Với sự phát triển của internet, ứng viên có thể dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn cách viết CV xin việc ở rất nhiều nguồn như website, mạng xã hội,... Tuy nhiên, đôi khi việc tham khảo quá nhiều thông tin sẽ khiến bạn bị quá tải, và khiến CV của mình không có điểm nào đặc biệt, cho thấy cá tính, phong cách, hay thể hiện được thế mạnh để nổi bật hơn ứng viên khác. Sự quá tải này thể hiện rõ nhất qua các sáo ngữ mà gần như CV nào cũng có.
Cần tránh những từ khóa nào trong CV để gây ấn tượng tốt?
Sáo ngữ trong CV xin việc là những từ, cụm từ sáo rỗng thường được sử dụng để ứng viên tự khẳng định bản thân một cách chung chung, trừu tượng - và gần như xuất hiện trong hầu hết các bản CV ứng tuyển, chẳng hạn như "làm tốt", "đam mê", "cố gắng",...
Việc dùng sáo ngữ trong CV ứng tuyển (và thư xin việc) vẫn có ít nhiều giá trị nhưng theo thời gian, nhà tuyển dụng ngày càng "ngán ngẩm" với việc ứng viên nào cũng khẳng định suông, không chứng minh được năng lực thực tế. Vì thế, đưa các sáo ngữ vào CV xin việc đã trở thành một lựa chọn không nên, có thể khiến hình ảnh ứng viên của bạn "chìm nghỉm" trong "bể" hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận được.
Thống kê cho thấy "Đam mê" là một trong những từ khóa thông dụng nhất mà ứng viên sử dụng trong CV xin việc. Việc sử dụng từ này không sai, nhưng cần đảm bảo rằng niềm đam mê đó của bạn thực sự liên quan đến vị trí ứng tuyển và chỉ nên viết trong phần mục tiêu nghề nghiệp. Bên cạnh đó, sở dĩ "Đam mê" được coi là sáo ngữ không nên lạm dụng trong CV là vì nó rất chung chung, không thể đo lường được.
Việc đề cập cụm từ "Kỹ năng giao tiếp tốt", "Kỹ năng nói và viết tốt" trong CV không phải điều gì mới lạ. Thực tế, việc trích dẫn các sáo ngữ như vậy cũng không đem lại nhiều hiệu quả. Lý do là vì kỹ năng giao tiếp bằng văn bản của ứng viên sẽ được đánh giá ngay lập tức thông qua cách họ giao tiếp với nhà tuyển dụng bằng CV xin việc.
Về phần kỹ năng nói, ứng viên có thể trình bày thể hiện qua những kinh nghiệm làm việc ở vị trí dẫn dắt hoặc cần giao tiếp nhiều với khách hàng và đã làm tốt thế nào. Dù vậy, nếu các công việc làm mà giao tiếp ảnh hưởng nhiều thì vẫn có thể viết kỹ năng giao tiếp vào CV.
Nhiều ứng viên không ngần ngại khẳng định mình là một "ứng viên lý tưởng" trong CV xin việc. Tuy nhiên ranh giới giữa sự tự tin và kiêu ngạo là rất nhỏ. Bạn có phải là ứng viên lý tưởng hay không thì không phải bạn tự khẳng định là được mà còn phải dựa vào đánh giá thực tế của nhà tuyển dụng.
Vì thế nếu đã "dám" đưa ra khẳng định như vậy, bạn cần chứng minh mình thực sự là một ứng viên tiềm năng bằng kinh nghiệm và kiến thức mà nhà tuyển dụng yêu cầu (qua phần kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn). Ngược lại, nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm và năng lực làm việc còn hạn chế, tốt hơn hết bạn nên viết trong CV xin việc các cụm từ khóa như "học hỏi nhanh", "thích nghi tốt", "cầu tiến",... thì hơn.
Việc "đánh bóng" CV xin việc để thêm ấn tượng, nhà tuyển dụng có thể hiểu và chấp nhận ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn viết sáo ngữ như khẳng định "có thể" làm việc nhóm và làm việc độc lập đều tốt thì có thể khiến nhà tuyển dụng có phần nghi ngại.
Thay vì chỉ nói suông rằng mình có khả năng "làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt" để hy vọng đáp ứng đủ các tiêu chí của công việc, ứng viên hãy đưa ra những minh chứng về các thành quả đã đạt được khi làm việc dưới 2 hình thức này. Ví dụ như bạn đã tham gia dự án nào, quy mô ra sao, làm với bao nhiêu người,...
Một số từ khóa cần tránh để CV ngắn gọn, súc tích, hiệu quả
Không phải ai cho rằng mình năng động cũng thật sự là một người tràn đầy năng lượng khi làm việc. Có rất nhiều ứng viên ghi những sáo ngữ như "Năng động", "Tích cực", "Hào hứng",... như vậy trong CV một cách khá máy móc mà không hiểu thực sự ý nghĩa của việc "năng động" tại nơi làm việc là như thế nào.
Và thay vì chỉ bổ sung từ khóa "Năng động" vào CV xin việc, tốt hơn hết ứng viên nên trình bày chi tiết cách mình đã có thành tích thế nào, cải thiện hiệu suất làm việc ra sao và đâu là các bước bạn đã thực hiện để tự học hỏi và phát triển kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
Động lực làm việc của một nhân viên thể hiện ở thành quả mà họ đem lại cho công ty. Một người chỉ biết nói mình là nhân viên biết cách khơi dậy nguồn hứng khởi khi làm việc thì thực chất cũng có thể là người lười biếng và thực chất chẳng có hứng thú gì với công việc. Để có được sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng, bạn cần cho thấy mình đã xây dựng động lực như thế nào - ví dụ như bằng cách đặt mục tiêu nghề nghiệp để phấn đấu, duy trì sự học để phát triển kiến thức, kỹ năng.
Một lưu ý khác cho bạn là khi viết CV xin việc, không chỉ cần hạn chế các sáo ngữ mà còn cần hạn chế viết các từ ngữ mô tả sở thích không liên quan tới công việc, và đặc biệt tránh sở thích không lành mạnh, kỳ lạ.
Khi nói về sở thích của bản thân, hãy đảm bảo bạn đề cập đến những hoạt động nổi bật và liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu bạn là chủ tịch câu lạc bộ trong trường - nghĩa là bạn có kỹ năng lãnh đạo; hoặc có khả năng hạt, chơi nhạc xuất sắc - bạn có năng khiếu cho công việc về truyền thông nội bộ, hành chính nhân sự,... Nếu vậy, hãy đề cập những sở thích này trong CV.
Muốn tạo CV ứng tuyển đẹp và chuyên nghiệp từ hình thức tới nội dung, trước hết bạn nên tránh các sáo ngữ khiến mình có vẻ "không mấy đáng tin" trong mắt nhà tuyển dụng. Sau đó, cũng đừng quên tham khảo cách viết CV xin việc với hướng dẫn chi tiết, đầy đủ cho từng vị trí việc làm, ngành nghề cụ thể trên JobOKO để tạo CV Pro, chuẩn, xin việc thành công nhé.
Đưa sáo ngữ vào trong CV không hoàn toàn là xấu nhưng không nên lạm dụng vì sẽ khiến tổng thể CV xin việc của bạn thiếu thu hút. Thay thế các từ và cụm từ không có mấy ý nghĩa ở trên thành các từ khóa liên quan nhất tới công việc, các câu chủ động sẽ đảm bảo CV của bạn tỏa sáng.
MỤC LỤC:
1. Thế nào là sáo ngữ trong CV xin việc?
2. Top các sáo ngữ vô nghĩa ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc
Đọc thêm: Top 5 từ khóa không nên lạm dụng trong CV xin việc
Đọc thêm: Mẹo sử dụng từ khóa trong CV xin việc để nhà tuyển dụng đọc không rời mắt