On-Demand Economy là gì? Nền kinh tế theo yêu cầu vận hành như thế nào?

01/07/2020 12:30
Khái niệm On-Demand Economy (nền kinh tế theo yêu cầu) đang được sử dụng ngày càng phổ biến để thay thế cho khái niệm Open Economy. Vậy, bạn có đang thắc mắc On-Demand Economy là gì? Nền kinh tế On-Demand Economy vận hành như thế nào? Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ngày càng có nhiều người nói về khái niệm On-Demand Economy (nền kinh tế theo yêu cầu), một hình thức làm việc mà người lao động kết nối với khách hàng của họ để thực hiện các công việc cần thiết trên cơ sở tạm thời. Trong bài viết này, hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu On-Demand Economy là gì, nó vận hành như thế nào và làm thế nào để gây dựng sự nghiệp trong mô hình kinh tế này nhé.

On-Demand Economy là gì nhiều người thắc mắc

1. On-Demand Economy là gì?

On-Demand Economy (Nền kinh tế theo yêu cầu) được định nghĩa là hoạt động kinh tế tạo ra bởi thị trường thương mại điện tử và các công ty công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng thông qua việc tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ gần như ngay lập tức.
Nền kinh tế theo yêu cầu đôi khi cũng được gọi là nền kinh tế truy cập (access economy) và cung cấp một cách thức thuận tiện để cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho những người đang có nhu cầu sử dụng. Hiện đã có hàng ngàn công ty tham gia vào nền kinh tế theo yêu cầu này.
Thói quen và hành vi của người dùng đã thay đổi, ngày càng ưu tiên những trải nghiệm nhanh, đơn giản và hiệu quả. Điều này đã kéo theo sự phát triển vô song, không gì sánh bằng của nền kinh tế theo yêu cầu. Sự thuận tiện, tốc độ và đơn giản luôn là những mối ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp nếu như muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc lấp đầy thời gian chờ và chọn đúng thời điểm phù hợp cũng sẽ giúp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của họ và giúp các công ty đứng vững hơn trong mô hình kinh tế mới.

2. Nền kinh tế theo yêu cầu vận hành như thế nào?

Nền kinh tế theo yêu cầu vận hành bằng cách sử dụng công nghệ để kết nối nhà cung cấp với khách hàng. Những ví dụ điển hình phải kể đến dịch vụ giao đồ ăn nhanh, xe ôm công nghệ,...
Việc kết nối giữa nhà cung cấp và khách hàng thường diễn ra thông qua các dịch vụ công nghệ như một website hay ứng dụng thông minh. Cả hai bên đều sẽ phải đăng kí tài khoản để sử dụng dịch vụ này. Sau đó, bất cứ khi nào khách hàng cần sử dụng dịch vụ, họ sẽ mở ứng dụng lên, nhập thông tin và gửi đi yêu cầu để được kết nối với nhà cung cấp dịch vụ.
Nhà cung cấp dịch vụ sau đó sẽ nhận được thông báo qua ứng dụng rằng có người đang cần sử dụng dịch vụ của họ và sẽ chuẩn bị nguồn lực để cung cấp dịch vụ này. Sau khi hoàn thành, việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua công ty công nghệ. Điều này sẽ giúp đảm bảo không có bất cứ thông tin cá nhân nào bị rò rỉ hay được chia sẻ giữa hai bên bởi vì khi đó, công ty công nghệ đã đóng vai trò là một trung tâm trung gian để bảo vệ thông tin của người dùng.
Sau khi việc cung cấp dịch vụ được hoàn tất, hai bên sẽ nhận được thông báo yêu cầu đưa ra phản hồi cũng như chấm điểm đối phương. Điều này sẽ nhằm mục đích nâng cấp hệ thống và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Cách vận hành của On-Demand Economy

3. Ví dụ về nền kinh tế theo yêu cầu

Rất nhiều dịch vụ mà chúng ta đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đều là những ví dụ về nền kinh tế theo yêu cầu. Các dịch vụ xe ôm công nghệ như Grab, Go-Viet hay Bee cũng như dịch vụ giao đồ ăn nhanh của Now, Loship,... đều là các ví dụ điển hình về On-Demand Economy.
Các ngành nghề hiện đang hoạt động theo mô hình nền kinh tế theo yêu cầu phải kể đến kinh doanh dịch vụ, du lịch, giáo dục, giao hàng, vận tải, chăm sóc thú cưng, dịch vụ gia đình, sức khỏe và sắc đẹp, bán vé máy bay và đặt khách sạn,... Hiện có tới hàng trăm, nếu như không muốn nói là hàng nghìn doanh nghiệp đã tham gia vào mô hình On-Demand Economy. Mỗi tháng, lại có thêm nhiều công ty mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của mô hình này.

4. Những lợi ích của nền kinh tế theo yêu cầu

Nền kinh tế theo yêu cầu mang đến cho các cá nhân, doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau, chủ yếu là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo thời gian thực cũng như tìm kiếm nhà cung cấp uy tín một cách dễ dàng và thuận tiện.
Các doanh nghiệp cũng yêu thích nền kinh tế theo yêu cầu bởi nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, nó tạo điều kiện để họ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả trên quy mô rộng. Mô hình này cũng mang lại cho họ một mức lợi nhuận đáng kinh ngạc mà không tốn nhiều chi phí ban đầu như các mô hình kinh doanh truyền thống khác.
Hơn nữa, các công ty cũng sẽ không phải tuyển dụng, đào tạo hay lo lắng về phúc lợi cho nhân viên bởi tất cả công việc đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ.

Một điểm trừ duy nhất của mô hình On-Demand Economy là yêu cầu rất cao trong việc duy trì và đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Các cuộc tấn công trên nền tảng trực tuyến diễn ra ngày càng nhiều đã đặt ra yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu và thông tin người dùng. Các công ty sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ cho việc này nếu như muốn tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.
Về phía nhà cung cấp dịch vụ, nền kinh tế theo yêu cầu cho phép họ tận dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập. Họ có thể lựa chọn làm việc nhiều hay ít tùy ý và sẽ được trả tiền ngay sau khi cung cấp dịch vụ. Họ cũng sẽ không phải lo lắng về việc tìm đầu ra cho sản phẩm hay khách hàng tiềm năng bởi các ứng dụng đã cung cấp một nguồn khách hàng khá ổn định.
Tuy nhiên, On-Demand Economy cũng có tác động tiêu cực đối với các nhà cung cấp dịch vụ khi không thể đảm bảo khối lượng công việc cố định. Điều này sẽ khiến họ gặp khó khăn trong việc xoay vòng nguồn vốn. Một thách thức khác là các nhà cung cấp dịch vụ cũng thường là người lao động độc lập và sẽ phải nộp thuế thu nhập cho nhà nước. Việc kê khai và nộp thuế sẽ trở nên phức tạp khi mà một nhà cung cấp làm việc với nhiều nền tảng/ứng dụng công nghệ khác nhau.

Ưu điểm của mô hình On-Demand Economy

5. Làm thế nào để tham gia vào On-Demand Economy?

Đối với các công ty công nghệ, việc đảm bảo trải nghiệm người dùng xuyên suốt với sự đơn giản và tiện lợi sẽ là ưu tiên hàng đầu nếu muốn tham gia vào nền kinh tế theo yêu cầu.
Về phía người dùng, hãy luôn bảo vệ thông tin cá nhân cũng như tham gia nhận xét, đánh giá một cách công bằng đối với các nền tảng kết nối và nhà cung cấp dịch vụ. Yếu tố công bằng là một phần quan trọng của nền kinh tế theo yêu cầu và điều này phần lớn là do quyết định của những người sử dụng dịch vụ.
Đối với những nhà cung cấp dịch vụ, điều quan trọng là phải trung thực và cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Cũng giống như đối với người tiêu dùng, cách tốt nhất là tham gia đánh giá và chấm điểm một cách trung thực và công bằng.
On-Demand Economy đã và đang trở thành một trong những mô hình thương mại phát triển nhanh và mạnh nhất kể từ khi thương mại điện tử ra đời. Người tiêu dùng mong muốn tìm kiếm những dịch vụ đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng còn các nhà cung cấp dịch vụ cũng luôn cố gắng hết mình để đáp ứng những yêu cầu này. Trong tương lai không xa, gần như tất cả nhu cầu và mong muốn của con người đều sẽ được đáp ứng chỉ với một cú chạm màn hình nhờ vào sự phát triển của On-Demand Economy.

Thương mại điện tử: Liệu có hot và thu nhập tốt không?

Song song với On-Demand Economy là sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Mặc dù thương mại điện tử khá hot hiện nay nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu tương lai, ngành này có cơ hội phát triển hay không. Với những ai chưa nắm rõ được triển vọng phát triển của ngành thương mại điện tử thì những thông tin được cập nhật trong bài viết sẽ vô cùng hữu ích với bạn.

MỤC LỤC:
1. On-Demand Economy là gì?
2. Nền kinh tế theo yêu cầu vận hành như thế nào?
3. Ví dụ về nền kinh tế theo yêu cầu
4. Những lợi ích của nền kinh tế theo yêu cầu
5. Làm thế nào để tham gia vào On-Demand Economy?

Đọc thêm: Làm Grab có chuyển qua làm nhân viên giao nhận hàng được không?

Đọc thêm: Vai trò của công nghệ trong tuyển dụng nhân sự

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888