Tuyển Property Manager

29/02/2020 08:15
Đảm nhận vai trò quan trọng, Property Manager là công việc nhiều người theo đuổi. Không chỉ mang đến cho bạn mức thu nhập hấp dẫn, công việc này còn mang đến cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Vậy Property Manager thường làm gì? Muốn trở thành quản lý tài sản chuyên nghiệp, bạn cần sở hữu kỹ năng gì? Bài viết dưới đây vô cùng hữu ích cho các công ty tuyển Property Manager cũng như ứng viên tìm việc làm vị trí này.

Property Manager là tên tiếng Anh của vị trí quản lý tài sản. Đây là công việc vô cùng quan trọng trong các công ty, có mức thu nhập cao và đãi ngộ tốt. Nhiệm vụ chính của Property Manager là gì và những yêu cầu đối với công việc này như thế nào?
Xem việc làm Property Manager lương cao, thưởng hấp dẫn

property manager

Làm thế nào để tuyển Property Manager trình độ cao?

Mục lục

I. Tổng quan về Property Manager
1. Property Manager là gì?
2. Mô tả công việc Property Manager
3. Yêu cầu công việc của Property Manager
II. Mức lương của Property Manager
III. Property Manager cần có những kỹ năng gì?

1. Hiểu quy tắc, quy định về quản lý tài sản
2. Kỹ năng máy tính, cơ sở dữ liệu
3. Nhanh nhạy, hiểu tâm lý khách hàng và người thuê
4. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình
IV. Chuẩn bị gì khi xin việc Property Manager?

I. Tổng quan về Property Manager

1. Property Manager là gì?

Property manager (Quản lý tài sản) là một cá nhân hoặc công ty được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tài sản khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tài sản.

2. Mô tả công việc Property Manager

Property Manager thường phụ trách các công việc sau:
  • Quản lý tất cả các khía cạnh của tài sản được giao.
  • Thiết kế kế hoạch kinh doanh cho các tài sản được giao phù hợp với từng khách hàng.
  • Kiểm tra và sắp xếp bảo trì để đáp ứng các tiêu chuẩn.
  • Duy trì mối quan hệ tích cực, hiệu quả với người thuê bất động sản.
  • Đàm phán hợp đồng thuê/hợp đồng với các nhà thầu một cách kịp thời và đáng tin cậy.
  • Quảng cáo và tiếp thị các không gian trống để thu hút khách thuê.
  • Thu thập các khoản phí phải thu và xử lý chi phí hoạt động.
  • Phát triển và quản lý ngân sách hàng năm bằng cách dự báo các yêu cầu và phân tích phương sai, dữ liệu, xu hướng.
  • Hoàn thành mục tiêu tài chính và báo cáo định kỳ về hiệu quả tài chính.
property manager
Việc làm Property Manager nhiều bạn trẻ theo đuổi

3. Yêu cầu công việc

Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên Property Manager đáp ứng được các yêu cầu sau:
  • Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kinh tế, v.v.
  • Kinh nghiệm làm việc trong vị trí quản lý tài sản.

II. Mức lương của Property Manager

Tuỳ thuộc vào khối tài sản được giao quản lý mà thu nhập của vị trí Property Manager có thể khác nhau. Các nhà phân tích dự đoán nhu cầu đối với công việc này ngày càng tăng, dẫn đến khả năng mức lương của họ cũng có thể tăng từ 40 - 45%.

III. Property Manager cần có những kỹ năng gì?

Property manager cần có trình độ, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cần thiết để xử lý tốt các tài sản của khách hàng, duy trì điều kiện của các bất động sản và tăng doanh thu cho khách hàng.

1. Hiểu quy tắc, quy định về quản lý tài sản

Property Manager cần phải hiểu rõ về quản lý tài sản và các khía cạnh tài chính liên quan. Chủ sở hữu tài sản muốn Property Manager là một chuyên gia, đáng tin cậy.

2. Kỹ năng máy tính, cơ sở dữ liệu

Kỹ năng máy tính (MS Office), làm việc với cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý, phân tích, thống kê sẽ giúp nhà quản lý tài sản đơn giản hoá quá trình xử lý, đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hãy trau dồi kỹ năng công nghệ thật tốt để ứng dụng vào công việc đạt hiệu quả cao nhé.

3. Nhanh nhạy, hiểu tâm lý chủ tài sản và người thuê

Quản lý tài sản là người làm việc trung gian, cam kết quản lý tốt tài sản của khách hàng bằng cách cho những người có nhu cầu sử dụng thuê lại. Vì vậy, họ phải có sự nhanh nhạy, hiểu tâm lý của cả 2 bên liên quan.

4. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình giúp Property Manager tiếp cận, kết nối, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với chủ tài sản và khách thuê tài sản. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng thuyết trình nhằm cải thiện theo hướng tích cực, bạn đọc tham khảo bài viết nhé.

property manager
Các công ty luôn chú trọng đến kỹ năng ứng viên khi tuyển Property Manager

IV. Chuẩn bị gì khi xin việc Property Manager

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến dành cho việc làm Property Manager mà nhà tuyển dụng có thể đề cập đến trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể chuẩn bị trước đáp án để gia tăng cơ hội có được công việc mơ ước.
  • Bạn giám sát hoạt động hàng ngày tại ở các cơ sở bất động sản được giao quản lý như thế nào?
  • Bạn xác định mức giá thuê phù hợp như thế nào?
  • Phương pháp giải quyết tranh chấp của bạn là gì?
  • Theo bạn, cách hiệu quả nhất để thu hút người thuê mới là gì?
  • Bạn thường liên hệ với các công ty nào khi thực hiện dự án bảo trì?
  • Bạn có sử dụng phần mềm quản lý tài sản cho mục đích lưu giữ hồ sơ không? Bạn giữ những loại hồ sơ nào?
  • Theo quan điểm của bạn, các yếu tố quan trọng nhất của việc giữ gìn, quản lý tài sản mang lại lợi nhuận là gì?
  • Đã bao giờ bạn phải đối phó với một người thuê quậy phá chưa? Bạn khắc phục tình hình như thế nào?
  • Từ trước tới nay, bạn đã trục xuất bao nhiêu người thuê?
  • Bạn từng sử dụng những dịch vụ pháp lý nào?

Bên cạnh vị trí Property Manager thì bạn cũng có thể tham khảo nhiều công việc khác như General Manager, Operation Manager,... Những vị trí này đều được nhà tuyển dụng chú trọng và có mức thu nhập tốt, tuy nhiên yêu cầu công việc từng vị trí mang đặc trưng riêng. Vì vậy, tùy theo khả năng và sở thích mà bạn lựa chọn việc làm phù hợp với mình.

tin mới

Giám đốc phát triển kinh doanh: Mức lương, yêu cầu ra sao?

Giám đốc phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm truyền đạt thông tin về sản phẩm cho khách hàng và đối tác của công ty. Thu nhập của họ có thể lên đến 50 triệu đồng mỗi tháng.

07/06/2024 14:30

Giám đốc phát triển kinh doanh: Mức lương, yêu cầu ra sao?

Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Trở thành Quản lý cửa hàng nghĩa là bạn có năng lực, nhận lương cao và nhiều cơ hội nhưng muốn thành công trong vai trò này thì bạn phải rèn luyện được những kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ là tiền đề để bạn áp dụng vào công việc, từ đó đạt hiệu quả quản lý, kinh doanh cao và trụ vững được với nghề.

21/09/2022 03:38

Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Thăng tiến lên Quản lý sản xuất là một bước tiến lớn trong sự nghiệp không chỉ vì "quyền lực" hiện tại mà còn tạo tiền đề để bạn phát triển lên các vị trí cao hơn. Để có cơ hội đảm nhận vị trí Quản lý sản xuất, bạn cần trang bị cho mình những gì? Câu trả lời sẽ được JOBOKO chia sẻ chi tiết trong bài viết.

20/09/2022 10:32

Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý sản phẩm

Quản lý sản phẩm từ lâu đã là một trong những công việc được săn đón nhất, không chỉ bởi mức lương hấp dẫn mà còn cả cơ hội thăng tiến đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi xin việc làm quản lý sản phẩm bởi công việc đòi hỏi khá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau.

14/09/2022 14:18

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý sản phẩm

Safety Manager là gì? kỹ năng cần có ra sao?

Trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay thì vị trí Safety Manager (Quản lý an toàn) đóng vai trò quan trọng. Công việc này đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn nên không phải ai cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn có ý định ứng tuyển thì hãy cùng tìm hiểu yêu cầu công việc, kỹ năng cần có của Safety Manager trong bài viết sau.

02/09/2022 10:58

Safety Manager là gì? kỹ năng cần có ra sao?

Kỹ năng cần có của Nhân viên Quản lý dự án

Quản lý dự án bao gồm rất nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau nên nó yêu cầu người thực hiện phải có năng lực chuyên môn và sự chuyên nghiệp. Dù vậy, trở thành một nhân viên Quản lý dự án có thể là cơ hội sự nghiệp đáng giá. Với một số kỹ năng và lưu ý, bạn có thể phát triển rất tốt từ vai trò này.

01/09/2022 07:58

Kỹ năng cần có của Nhân viên Quản lý dự án

Trưởng phòng tài chính là làm gì? Kinh nghiệm xin việc

Vị trí Trưởng phòng tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi tổ chức. Nếu bạn muốn tiến xa trong sự nghiệp và đảm nhận vị trí này, việc hiểu rõ mô tả công việc của trưởng phòng tài chính là bước không thể bỏ qua.

29/08/2022 17:01

Trưởng phòng tài chính là làm gì? Kinh nghiệm xin việc

Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?

Để các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp diễn ra hiệu quả nhất, các công ty tuyển dụng vị trí trưởng phòng vận hành khá nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên chưa thể hiểu chính xác định nghĩa trưởng phòng vận hành là làm gì, các công việc cụ thể ra sao hay mức lương, khả năng thăng tiến như thế nào.

12/06/2022 19:58

Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?

Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn

Quản lý bán hàng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm giám sát, dẫn dắt nhân viên bán hàng sao cho đảm bảo doanh thu cũng như mang đến lợi nhuận đáp ứng chỉ tiêu. Với khối lượng công việc khá lớn, nhiều Quản lý bán hàng gặp khó khăn với việc quản lý thời gian của mình.

07/05/2022 13:30

Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn

Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?

Nếu bạn là một Quản lý kinh doanh lãnh đạo một bộ phận, một nhóm nhân viên tài năng thì bạn sẽ cần làm rất nhiều việc để trở nên thực sự xuất sắc và thành công trong công việc. Một người Quản lý kinh doanh giỏi ngoài sở hữu yếu tố, phẩm chất phù hợp thì kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh cũng vô cùng quan trọng.

01/05/2022 03:39

Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.