung tâm đào tạo hay khi bạn tìm việc làm cũng như sau khi đã đi làm chính thức. Các kỳ thi hoặc kiểm tra, đánh giá năng lực khá áp lực và căng thẳng nhưng về cơ bản đều nhằm mục đích để đảm bảo sự công bằng, đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình đào tạo, rèn luyện và tiếp thu. Một số trường hợp, đánh giá năng lực cũng tương đương với khen thưởng hoặc kỷ luật hoặc loại trừ, đào thải.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của năng lực cá nhân cũng như nhóm, tập thể đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo công tác quản lý nhân sự, củng cố chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Phân loại nhân viên theo năng lực rõ ràng sẽ tạo nên tâm lý phấn đấu, cạnh tranh - dù một bên là áp lực nhưng cũng vì thế mà mọi nhân viên đều phải cố gắng và nỗ lực để không bị tụt lại. Về lâu dài, đánh giá năng lực nhân viên có thể đảm bảo công ty minh bạch, khách quan trong khen thưởng, kỷ luật, xử lý thôi việc hợp tình hợp lý, liên quan tới các chế độ lương thưởng và phúc lợi khác. Trong khi đó, tổng thể sức mạnh của nhân viên toàn công ty cũng được nâng lên đáng kể nếu như các cá nhân đều xuất sắc và nghiêm túc, chăm chỉ.
Để đánh giá năng lực của nhân viên một cách chính xác và khách quan nhất, điều quan trọng là bạn phải có một quy trình, bao gồm các tiêu chí rõ ràng và phương pháp hợp lý nhất.
Để chuẩn bị và đánh giá năng lực nhân viên, mỗi công ty cần có hệ thống tiêu chuẩn được thiết kế riêng, tốt nhất là có phần chung cho tất cả và phần riêng cho từng bộ phận, vị trí cụ thể. Tiêu chuẩn chủ yếu được sử dụng để đảm bảo tính khách quan và hợp lý.
Đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên những yếu tố nào?
Một lưu ý là các tiêu chuẩn, tiêu chí "chấm điểm" năng lực nhân viên càng chi tiết thì càng dễ đánh giá và cho kết quả chính xác hơn.
Dù theo cách nào chăng nữa thì khi đánh giá nhân viên sẽ cần tham khảo, lắng nghe ý kiến từ quản lý trực tiếp, người giám sát và thậm chí là các đồng nghiệp làm việc cùng. Có những người có thể có năng lực làm việc cá nhân, trình độ chuyên môn và kỹ năng ổn nhưng khả năng làm việc nhóm hay cộng tác với những người xung quanh lại rất kém và điều đó thể hiện qua thực tế. Kết hợp cả đánh giá khách quan và chủ quan sẽ giúp công ty có cái nhìn chính xác, minh bạch và công bằng đối với từng cá nhân.
Đánh giá năng lực nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng và phải làm vì tác động trực tiếp đến các chính sách, chế độ phúc lợi cũng như điều chỉnh và nâng cao năng lực, nghiệp vụ của nhân sự trong công ty, tổ chức. Mong rằng các chia sẻ của JobOKO đã giúp bạn hiểu rõ năng lực là gì và cách áp dụng một số phương pháp vào đánh giá năng lực trong công việc.
MỤC LỤC:
I. Năng lực là gì?
II. Vì sao cần đánh giá năng lực nhân viên?
III. Cách đánh giá năng lực nhân viên
Đọc thêm: Mẫu đánh giá năng lực nhân viên
Đọc thêm: Portfolio là gì? thế nào là một hồ sơ năng lực chuyên nghiệp?