SKU là gì? Sử dụng SKU để làm gì?

30/07/2021 09:00
Thuật ngữ SKU có thể khá mới mẻ và xa lạ hoặc cũng có thể đã quá quen thuộc với nhiều người, chẳng hạn như những người làm bộ phận kiểm kho,... Bản chất SKU giúp cho quá trình phân loại và tìm kiếm hàng hóa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Đối với doanh nghiệp nói chung và một nhân viên kho nói riêng, các công cụ theo dõi hàng tồn kho hay mã SKU giúp ích cho họ rất nhiều trong khâu kiểm kê và theo dõi hàng hóa.

Hiểu thế nào về SKU? Dùng SKU với mục đích gì?

I. SKU là gì?

SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit (đơn vị lưu kho) là mã hàng hóa giúp cho việc tìm kiếm và phân loại sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Loại mã này thường được sử dụng để quản lý hàng tồn kho, do đó nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh bán lẻ. Thiết lập được mã SKU chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý kho hàng một cách chính xác hơn.

II. Sử dụng SKU để làm gì?

1. Theo dõi hàng tồn kho

Hàng hóa trong kho phải được theo dõi chính xác để biết được số lượng sản phẩm có sẵn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật sản phẩm tồn kho bằng hệ thống quản lý kho trên nền tảng đám mây. Nếu các sản phẩm có mã SKU thì rất dễ cho việc xác định trạng thái hàng trong kho.

2. Dễ dàng kiểm kê hàng hóa

Kiểm kê hàng hóa định kỳ là vô cùng cần thiết. Việc này nhằm đảm bảo mức tồn kho thực tế khớp với mức được lưu lại trên hệ thống quản lý. Mỗi một sản phẩm phải có một SKU riêng. Việc quản lý và xác định sản phẩm bằng mã SKU sẽ giúp cho việc điều chỉnh mức tồn kho trở nên dễ dàng hơn.

3. Kiểm tra lượng hàng tồn kho hao hụt

Kiểm kê lượng hàng hao hụt là một phần quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tình trạng thất thoát hàng hóa có thể xảy ra do hỏng hóc hoặc trộm cắp. Việc phân loại hàng tồn kho bằng SKU sẽ góp phần đảm bảo được tính minh bạch trong quy trình quản lý kho hàng, giúp giảm thiểu tình trạng hao hụt cũng như trộm cắp hàng hóa.

4. Bổ sung đơn hàng vào kho

Quản lý số lượng lớn hàng tồn kho bằng phương pháp thủ công có thể gây ra khó khăn nhất định cho các chủ doanh nghiệp. Việc thêm SKU cho các sản phẩm giúp họ dễ dàng quản lý được số lượng sản phẩm có sẵn, từ đó thiết lập giới hạn ngưỡng và ngưỡng đặt hàng lại cho các sản phẩm để tính toán khi nào cần nhập thêm hàng.

5. Quản lý doanh thu

Bằng việc theo dõi SKU, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý doanh thu cho từng sản phẩm theo các thuộc tính khác nhau như màu sắc, kích thước, chất lượng. Từ đó có thể biết được sản phẩm nào bán chạy nhất và sản phẩm nào chậm nhất, để có thể đưa ra các chiến lược sản phẩm trong tương lai.

III. Tạo mã SKU

Các nhà bán lẻ sử dụng SKU để theo dõi doanh thu và hàng tồn kho của mình. Tuy nhiên không phải nhà bán lẻ nào cũng bán cùng một mặt hàng. Vì vậy trước khi tạo mã SKU, lý tưởng nhất là doanh nghiệp nên định hình rõ các nhu cầu cụ thể.
Dưới đây là các bước để tạo mã SKU:

1. Xác định phạm vi hàng hóa

Nếu sản phẩm của bạn chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ thì có thể bạn sẽ muốn một mã SKU theo dõi các đối tượng khách hàng như: người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh, v.v. Còn nếu sản phẩm của bạn hướng đến nhiều nhóm đối tượng hơn thì bạn có thể tiếp tục chia nhỏ các thuộc tính sản phẩm theo nhóm khách hàng, chẳng hạn như: loại > giới tính > kích cỡ.

2. Đảm bảo mỗi sản phẩm có một mã SKU riêng

Nếu sử dụng cùng mã SKU cho các sản phẩm khác nhau, bạn không thể theo dõi tình trạng kho của những sản phẩm đó.
Ngoài ra khi đặt tên SKU cần lưu ý:

  • Dài khoảng 8 đến 12 ký tự.
  • Bắt đầu bằng một chữ cái.
  • Không sử dụng số 0.
  • Dùng định dạng dễ hiểu.
  • Đảm bảo mỗi chữ cái và số mang một ý nghĩa.

3. Tham khảo nhu cầu khách hàng

Bạn cũng nên quan tâm đến nhu cầu và thị hiếu khách hàng trong việc đặt mã SKU. Chẳng hạn nếu khách hàng hay hỏi về màu sắc thì bạn nên để số đại diện màu sắc ở ngay đầu mã SKU để họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mình muốn.

4. Lựa chọn hệ thống quản lý kho

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng hệ thống bán lẻ thì bạn có thể tạo mã SKU trực tiếp trên đó. Còn nếu không có hoặc hệ thống quản lý kho nhỏ thì bạn có thể tự tạo mã SKU bằng các công cụ hỗ trợ khác.

Hướng dẫn tạo mã SKU chi tiết từng bước

IV. Sự khác biệt giữa SKU và UPC

Về cơ bản SKU và UPC (mã sản phẩm chung) là 2 mã hoàn toàn khác nhau. Trong đó:
SKU:

  • Chủ yếu cho các cửa hàng, doanh nghiệp.
  • Độ dài ký tự: khoảng 8 - 12 ký tự.
  • Sử dụng để nhận dạng thuộc tính sản phẩm.
  • Gồm chữ và số.
  • Nhà bán lẻ tự thiết lập mã SKU.
  • Kèm theo mã vạch.

UPC:

  • Được sử dụng rộng rãi.
  • Độ dài ký tự: 12 ký tự.
  • Sử dụng để xác định nhà sản xuất và mặt hàng.
  • Chỉ chứa số.
  • Tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu quy định.

Cùng với việc nắm rõ được bản chất SKU là gì cũng như cách tạo mã SKU như JOBOKO.com chia sẻ trên đây giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi kho hàng của mình cũng như xây dựng các chiến lược để thúc đẩy doanh thu bán hàng.

MỤC LỤC:
I. SKU là gì?
II. Sử dụng SKU để làm gì?
III. Tạo mã SKU
IV. Sự khác biệt giữa SKU và UPC

Đọc thêm: Kinh nghiệm quản lý kho chặt chẽ, đúng quy trình

Đọc thêm: Nghề Quản lý kho có thách thức gì? vượt qua bằng cách nào để thành công?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888