Công việc nào cũng đòi hỏi có sự tỉ mỉ, cẩn thận nếu ta muốn có kết quả đạt yêu cầu hay muốn hoàn thành như ý. Sự cẩu thả, vô tổ chức và cả thói quen "được chăng hay chớ" sẽ khiến không chỉ công việc mà cuộc sống, sự nghiệp tương lai của chúng ta đều bị ảnh hưởng. Chính xác thì tỉ mỉ, cẩn thận là gì và làm sao để rèn luyện phẩm chất này?
Tỉ mỉ, cẩn thận là một phẩm chất, một thói quen của cá nhân - người có khả năng chú ý tới chi tiết, tập trung vào các nhiệm vụ với đánh giá và cân nhắc toàn vẹn nhất có thể. Bên cạnh đó, tỉ mỉ, cẩn thận cũng là khi bạn luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng, theo sát diễn biến và luôn kiểm tra, xác nhận lại ngay cả khi đã hoàn thành bất kỳ công việc nào.
Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là các yếu tố nhỏ nhất, luôn để tâm đến công việc và đảm bảo mọi việc được tiến hành chính xác nhất.
Khi tìm kiếm ứng viên tài năng cho các vị trí việc làm còn trống, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm ứng viên tỉ mỉ và cẩn thận. Với một số vai trò như viết lách, biên tập, chỉnh sửa, giấy tờ... thì đức tính này có thể được liệt kê ngay trong phần yêu cầu của mô tả công việc (JD). Còn lại, với vị trí khác, nhà tuyển dụng sẽ cố gắng đánh giá xem ứng viên có cẩn thận và chú ý đến chi tiết hay không thông qua CV xin việc và cách bạn phản ứng, trả lời trong phỏng vấn.
Tỉ mỉ, cẩn thận được tất cả nhà tuyển dụng coi trọng là vì một số nguyên nhân sau:
- Ứng viên cẩn thận thường có khả năng tập trung tốt, khi làm việc chú trọng đến cả quy trình và kết quả, vì thế họ cũng sẽ là người có hiệu suất công việc cao.
- Tỉ mỉ và cẩn thận hạn chế các sai sót hoặc nguy cơ xảy ra sai sót trong hầu hết các nhiệm vụ công việc.
- Người cẩn thận thường có vẻ đáng tin cậy hơn, cho dù là giao cho họ làm việc độc lập hay teamwork.
- Cuối cùng, ứng viên cho thấy sự tỉ mỉ và cẩn thận cũng có nhiều khả năng là người thích nghi tốt, không thường xuyên thay đổi, có thể gắn bó lâu dài, cống hiến cho công ty.
Nhìn chung, những người cẩn thận thường thực hiện công việc tốt hơn những người khác. Chú tâm vào từng chi tiết nhỏ cũng là cách để làm việc tập trung, hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro. Các công ty đều đánh giá cao và yêu cầu nhân viên của mình phải có đức tính này. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người đề cập tới các "từ khóa" cẩn thận, tỉ mỉ vào CV và thư xin việc của mình.
Một số kỹ năng thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận bao gồm:
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều công việc khác nhau dù cho chuyên môn của bạn là gì đi chăng nữa (kế toán, phân tích tài chính, bác sĩ, nhân viên y tế, hay kỹ sư). Bạn cần phải làm việc theo một quy trình để theo dõi tốt công việc của mình và kỹ năng tổ chức công việc sẽ giúp bạn tạo ra một quy trình làm việc hiệu quả.
- Lập kế hoạch công việc.
- Xây dựng lịch trình theo thứ tự ưu tiên.
- Hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng tốt nhất.
Trên thực tế có rất nhiều những kỹ năng và Kỹ năng quản lý thời gian thực sự rất cần thiết. Quản lý thời gian hiệu quả cũng đồng nghĩa với có năng lực tổ chức tốt. Những mẹo giúp quản lý thời gian hiệu quả bao gồm, lên kế hoạch, thực hiện các kế hoạch cần được ưu tiên, lên lịch trình, sử dụng những phần mềm khác nhau như công cụ quản lý thời gian, phần mềm hẹn giờ,...
Kỹ năng tư duy phân tích cho phép bạn tập hợp và phân tích thông tin một cách hiệu quả và nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau. Kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích giúp bạn tập trung tốt hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn.
Kỹ năng quan sát là một phần quan trọng của tính tỉ mỉ, cẩn thận. Nó sẽ giúp bạn chú tâm vào những thông tin quan trọng. Nhiều người có thể có khả năng quan sát bẩm sinh trong khi những người khác thì không. Có rất nhiều cách và công cụ khác nhau giúp cải thiện khả năng quan sát như đi dạo và quan sát tất cả những gì xảy ra xung quanh bạn, đặt câu hỏi với người khác hoặc với chính bản thân mình.
Những người có kỹ năng lắng nghe chủ động đòi hỏi bạn tập trung hoàn toàn vào thông tin đang được nói tới. Sự chú tâm và tất cả các giác quan của bạn sẽ được tập trung vào cuộc trò chuyện đó. Lắng nghe chủ động không chỉ là nghe bằng tai, nó đòi hỏi phải thực sự chú tâm và hiểu câu chuyện. Lắng nghe chủ động bao gồm cả giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, đưa ra phản hồi,...
Bạn không thể khẳng định đức tính tỉ mỉ, cẩn thận của mình khi mà ứng tuyển vào một vị trí việc làm hoàn toàn không phù hợp. Ngay từ khi tìm kiếm cơ hội việc làm, bạn hãy chắc chắn mình chỉ quyết định ứng tuyển vào vai trò mà bạn đáp ứng được từ 70% yêu cầu trở lên. Một số điều bạn có thể làm để "chứng minh" sự tỉ mỉ, cẩn thận của mình là:
- Tìm việc qua kênh tuyển dụng đáng tin cậy, có nhiều nhà tuyển dụng lớn và uy tín, có danh tiếng tích cực (như JobOKO).
- Liệt kê các điều kiện bạn có - năng lực chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ, số năm kinh nghiệm,... và so sánh với yêu cầu của nhà tuyển dụng trong JD.
- Có thể chủ động liên hệ với HR, hỏi thêm thông tin về công việc, khoảng lương trước khi ứng tuyển.
- Chủ động tìm đọc review công ty, các tin tức liên quan.
Có một số ý kiến cho rằng, việc viết các từ khóa như "tỉ mỉ", "cẩn thận", "chú ý tới chi tiết" gần như là vô nghĩa trong CV xin việc. Tuy nhiên, quan điểm này là không đúng. Có những công việc mà nếu bạn "quên" đề cập tới, nhà tuyển dụng thậm chí còn nghi ngại không rõ bạn có làm việc cẩn thận không, trao cơ hội phỏng vấn cho bạn có đúng đắn hay không.
Do vậy, bạn hãy chứng minh sự cẩn thận, tỉ mỉ của mình bằng cách tạo và điều chỉnh CV thật chuyên nghiệp nhé. Sự cẩn thận này sẽ được thể hiện qua:
- Cách bạn chọn mẫu CV ứng tuyển: Mẫu CV có thiết kế rõ ràng và có tính thẩm mỹ là tiêu chuẩn cơ bản, bên cạnh đó, màu sắc, phông chữ, tổng thể phong cách của CV nên phù hợp với ngành nghề bạn ứng tuyển. Ví dụ, nhân viên biên dịch và lập trình viên đều cần sự cẩn thận, tỉ mỉ - nhưng lập trình viên có thể chọn mẫu có nền đen, chữ trắng còn nhân viên biên dịch dùng CV có tông màu hồng nhạt, xám nhạt, font chữ in nghiêng cũng có thể thích hợp.
- Cách viết nội dung và điều chỉnh thông tin trong CV: Cá nhân hóa CV của bạn, sửa lại từ chức danh ứng tuyển (ví dụ bạn xin việc nhân viên lễ tân ở công ty A, lễ tân văn phòng công ty B, thì hãy chắc chắn bạn đã viết chức danh y như trong tin tuyển dụng). Bên cạnh đó, điều chỉnh cả phần kinh nghiệm và kỹ năng, sao cho "bắt" đúng các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn vẫn chưa "chốt" được mẫu CV ứng tuyển, bộ công cụ CV Pro của JobOKO có thể là một gợi ý tích cực. Khi click vào hàng chục mẫu CV trên trang, bạn sẽ được gợi ý mẫu CV này phù hợp với ngành nghề nào, và dĩ nhiên, JobOKO cũng cung cấp tới bạn hướng dẫn viết chi tiết theo vai trò, lĩnh vực - chẳng hạn như Cách viết CV xin việc kế toán, Cách viết CV xin việc lễ tân,...
Khi tham gia phỏng vấn việc làm, bạn không nhất thiết phải nói rõ ràng rằng mình rất tỉ mỉ, rất cẩn thận. Việc tự khẳng định theo cách quá trực tiếp có thể thể hiện sự tự tin, nhưng cũng khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ tính chân thực.
Vậy, cách xử lý ở đây là gì? Bạn có thể "kể chuyện" - nghĩa là khi nhà tuyển dụng hỏi về cách bạn xử lý công việc hoặc tình huống cụ thể, hãy mô tả rõ hơn về việc bạn hoàn thành công việc, giải quyết vấn đề bằng cách nào, cho thấy sự chú ý tới chi tiết và cẩn thận "confirm" lại, xác minh lại đã "cứu nguy" ra sao.
Với một số người thì trời sinh, tính cách của họ đã có phần hướng nội hoặc suy nghĩ nhiều, luôn cân nhắc mọi khả năng rất rõ ràng và cẩn thận, khi làm bất cứ việc gì hay trong cuộc sống họ đều sẽ tỉ mỉ suy xét. Tuy nhiên, thực tế thì đa số mọi người không phải vốn có được đức tính tỉ mỉ cẩn thận, muốn phát triển họ sẽ phải chăm chỉ rèn luyện. Vậy đâu là cách tốt nhất để thay đổi?
Những lời khuyên lý tưởng nhất bao gồm việc bạn hãy:
- Rèn sự tập trung.
- Cố gắng phát triển khả năng quan sát, nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, phân tích lợi hại trước khi ra quyết định.
- Sự cầu toàn, nghiêm khắc với chính mình và chuyên nghiệp với đồng nghiệp là tiền đề để bạn ngày càng chú trọng tiểu tiết, cẩn thận và tỉ mỉ hơn.
- Luôn ghi nhớ tiểu tiết quyết định "đại sự", đừng bao giờ chấp nhận những quá trình, phương thức làm việc hay kết quả "tàm tạm", hình thành thói quen xấu.
Như vậy, các bạn đã cùng JobOKO tìm hiểu thế nào là tỉ mỉ, cẩn thận và vì sao nhà tuyển dụng lại yêu cầu ứng viên phải tỉ mỉ, cẩn thận. Chú ý tới chi tiết, cẩn thận hơn trong mọi nhiệm vụ ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn thành công trong tương lai!
MỤC LỤC:
1. Tỉ mỉ, cẩn thận là gì?
2. Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng đức tính tỉ mỉ, cẩn thận của ứng viên?
3. Tỉ mỉ, cẩn thận liên quan tới các kỹ năng nào?
4. Thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận khi xin việc
5. Cách rèn luyện và phát triển tính tỉ mỉ, cẩn thận
Đọc thêm: Top 4 công việc phù hợp với người cẩn thận, tỉ mỉ
Đọc thêm: 7 thói quen đơn giản giúp rèn luyện sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc