Những lỗi cơ bản cần tránh khi tạo CV online

09/12/2022 16:30
Để có cơ hội được phỏng vấn với nhà tuyển dụng, mỗi ứng viên đều cần chuẩn bị cho mình một bản CV chỉn chu nhất có thể, đặc biệt là tránh mắc những lỗi cơ bản. Bởi khi tạo CV online, dù chỉ là những sai sót nhỏ cũng có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Trong quá trình phỏng vấn, một CV ấn tượng là điểm cộng rất lớn cho ứng viên. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay có nhiều kinh nghiệm thì việc chuẩn bị CV kỹ càng trước khi gửi là điều cần thiết. Hãy cùng Joboko.com tìm hiểu những lỗi cơ bản cần tránh khi tạo CV nhé.

Cần tránh những lỗi nào khi tạo CV online?

1. Lỗi chính tả và ngữ pháp

Khi nhà tuyển dụng nhận được một bản CV với các lỗi chính tả và ngữ pháp, có thể họ sẽ đánh giá ứng viên là người thiếu kỹ năng viết lách cơ bản hoặc không quá quan tâm đến công việc này và loại hồ sơ của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng CV online của mình trước khi gửi đi để tránh những sai sót không đáng có.

2. Thiếu chi tiết cụ thể

Không chỉ liệt kê kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển, ứng viên cũng cần cung cấp thêm một số thông tin cụ thể liên quan đến kinh nghiệm đó để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những gì bạn đã làm trước đây.

Ví dụ, cùng một kinh nghiệm làm việc tại nhà hàng, ứng viên có thể viết theo hai cách: "Làm việc với nhân viên trong môi trường nhà hàng" hoặc "Đã tuyển dụng, thuê, đào tạo và giám sát hơn 20 nhân viên trong một nhà hàng với doanh thu hàng năm 2 triệu đô la". Dễ dàng nhận thấy với các chi tiết cụ thể của câu phía sau sẽ có nhiều khả năng thu hút nhà tuyển dụng hơn.

3. Sử dụng một CV để ứng tuyển nhiều chỗ

Bất cứ khi nào bạn sử dụng một CV chung chung để gửi cho tất cả các nhà tuyển dụng thì kết quả thường sẽ không được như ý muốn. Đối với mỗi vị trí ứng tuyển, ứng viên cần tạo một bản CV riêng cùng những kinh nghiệm phù hợp với vị trí đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định xem liệu bạn có đáp ứng được những yêu cầu họ mong đợi ở ứng viên hay không.

4. Cách diễn đạt không hiệu quả

Ứng viên cần nêu bật các kỹ năng và kiến thức của mình để cho nhà tuyển dụng thấy bạn giỏi như thế nào trong công việc. Tuy nhiên, cách bạn diễn đạt những kinh nghiệm sao cho nổi bật và thu hút cũng rất quan trọng.

Ví dụ, thay vì viết "Đã tham dự cuộc họp nhóm và ghi lại thời gian", ứng viên có thể sửa thành "Đã ghi chép biên bản cuộc họp hàng tuần và tổng hợp trong một tệp của Microsoft Word để sử dụng cho các công việc trong tương lai".

5. CV quá dài

Với một bản CV online, đừng cố gắng liệt kê mọi thứ bạn có mà chỉ nên gói gọn tối đa trong hai trang giấy. Nên nhớ chỉ nên đề cập đến những thông tin cần thiết và làm nổi bật những kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển gần đây nhất.

6. Bản tóm tắt chuyên môn không thu hút

Những bản CV có bản tóm tắt chuyên môn mơ hồ, chung chung sẽ không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy, hãy cung cấp những chi tiết cụ thể để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Ví dụ, bạn có thể viết bản tóm tắt như sau: "Vị trí Giám đốc marketing, xây dựng và phát triển các chiến dịch marketing, góp phần làm tăng 50% giá trị cổ phiếu".

Những lưu ý cho ứng viên khi tạo CV online để tránh mắc lỗi

7. Thiếu động từ

Khi đề cập đến kinh nghiệm của mình, ứng viên nên tránh sử dụng các cụm từ như "chịu trách nhiệm về". Thay vào đó, hãy sử dụng các động từ chỉ hành động để thể hiện sự chủ động của bạn trong công việc. Ví dụ:

  • Giải đáp các câu hỏi / thắc mắc của người dùng về các vấn đề liên quan đến phần mềm, công nghệ.
  • Tăng 20% số lượt truy cập tìm kiếm so với năm trước.
  • Phát triển một chương trình đào tạo nhân sự toàn diện cho nhân viên mới.

8. Bỏ sót thông tin quan trọng

Thông thường, ứng viên sẽ có xu hướng không đề cập đến những việc làm thêm khi còn đang đi học. Tuy nhiên, những kỹ năng mềm bạn có được từ những công việc này như quản lý thời gian hay đạo đức làm việc lại quan trọng đối với nhà tuyển dụng hơn bạn nghĩ.

9. Trình bày CV thiếu chuyên nghiệp

Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không muốn đọc những bản CV với quá nhiều phông chữ và cỡ chữ khác nhau. Vì vậy, trước khi gửi CV đi, hãy nhờ một người bạn đáng tin cậy đọc lại và nếu phát hiện bất cứ lỗi sai nào hãy sửa ngay lập tức.

10. Thông tin liên hệ không chính xác

Ngay cả khi đã chuẩn bị một bản CV chuyên nghiệp và ấn tượng nhất thì bạn có thể vẫn sẽ không nhận được bất cứ cuộc gọi hẹn phỏng vấn nào đến từ nhà tuyển dụng nếu viết sai số điện thoại. Do đó, hãy kiểm tra thật cẩn thận dù là những chi tiết nhỏ nhất trước khi gửi CV đi.

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh như hiện nay, chuẩn bị một bản CV kỹ lưỡng và cẩn thận là vô cùng cần thiết để lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng. Do đó, để hạn chế tối đa những lỗi cơ bản phía trên, bạn có thể tham khảo những chia sẻ hữu ích của Joboko.com - nền tảng tuyển dụng toàn cầu có tính năng tạo CV chuyên nghiệp nhiều người tìm việc tin dùng.

MỤC LỤC:
1. Lỗi chính tả và ngữ pháp
2. Thiếu chi tiết cụ thể
3. Sử dụng một CV để ứng tuyển nhiều chỗ
4. Cách diễn đạt không hiệu quả
5. CV quá dài
6. Bản tóm tắt chuyên môn không thu hút
7. Thiếu động từ
8. Bỏ sót thông tin quan trọng
9. Trình bày CV thiếu chuyên nghiệp
10. Thông tin liên hệ không chính xác

Đọc thêm: Cách chọn mẫu khi làm CV online

Đọc thêm: Làm CV online cần lưu ý những gì?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888