Những lý do khiến ứng viên từ chối lời mời
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong những nguyên nhân tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn. Vẫn còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định này của ứng viên được giới thiệu trong bài viết dưới đây của JobOKO.com.
Văn hóa là mối quan tâm hàng đầu của những ứng viên trẻ tuổi có năng lực. Ngày nay, mọi người dành thời gian ở công ty với đồng nghiệp còn nhiều hơn dành cho người thân; vì vậy mà họ lúc nào cũng mong muốn tìm được sự hài lòng trong công việc và một môi trường làm việc thoải mái. Nếu một ứng viên cảm thấy không thể bắt nhịp trong quá trình tuyển dụng hoặc với những đồng nghiệp tương lai thì họ cũng sẽ không hề hào hứng với việc được vào làm cho công ty.
Bất cứ ai cũng đều muốn được thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu phạm vi công việc quá hẹp thì có lẽ ứng viên sẽ đi tìm một môi trường khác năng động hơn. Đây cũng là lý do mà nhiều nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi về mục tiêu dài hạn của ứng viên. Họ có thể đang ứng tuyển vào vị trí kế toán nhưng lại mong muốn sau này được hoạt động trong ngành tài chính. Có thể họ đang muốn học hỏi, trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới thay vì chỉ phát huy những gì mà mình đã có được.
Một khi đã biết được nguyện vọng và mục tiêu phấn đấu của ứng viên, tốt nhất là bạn nên vạch ra cho họ một lộ trình thăng tiến rõ ràng trong công ty của bạn. Bạn thậm chí có thể cân nhắc tới việc mở rộng phạm vi công việc khi nhận thấy rằng mình đã tìm đúng người.
Ứng viên thường không ngần ngại đi phỏng vấn vào những công ty xa nơi mình ở vì họ nghĩ rằng mình có thể khắc phục được khó khăn này. Họ tin mình có thể đi xe bus 1 - 2 giờ hay chịu đựng 30 phút tắc đường mỗi ngày để đến công ty. Tuy nhiên, sau 1 - 2 lần đến phỏng vấn, họ đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ. Họ bắt đầu chuyển hướng sang tìm kiếm một công việc gần mình hơn vì việc đi lại như vậy về lâu về dài là không ổn.
Tuy nhiên, đây dường như không phải là lý do chính khiến cho ứng viên từ chối lời mời làm việc một khi họ đã thực sự yêu thích và đam mê với công việc này. Ngược lại, với vai trò là nhà tuyển dụng, bạn có thể bù đắp cho họ bằng các khoản trợ cấp đi lại, cho phép làm việc tại nhà nếu có thể, du lịch hằng năm,...
Ngay cả khi cuộc phỏng vấn diễn ra rất thành công thì ứng viên vẫn có thể thấy một vài điểm tiêu cực về công ty của bạn. Nếu như có quá nhiều tin đồn không hay về công ty trên báo chí, mạng xã hội,... thì khả năng ứng viên từ chối hợp tác là rất cao.
Tiếng xấu đồn xa mà mọi người đều rất coi trọng lời khuyên từ bạn bè hay đồng nghiệp cũ. Do đó, hãy luôn theo dõi và quản lý sát sao những thông tin về công ty trên các nền tảng trực tuyến và giải thích ngay những tiêu cực này với ứng viên tiềm năng trong quá trình phỏng vấn.
Tiếng tăm của công ty ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định làm việc
Công ty của bạn có thể đảm bảo mức lương, quyền lợi và chế độ đãi ngộ tốt cho ứng viên nhưng công ty đối thủ của bạn cũng vậy. Hãy tạo nên sự khác biệt cho công ty mình về văn hóa công ty, quy trình tuyển dụng nhân viên mới hay đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.
Nếu như bạn liên tục để mất những ứng viên tiềm năng vào tay công ty khác thì hãy chú ý xem họ đã làm như thế nào với ứng viên. Quy trình tuyển dụng của họ diễn ra như thế nào? Họ phỏng vấn tại văn phòng hay ở một nơi nào khác? Họ có mời ứng viên tham gia vào một sự kiện nào đó của công ty trước khi phỏng vấn hay không?
Một công ty đã nổi tiếng nhiều năm trước không có nghĩa là ngày hôm nay mọi người đều mong muốn được vào làm việc ở đó. Các tổ chức có truyền thống lâu đời thường có xu hướng ít đổi mới hơn so với các công ty mới thành lập. Thêm vào đó, mọi người đều mong muốn được làm việc cho các công ty có nền tảng tài chính mạnh và tăng trưởng ở mức hai con số.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các công ty có lịch sử hoạt động lâu dài sẽ không thể tìm được ứng viên tiềm năng. Bạn chỉ cần đổi mới văn hóa công ty và các chính sách nội bộ và tạo ra các chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho nhân viên thì cơ hội ứng viên có năng lực và kinh nghiệm chọn bạn là rất cao.
Ứng viên cũng có thể từ chối công việc vì công ty không có quy định rõ ràng về quy trình tuyển dụng. Họ có thể đã rất nhiệt tình với công việc nhưng lại cảm thấy hoang mang, lo lắng vì sau nhiều tuần hoặc thậm chí là một vài tháng mới nhận được câu trả lời trúng tuyển từ công ty. Họ sẽ đặt ra câu hỏi liệu có phải quy trình tuyển dụng của công ty quá chậm chạp hay công ty đã không thể tuyển được ai tốt hơn nên mới tìm đến họ. Trong những trường hợp như vậy, họ sẽ có xu hướng nhận lời mời của những công ty làm việc nhanh chóng hơn.
Vì vậy, kể cả khi bạn quyết định lựa chọn một ứng viên khác thì vẫn nên giữ cho mình một phương án dự phòng số hai. Hãy liên tục cập nhật cho ứng viên thứ hai này về quy trình tuyển dụng của công ty và cho họ biết rằng công ty vẫn đang cân nhắc. Nếu bạn hoàn toàn lãng quên người này và chỉ liên lạc lại với họ khi ứng viên số một đã từ chối thì bạn chắc chắn sẽ bị từ chối lần thứ hai.
Có rất nhiều lý do khiến ứng viên không chấp nhận lời mời làm việc
Những ứng viên trẻ ngày nay đặc biệt đề cao giá trị văn hóa công ty và sự cân bằng giữa công việc và công sống; tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Đôi khi họ từ chối một vị trí việc làm rất phù hợp vì lương thấp hơn so với mức lương hiện tại hoặc là mức lương không xứng đáng với những công việc mà họ phải đảm nhiệm.
Những kì vọng thiếu thực tế của cả hai bên cũng có thể khiến họ không thể tìm được tiếng nói chung. Ví dụ, ứng viên đặt mục tiêu mức lương tăng 30% so với mức lương hiện tại nhưng nhà tuyển dụng thì chỉ có thể tăng 15%. Mặc dù mức tăng này đã khá cao nhưng ứng viên vẫn từ chối vì nó không đúng với kỳ vọng của họ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ứng viên từ chối vì nhà tuyển dụng đã không trung thực về mức lương mà họ có thể trả ngay từ đầu. Họ quảng cáo mức lương đến X triệu đồng/tháng nhưng khi phỏng vấn lại chỉ trả cho ứng viên mức lương một nửa hoặc 2/3 con số đó.
Với tư cách là nhà tuyển dụng, bạn hoàn toàn có thể hỏi lý do tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn. Từ đó, tìm hiểu xem bạn có thể cải thiện những gì trong quá trình phỏng vấn. Những công ty phát triển mạnh là những công ty không ngừng đổi mới và sáng tạo, bao gồm cả những đổi mới trong cách thức thu hút nhân tài và tuyển dụng nhân sự. Cùng với đó bạn cũng có thể tham khảo thêm những lỗi thường mắc phải để rút kinh nghiệm và lựa chọn cho mình ứng viên thích hợp nhất nhé.
MỤC LỤC:
1. Văn hóa công ty
2. Cơ hội thăng tiến
3. Địa điểm làm việc
4. Tiếng tăm không tốt về công ty
5. Công ty khác đề xuất mức đãi ngộ tốt hơn
6. Thiếu sự đổi mới, sáng tạo
7. Quy trình tuyển dụng không hiệu quả
8. Mức đãi ngộ không phù hợp
Đọc thêm: Liệu có phải văn hóa công ty có vấn đề nên nhân viên nghỉ việc?
Đọc thêm: 10 lời khuyên giúp nâng cao hiệu quả của quy trình tuyển dụng