Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra làm gì? Các trường đào tạo

16/12/2021 10:30
Lĩnh vực du lịch mặc dù bị ảnh hưởng do dịch Covid - 19 dẫn đến bị trì trệ một thời gian, tuy nhiên đây vẫn được đánh giá là nghề tiềm năng, có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Các bạn trẻ có ý định đăng ký học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhưng vẫn "mung lung" về quyết định thì hãy theo dõi những thông tin JOBOKO chia sẻ để lựa chọn ngôi trường tốt cho kỳ thi Đại học của mình nhé.

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được đào tạo tại rất nhiều trường Đại học trên khắp cả nước. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng cũng như cần nguồn nhân lực dồi dào của ngành nghề không ngừng tăng. Muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên sales tour,... các bạn trẻ ngoài trang bị cho mình kiến thức thì kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Tổ hợp xét tuyển ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm D01, C00, A00, A01, D07, D14, D15, D10, D78, D90, C02, D96, D79, D81, D82.

Các vị trí việc làm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

I. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những gì?

Tourism and Hospitality Management là tên gọi tiếng Anh của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Theo học ngành này, sinh viên sau khi tốt nghiệp, với kinh nghiệm dày dặn sẽ có thể đảm nhận các vị trí quan trọng như quản lý, điều hành hoạt động du lịch, phân công công việc cho các bộ phận phối hợp.
Người học ngành Quản trị du lịch sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn liên quan đến địa lý, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán để có thể hiểu rõ, mang đến sự hài lòng cho du khách trong nước và quốc tế cũng như đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Ngoài các môn học về chuyên môn, sinh viên cũng sẽ được trau dồi các kỹ năng hành nghề như thiết kế tour du lịch, hướng dẫn du lịch, quản lý sự kiện du lịch,...kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ,...

II. Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra làm gì?

Với bằng cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ có thể ứng tuyển vào nhiều cơ quan, tổ chức như sở ban ngành Văn hóa thể thao và du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng,... Mức lương trung bình của ngành này nhìn chung tương đối hấp dẫn, vào khoảng 5 - 15 triệu đồng/tháng. Cơ hội việc làm có nhiều triển vọng nếu các bạn có sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện bản thân. Các vị trí việc làm người học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể ứng tuyển và mức lương bao gồm:

  • Hướng dẫn viên du lịch: Đây là vị trí phổ biến trong lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Những bạn sinh viên mới tốt nghiệp cũng có thể hoàn toàn có cơ hội ứng tuyển. Mức lương khởi điểm cho hướng dẫn viên du lịch vào khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng (nội địa); 7 - 15 triệu đồng/tháng (Inbound). Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cũng có thể gia tăng thu nhập với các khoản thưởng, hoa hồng, tiền tip từ khách du lịch. Đặc biệt, nếu có kỹ năng ngoại ngữ tốt, khả năng làm thủ tục xuất nhập cảnh, xử lý sự cố phát sinh, trở thành hướng dẫn viên Outbound thì bạn cũng có thể nhận mức lương lên tới 50 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên sales tour: Bạn có thể làm việc tại các công ty du lịch trong và ngoài nước. Thu nhập của nhân viên sales tour phụ thuộc vào doanh số. Tuy nhiên, mức lương trung bình vào khoảng 8 triệu đồng/tháng, khoảng lương phổ biến là 6 - 11 triệu/tháng với 1 - 2 năm kinh nghiệm.
  • Nhân viên tổ chức sự kiện, hội nghị du lịch: Mỗi chuyến đi của du khách theo tour sẽ có những chương trình, trò chơi teambuilding,... Vì vậy, học ngành Quản trị du lịch và lữ hành thì bạn cũng có thể tự tin làm nhân viên tổ chức sự kiện, MC trong các công ty du lịch trong và ngoài nước. Mức lương của vị trí này khá cao, vào khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên điều hành tour: Lên kế hoạch tổ chức, điều hành các tour tham quan, nghỉ dưỡng từ khâu di chuyển, ăn uống cho đến khi chuyến đi thành công. Mỗi tháng, người làm nhân viên điều hành tour có thể nhận mức lương khoảng 7 - 10 triệu/tháng, chưa tính tiền tip, hoa hồng.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên: Với vị trí này, bạn có thể làm việc tại các trường đào tạo ngành du lịch hay viện nghiên cứu. Thu nhập của giảng viên ngành du lịch không cao bởi còn phụ thuộc vào bậc lương cũng như trình độ chuyên môn.

Có những trường nào đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?

III. Top các trường đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Điểm chuẩn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2020 dao động từ 14 - 33,27 điểm (ngoại ngữ nhân đôi) với mã ngành 7810103. Các bạn sinh viên cần nắm rõ học lực của mình cũng như khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn trường đào tạo phù hợp, chất lượng đầu ra tốt. Dưới đây là top các trường đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cả 3 miền Bắc - Trung - Nam để bạn đọc tham khảo.

1. Miền Bắc

  • Đại học Hà Nội.
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
  • Đại học Văn hóa Hà Nội.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Mở Hà Nội.
  • Đại học Thương Mại.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Đại học Lâm Nghiệp.
  • Đại học Hùng Vương.
  • Đại học Thủ đô Hà Nội.
  • Đại học Hòa Bình.
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam.
  • Đại học Phương Đông.
  • Đại học Đại Nam.
  • Đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên).

2. Miền Trung

  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
  • Khoa Du lịch (Đại học Huế).
  • Đại học Duy Tân.
  • Đại học Khánh Hòa.
  • Đại học Nha Trang.
  • Đại học Đà Lạt.
  • Đại học Phú Xuân.
  • Đại học Đông Á.
  • Đại học Quy Nhơn.
  • Đại học Khánh Hòa.
  • Đại học Yersin Đà Lạt.
  • Đại học Phan Thiết.
  • Đại học Hà Tĩnh.
  • Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

3. Miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
  • Đại học Tài chính - Marketing.
  • Đại học Công nghiệp - TP.HCM.
  • Đại học Văn hóa TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Văn Hiến.
  • Đại học Hoa Sen.

Những ai yêu thích học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành qua đây đã có thông tin chi tiết về cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập trung bình của từng vị trí để đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn. Học ở đâu tốt và sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc làm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Nếu có ý chí phấn đấu, nỗ lực học tập ngay từ khi mới bước vào trường, bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt sau này.

MỤC LỤC:
I. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những gì?
II. Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra làm gì?
III. Top các trường đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Đọc thêm: Top công ty du lịch uy tín, quy mô hàng đầu tại Việt Nam

Đọc thêm: Ngành du lịch - Đâu phải chỉ là "hướng dẫn viên"

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888