Quần áo cần dài tay và dày dặn để chống bụi bẩn, chống sơn dây vào người, bụi bẩn, nắng nóng của môi trường. Đồ bảo hộ cần chống được một số loại hóa chất kém ăn mòn và chống tia cực tím tốt. Một số loại quần áo bảo hộ thợ sơn được làm từ vật liệu chống tĩnh điện, giày chống tĩnh điện có tấm kim loại bảo vệ chân.
Gồm kính bảo hộ, mặt nạ chống độc và chống hơi độc, dây thừng cứu sinh phi 18, ghế ngồi và khóa hãm trượt. Người thợ sơn nên chuẩn bị những thiết bị bảo hộ lao động này để có thể hoàn thành công việc một cách an toàn.
Kính bảo hộ: bảo vệ mắt khỏi bị sơn và chất pha sơn, matít và các hạt kim loại sinh ra.
Mặt nạ chống độc: sử dụng tại nơi làm việc có hạt động như khi mài matit. Mặt nạ chống khí độc tránh các hơi hữu cơ, phòng tránh hít các khí độc hại vào phổi qua đường miệng, mũi. Mặt nạ cũng rất đa dạng, loại có đường ống khí sẽ cung cấp khí sạch, khí nén vào mặt nạ qua ống dẫn khí. Loại có lọc có bộ lọc than hoạt tính hấp thụ khí hữu cơ.
Dây thừng cấu tạo từ sợi nilon, sợi thực vật, sợi vải, dây bao, sợi gai bện chặt lại với nhau theo hình xoắn ốc.
Khóa hãm trượt là loại phi 18, được làm bằng thép chất lượng cao không rỉ, dùng để cố định một vật ở vị trí nhất định, lực tải lên đến 1800kg.
Bên cạnh những thiết bị bảo hộ mà thợ sơn cần có thì chắc chắn các bạn cũng quan tâm đến thợ sơn thu nhập 1 tháng được bao nhiêu, công việc vất vả như vậy lương có được cao và ổn định không. Tuy nhiên tùy thuộc từng công việc mà có những mức lương khác nhau, chính vì thế sự phù hợp đều ở mức tương đối. Các bạn có thể tham khảo bài viết Thợ sơn thu nhập 1 tháng bao nhiêu để biết rõ hơn cách tính lương của thợ sơn.
MỤC LỤC:
1. Trang phục
2. Thiết bị bảo hộ khác