Tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng của ngành xây dựng
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên các hoạt động xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, đô thị hoá, v.v. được thực hiện liên tục. Theo số liệu được công bố vào năm 2019, mỗi năm Việt Nam dành từ 30 - 40% GDP cho đầu tư xây dựng. Do đó, nhu cầu với nguồn nhân lực cũng tăng mạnh.
Tổng Hội Xây dựng cũng công bố một báo cáo thống kê cho biết, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt trong ngành xây dựng với khoảng 4 triệu lao động. Tuy nhiên, con số này được cho là vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế, đặc biệt là đối với những vị trí việc làm trình độ cao.
Trên thực tế, việc thống kê số lao động trong ngành xây dựng có thể tương đối khó khăn vì rất nhiều công nhân, người lao động nhận công trình xây dựng nhà ở, bảo trì,... theo quy mô nhỏ lẻ và không có đăng ký hay hợp đồng. Điều này cũng dẫn đến một thực tế là số người lao động trong ngành xây dựng có thể cao hơn con số trong báo cáo.
Trên thế giới, ngành xây dựng cũng cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm. Chẳng hạn như ở Mỹ, ngành xây dựng dự kiến sẽ tạo ra 864.700 việc làm mới vào năm 2026. Việc làm ước tính tăng 12% từ năm 2016 đến 2026, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề, tăng từ 6,71 triệu việc làm lên 7,58 triệu việc làm.
Thời gian thử việc trong ngành xây dựng phụ thuộc vào từng vị trí, chức danh. Những nhân sự có tay nghề cao, bằng cấp chuyên môn như kỹ sư, kiến trúc sư,... thường thử việc 2 tháng (theo Luật Lao động). Tuy nhiên, các vị trí như thợ điện nước, thợ mộc, công nhân xây dựng, v.v. thì thường không phải thử việc. Nhìn chung, thời gian thử việc phụ thuộc rất nhiều vào vai trò bạn đảm nhiệm và thoả thuận của bạn với nhà thầu/người sử dụng lao động.
Mức lương khởi điểm trong ngành xây dựng tương đương với nhiều ngành khác (đối với các vị trí chuyên môn). Kỹ sư xây dựng mới ra trường thường có lương khởi điểm từ 4 - 6 triệu; kiến trúc sư là từ 6 triệu trở lên.
Đối với những vị trí tập trung vào kỹ năng hơn là trình độ bằng cấp thường tính lương theo ngày công. Ví dụ như công nhân lao động nhận lương khởi điểm khoảng 250.000 đồng/ngày (cho các vị trí phụ việc), thợ xây lành nghề là từ 350.000 đồng/ngày, thợ điện nước chưa có kinh nghiệm cũng nhận khoảng 300.000 đồng/ngày.
Thu nhập của việc làm ngành xây dựng cao hay thấp?
Khi làm việc trong ngành xây dựng, bạn càng có kinh nghiệm lâu năm, có kỹ năng vững chắc thì mức thu nhập của bạn sẽ càng cao. Những kỹ sư xây dựng có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm nhận lương từ 10 - 16 triệu đồng/tháng. Những người làm trên 10 năm và có uy tín, lương có thể tới 30 - 40 triệu đồng/tháng. Lương kiến trúc sư có kinh nghiệm cũng có thể dao động trong mức 10 - 20 triệu, cao nhất khoảng 35 triệu.
Trong khi đó, nếu bạn có kinh nghiệm và có thể đảm nhiệm các vị trí như quản lý dự án xây dựng, thu nhập của bạn sẽ trong khoảng 17 - 30 triệu đồng/tháng. Các dự án lớn thậm chí trả cho quản lý có kinh nghiệm lâu năm lương tới 70 - 80 triệu. Công nhân lao động, thợ xây có kinh nghiệm và danh tiếng tốt thường nhận công trình với mức lương từ 500.000 đồng/ngày trở lên.
Có nhiều vai trò công việc trong ngành xây dựng. Một số vị trí phổ biến nhất bao gồm:
Ngành xây dựng cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho rất nhiều đối tượng, từ người có trình độ, bằng cấp chuyên môn đến những lao động phổ thông, công nhân. Tuỳ thuộc vào khả năng của mình, bạn có thể xin vào công ty xây dựng, nhà thầu, công ty cung ứng vật tư xây dựng, các công trường, cơ quan nhà nước quản lý xây dựng, quy hoạch,...
Công nhân xây dựng có tay nghề cũng có thể cân nhắc đi làm việc tại các thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Dubai,... Rất nhiều công ty lao động xuất khẩu tuyển những vị trí này.
Thời gian thăng chức đối với các vị trí khác nhau trong ngành xây dựng cũng khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và thành quả công việc của bạn. Thông thường, bạn sẽ mất khoảng 5 - 7 năm để trở thành giám sát thi công, giám sát công trường và trên 10 năm để làm quản lý dự án xây dựng (các vị trí cần trình độ chuyên môn).
Đối với công nhân lao động hay thợ mộc, thợ nề,... bạn cũng sẽ mất trên 5 năm để có thể tự đứng ra làm chủ, nhận công trình nhỏ hoặc làm với nhà thầu.
Tuỳ thuộc vào công việc cụ thể của bạn trong ngành xây dựng mà bạn có thể cân nhắc kiếm thêm thu nhập. Các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có thể nhận thiết kế các dự án nhỏ từ bên ngoài, trong khi công nhân xây dựng có thể làm thêm các nhiệm vụ hỗ trợ tại công trường để tăng thu nhập (nhận vật tư, nguyên vật liệu xây dựng khi có xe chở hàng đến, vận chuyển vào kho,...).
Cơ hội và thách thức khi theo đuổi ngành xây dựng
An toàn lao động vẫn là một vấn đề gây khó khăn cho ngành xây dựng. Trong nhiều năm, xây dựng luôn là một trong những ngành thường xuyên xảy ra tai nạn chết người.Số lượng người bị thương tích và bệnh tật tại nơi làm việc vẫn liên tục dẫn đầu trong nhiều năm. Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh khỏi các tai nạn, thương tiện nên là ưu tiên hàng đầu.
Rất nhiều người bị thương tích do tai nạn lao động cần phải nghỉ làm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của người đó mà còn dẫn tới giảm năng suất công việc.
Do đó, các nhà thầu, những người có trình độ, kỹ năng chuyên môn như quản lý dự án xây dựng nên tiến hành những chương trình đào tạo về an toàn lao động để giữ an toàn cho công nhân và chính bản thân mình trên công trường. Huấn luyện an toàn không nên qua loa mà phải tiến hành liên tục để nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hành làm việc an toàn và củng cố những bài học trước.
Nhìn chung, ngành xây dựng nổi tiếng là chậm chạp trong việc áp dụng các công nghệ mới. Vô số nghiên cứu và khảo sát trong những năm qua đã chỉ ra rằng các nhà thầu lớn đã vẫn chưa đầu tư đúng mức vào công nghệ mặc dù họ thừa nhận nhiều lợi ích mà công nghệ có thể mang lại để điều hành và quản lý các dự án xây dựng.
BIM, viễn thông, thiết bị di động và ứng dụng phần mềm đều đã được sử dụng trong ngành xây dựng ở một số nơi. Dần dần, các công nghệ mới nổi như VR và AR, robot, máy bay không người lái, in 3D, Internet vạn vật (IoT), thiết bị đeo và xe tự hành đều được điều chỉnh để sử dụng trong ngành xây dựng. Người lao động cần phải tìm cách thích nghi với những tiến bộ khoa học công nghệ này.
BIM, VR, phần mềm quản lý dự án và thiết bị di động có thể giúp lập kế hoạch cũng như giao tiếp và hợp tác, dẫn đến năng suất tốt hơn. Máy bay không người lái và thiết bị đeo được sử dụng để giám sát công nhân và giữ an toàn cho họ. VR đang được sử dụng để đào tạo công nhân trong môi trường an toàn.
Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu tìm việc cho ngành xây dựng có thể tham khảo thêm những việc làm khác như, tìm việc làm chỉ huy trưởng, kỹ sư xây dựng, nhân viên xây dựng, kiểm soát công trình... Tất cả những việc làm và vị trí khác nhau đều có yêu cầu cũng như những vấn đề liên quan, các bạn tìm hiểu chi tiết sẽ dễ dàng lựa chọn và đưa ra sự lựa chọn công việc tốt nhất cho bản thân mình.
Ngành xây dựng là một ngành có mức lương ổn, nhiều cơ hội việc làm trong tương lai nhưng môi trường làm việc có thể có nhiều căng thẳng và áp lực. Bạn cần suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có theo đuổi sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này hay không. Cùng với đó, những bạn trẻ yêu thích công việc này mà chưa biết học ngành nào, thi khối gì để trở thành kỹ sư xây dựng thì hãy theo dõi bài viết JOBOKO chia sẻ nhé.
MỤC LỤC:
1. Nhu cầu của thị trường
2. Thời gian thử việc
3. Mức lương khởi điểm
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
5. Cơ hội sự nghiệp của ngành xây dựng
6. Khi nào thì được thăng chức?
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
8. Thách thức
Đọc thêm: Học kinh tế xây dựng ra làm gì? học những gì? ở đâu tốt?
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng