Trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay thì vị trí Safety Manager (
Quản lý an toàn) đóng vai trò quan trọng. Công việc này đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn nên không phải ai cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn có ý định ứng tuyển thì hãy cùng tìm hiểu yêu cầu công việc, kỹ năng cần có của Safety Manager trong bài viết sau.
Safety Manager là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và giám sát sự an toàn của nhân viên tại nơi làm việc. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo rằng công ty tuân thủ các hướng dẫn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Để biết được công việc Safety Manager có gì khác với
Business Development Manager, bạn cùng chuyên trang tuyển dụng
https://vn.joboko.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu công việc Safety Manager
1. Safety Manager là gì?
Quản lý an toàn làm việc để ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc và thúc đẩy nhận thức, giáo dục về sức khỏe và an toàn cho các nhân viên. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên tuân theo luật về sức khỏe và an toàn lao động, trong khi đại diện cho công ty xây dựng chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, quản lý an toàn cũng phải thực hiện các biện pháp để xác định các mối nguy tiềm ẩn tại nơi làm việc và cải thiện các điều kiện hiện có. Họ thường thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giám sát các thiết bị an ninh vật lý.
- Xem xét các báo cáo tai nạn.
- Áp dụng các quy trình an toàn.
- Tuân thủ luật an toàn.
- Xác định các điều kiện không an toàn.
Xem thêm: Để trở thành nhà quản lý giỏi, đây là những gì mà bạn cần 2. Công việc của Safety Manager
Tuỳ thuộc vào đặc thù công việc và quy mô doanh nghiệp, quản lý an toàn có thể đảm nhiệm các công việc khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, họ tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Phát triển và thực hiện các kế hoạch về sức khỏe, an toàn tại nơi làm việc theo hướng dẫn pháp lý.
- Chuẩn bị và thực thi các chính sách để thiết lập văn hóa về sức khỏe và an toàn.
- Đánh giá quá trình thực hành, thủ tục và chuẩn bị phương tiện xử lý rủi ro trong khi tuân thủ pháp luật.
- Tiến hành đào tạo và thuyết trình về các vấn đề sức khỏe và an toàn, cũng như phòng ngừa tai nạn.
- Giám sát việc tuân thủ chính sách và pháp luật về an toàn của nhân viên bằng cách theo sát, kiểm tra hoạt động của họ.
- Kiểm tra thiết bị và máy móc để phát hiện kịp thời các nguy cơ tại nơi làm việc.
- Điều tra các vụ tai nạn hoặc sự cố để tìm ra nguyên nhân và xử lý các yêu cầu bồi thường.
- Đề xuất giải pháp cho các vấn đề an toàn, cải thiện các biện pháp phòng ngừa.
- Lập báo cáo về tình trạng nhận thức, vấn đề phát sinh, đưa ra số liệu thống kê liên quan đến sức khỏe và an toàn.
- Hỗ trợ quản lý trong việc kiểm tra hàng năm tại nơi làm việc để đảm bảo các điều kiện an toàn và lành mạnh cho người lao động. Chuẩn bị các thông báo thích hợp để ban quản lý xem xét, loại bỏ bất kỳ mối nguy nào được xác định.
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Safety Manager
Để trở thành quản lý an toàn, ứng viên cần hoàn thành chương trình đào tạo tương xứng, có kinh nghiệm làm việc và sở hữu bộ kỹ năng phù hợp. Cụ thể:
- Kinh nghiệm làm việc như một quản lý an toàn.
- Hiểu biết sâu về hướng dẫn an toàn và sức khỏe.
- Có khả năng làm báo cáo và xây dựng chính sách liên quan về an toàn lao động.
- Kiến thức tốt về phân tích dữ liệu và đánh giá rủi ro.
- Kỹ năng tổ chức và tạo động lực.
- Kỹ năng quan sát chi tiết không thể thiếu đối với Safety Manager. Nếu bạn sở hữu kỹ năng quan sát tốt, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khi ứng tuyển.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, cả bằng lời nói và văn bản.
- Bằng cử nhân trong ngành quản lý an toàn hoặc lĩnh vực liên quan được ưu tiên.
- Khả năng thích nghi nhanh, tiếp xúc và thực hiện các quy trình mới một cách trơn tru.
- Có thể đề xuất phương pháp ngăn ngừa thương tích.
- Kỹ năng lãnh đạo vô cùng quan trọng với những người quản lý. Vì vậy, Safety Manager cũng cần đặc biệt chú trọng trong việc trau dồi cho mình kỹ năng lãnh đạo tốt để giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên hiệu quả.
- Kỹ năng giám sát.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Khả năng bao quát toàn bộ công việc.
Những kỹ năng một Safety Manager chuyên nghiệp cần có
4. Nghề nghiệp liên quan đến vị trí Safety Manager
- Điều phối viên an toàn (Safety Coordinator): Điều phối viên an toàn chịu trách nhiệm hỗ trợ quản lý an toàn trong tất cả các nhiệm vụ liên quan, bao gồm phối hợp huấn luyện an toàn và chuẩn bị chương trình đào tạo, chuẩn bị tài liệu, điều tra, xử lý các vấn đề về an toàn lao động.
- Kỹ sư sức khỏe và an toàn (Health and Safety Engineer): Các kỹ sư sức khỏe và an toàn kết hợp kiến thức về kỹ thuật và sức khỏe, an toàn để phát triển quy trình, thiết kế hệ thống bảo hộ để bảo vệ mọi người khỏi bệnh tật và thương tích, đồng thời hạn chế tài sản của công ty khỏi hư hại.
- Chuyên gia an toàn thực phẩm (Food Safety Professional): Các chuyên gia an toàn thực phẩm có trách nhiệm đảm bảo biện pháp an toàn nhất định được tuân thủ trong các ngành công nghiệp chế biến. Thông thường, vị trí này cũng yêu cầu tối thiểu bằng cử nhân.
Cùng với vị trí Safety Manager thì bạn cũng có cơ hội ứng tuyển nhiều vị trí việc làm khác như Safety Coordinator hay
Operation Manager. Tùy vào khả năng và sở thích mà bạn lựa chọn cho mình công việc phù hợp. Đặc biệt, trước khi nộp CV vào những công việc này thì bạn cần tìm hiểu kỹ
mô tả công việc để xem yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng ra sao để từ đó trau dồi, bổ sung những gì mình còn thiếu sót để đáp ứng vị trí tốt nhất.
MỤC LỤC:
1. Safety Manager là gì?
2. Công việc của Safety Manager
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Safety Manager
4. Nghề nghiệp liên quan đến vị trí Safety Manager
Đọc thêm: Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?