Thợ sơn tường cần có nhiều kỹ năng
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, bạn phải hiểu khách hàng muốn gì. Thật không may, nhiều người không biết cách làm thế nào để giải thích rõ ràng những gì họ muốn, vì vậy bạn sẽ phải có khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin, sử dụng phán đoán để thỏa thuận các chi tiết công việc.
Giao tiếp tốt có nghĩa là lắng nghe và tôn trọng những gì khách hàng muốn, không phải những gì bạn nghĩ là họ nên lựa chọn. Bạn có thể đưa ra đề xuất nhưng chủ sở hữu của tài sản luôn là người quyết định cuối cùng.
Hầu hết khách hàng đều sẽ đưa ra những đánh giá hoặc trực tiếp xin lời khuyên từ thợ sơn, vì vậy, bạn cần có cảm quan thẩm mĩ về những gì phù hợp, theo xu hướng và nhu cầu của khách. Hãy nghĩ về công trình mình đảm nhiệm như một tác phẩm nghệ thuật.
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá việc một thợ sơn có làm tốt hay không là tính chi tiết, chẳng hạn như các cạnh sắc nét, sạch sẽ, các lớp sơn phủ mượt mà. Một lỗi nhỏ có thể cũng có thể thay đổi diện mạo của cả căn phòng hoặc tòa nhà.
Trên thực tế, thợ sơn tường sử dụng nhiều loại cọ, con lăn, dao phay, cọ dây, máy chà nhám và các công cụ khác để tạo ra hiệu ứng khác nhau, vì vậy, bạn phải biết nên dùng loại nào cho từng trường hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết cách sử dụng chúng thật hiệu quả.
Thợ sơn tường cần biết cách sử dụng những công cụ cần thiết
Quy trình sơn phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn màu sắc, kết cấu, độ bóng, độ nhớt, thời gian khô và các yếu tố khác. Ngoài ra, quy trình vecni và hoàn thiện cũng rất khác nhau. Chọn kết hợp sai trên bề mặt sai có thể khiến sơn bị bong tróc, nứt, rửa trôi hoặc trông mất thẩm mỹ.
Thợ sơn đều cần có sự khéo léo để tạo ra được một lớp sơn tốt, sạch sẽ nhưng bạn cũng cần sức mạnh và kỹ năng để di chuyển thiết bị một cách an toàn, tạo cảm giác cân bằng để không rơi ra khỏi mái nhà hay thang trong quá trình làm việc.
Cho dù bạn là người tự làm chủ hay là nhân viên, bạn có thể sẽ có rất nhiều thời gian làm việc độc lập trong ngày hoặc ít nhất là ngoài tầm nhìn của người quản lý. Bạn phải có khả năng làm việc hiệu quả mà không cần giám sát trực tiếp. Các thợ sơn cũng phải đưa ra các ước tính chính xác về thời gian hoàn thành một công việc.
Nhìn chung, các kỹ năng của thợ sơn có thể thay đổi dựa trên vị trí mà bạn đang ứng tuyển, do đó, hãy xem xét tổng thể và xác định thế mạnh của bản thân. Ngoài vị trí thợ sơn tường thì còn rất nhiều việc làm khác cho thợ sơn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các vị trí tuyển dụng của thợ sơn để xem mình phù hợp với công việc nào nhé.
MỤC LỤC:
1. Kỹ năng giao tiếp
2. Có cảm quan thẩm mỹ
3. Có định hướng chi tiết
4. Làm quen với các công cụ cần thiết
5. Làm quen với các vật liệu cần thiết
6. Khéo léo về thể chất, sức mạnh và sự cân bằng
7. Kỹ năng quản lý thời gian
Đọc thêm: Thợ sơn thu nhập 1 tháng bao nhiêu?
Đọc thêm: Thiết bị bảo hộ thợ sơn nên có