Bạn suy nghĩ rất nhiều và quyết định đã đến lúc phải đổi nghề. Đây là một quyết định khó khăn, nhất là sau khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm,
kỹ năng làm việc trong một lĩnh vực. Bắt đầu lại luôn cần nhiều dũng khí hơn lúc mới bắt đầu. Điều lo lắng nhất của đa phần mọi người khi đổi nghề, đó là thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, vậy bạn đã có cách để khắc phục điều này?
Sau khi tìm kiếm một chức vụ mới mình thực sự yêu thích, bạn nhận ra rằng kinh nghiệm của bản thân không phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đừng nản lòng, đổi nghề sẽ khó khăn nhưng không phải không thể. Có nhiều điều bạn có thể làm để chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là người thích hợp cho vị trí đó, bao gồm việc làm nổi bật kỹ năng chuyển đổi và cho thấy bạn sẵn sàng học hỏi. Bên cạnh đó, nếu có ý định nhảy việc thì
trước khi tìm việc mới, đừng quên làm mới CV xin việc, có như vậy mới dễ dàng có được công việc mình mong muốn.
Điều mà hầu hết ứng viên lo lắng là thiếu kinh nghiệm khi tìm việc làm
Những lưu ý bạn cần biết trước khi xin việc làm
1. Mạng lưới quan hệ nghề nghiệp
Điều quan trọng trước hết là kết nối và xây dựng quan hệ với những người nhiều năm trong nghề hoặc có kỹ năng chuyên môn vững chắc. Đây là điểm khởi đầu cũng là cơ hội để bạn học hỏi từ những người đã có thành công nhật định trong lĩnh vực đó. Đừng quên đăng ký các ấn phẩm chuyên ngành để cập nhật tin tức mới nhất trong ngành, điều này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giá trị trong lĩnh vực đang theo đuổi và kiến thức cần thiết để gây ấn tượng với chuyên viên trong buổi phỏng vấn.
2. Nghiên cứu
Tìm ra người thành công trong ngành làm những gì? Nếu bạn quyết định xin việc ở một vị trí nào đó, một ý tưởng hay là nghiên cứu những người thành công trong lĩnh vực đó để xem điểm chung giữa họ là gì. Từ đó, bạn biết kỹ năng và tố chất này bạn cần làm nổi bật trong
CV xin việc.
3. Làm nổi bật kinh nghiệm có liên quan
Bằng cách tìm hiểu về những người thành công trong ngành và những gì họ đã làm để đạt được thành công như vậy, bạn sẽ nhận diện được kinh nghiệm có liên quan mà mình có. Có thể bạn chưa bao giờ làm công việc đó nhưng sẽ có những kỹ năng chuyển đổi bạn có thể trực tiếp áp dụng. Điều quan trọng là bạn làm nổi bất những gì đã học được ở công việc cũ hoặc bằng cấp có liên quan.
4. Đừng quên kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm luôn là yếu tố quan trọng đối với mọi nhà tuyển dụng bất kể vị trí, ngành nghề. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi nhân viên phải có khả năng giao tiếp tốt hay khả năng làm việc nhóm. Kỹ năng mềm cần thiết trong mọi công việc, vì thế bạn chỉ trình bày những kỹ năng cần thiết và có liên quan đến vị trí ứng tuyển, tránh lan man, dài dòng.
5. Sẵn sàng học hỏi
Tất nhiên rồi, khi bắt đầu ở một vị trí mới, bạn cần phải học hỏi rất nhiều điều. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bản thân mình có khả năng thích ứng nhanh và nhiệt tình tiếp thu kiến thức mới. Điều này mang lại cho bạn lợi thế lớn khi mà cải tiến công nghệ diễn ra liên tục trong hầu hết lĩnh vực. Tinh thần sẵn sàng đương đầu với thử thách khi dấn thân học một nghề mới và kỹ năng mới sẽ nhận được sự chú ý nghiêm túc từ nhà tuyển dụng.
Dù bạn thiếu kinh nghiệm nhưng với tinh thần sẵn sàng học hỏi thì không khó để tìm kiếm việc làm tốt
Thông qua bài viết vừa rồi bạn cũng phần nào hiểu được đôi khi không phải do thiếu kinh nghiệm mà bạn không xin được việc. Có rất nhiều những vấn đề liên quan tác động đến. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể tham khảo thêm những cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, qua đó bạn dễ dàng biết đâu là thế mạnh và hạn chế của mình để thể hiện trong CV xin việc tốt nhất.
Cùng với đó bạn cũng cần quan tâm đến nhà tuyển dụng đọc những gì trong CV xin việc của ứng viên để biết tạo ấn tượng cho cv của mình. Rất nhiều những kinh nghiệm và bài học hữu ích hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những sự thành công và tìm kiếm công việc dễ dàng, hiệu quả hơn.
Nếu bạn vẫn mông lung và chưa biết cách bắt đầu một cv xin việc từ đâu thì có thể tham khảo chi tiết hơn những
mẫu cv xin việc được chúng tôi cập nhật đầy đủ và đa dạng các mẫu, từ đơn giản đến cầu kì, thiết kế đẹp mắt thích hợp với từng đối tượng và công việc khác nhau. Các bạn hãy cùng tìm hiểu và hoàn thiện cv để ứng tuyển cho mình vị trí thích hợp nhất nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT:
1. Mạng lưới quan hệ nghề nghiệp
2. Nghiên cứu
3. Làm nổi bật kinh nghiệm có liên quan
4. Đừng quên kỹ năng mềm
5. Sẵn sàng học hỏi