Nhiều người chỉ biết về một số vị trí phổ biến như giao dịch viên, nhân viên cho vay trong ngành ngân hàng. Hãy cùng JobOKO khám phá những vị trí hàng đầu, có thu nhập tốt nhất để bạn có định hướng phát triển tốt hơn.
Tìm hiểu các vị trí việc làm ngành ngân hàng chi tiết
Theo Báo cáo thị trường lao động quý 1/2024 của Navigos Search Partners, mức lương khởi điểm cho vị trí nhân viên giao dịch tại các ngân hàng nhà nước ở Hà Nội là 12 triệu đồng/tháng, tại TP. Hồ Chí Minh là 11 triệu đồng/tháng.
Tùy theo vị trí công việc, khu vực địa lý và ngân hàng mà mức lương cho người chưa có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng dao động từ 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.
Chuyên gia phân tích tài chính là một trong những công việc thuộc ngành ngân hàng. Nhiệm vụ chính của họ là phân tích, tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân ra quyết định đầu tư tiền. Thông thường, vị trí này yêu cầu bằng cấp cao và kinh nghiệm dày dặn trong nghề.
Cố vấn tài chính giúp các cá nhân quản lý tiền thông minh để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Cố vấn tài chính sẽ xác định lại ưu và nhược điểm của các lựa chọn đầu tư khác nhau, giúp các cá nhân tận dụng tối đa nguồn tiền họ sở hữu. Vị trí này cũng cần người có bằng cấp cao, có các chứng chỉ về quản lý tài chính kinh tế và có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
Một trong những việc làm tài chính - ngân hàng phổ biến nhất là kế toán. Những người làm nghề này chịu trách nhiệm phân tích, lập kế hoạch, đánh giá chi phí kinh doanh và thu nhập cho doanh nghiệp. Công việc này yêu cầu người có bằng cử nhân đại học trở lên, thế nhưng để vươn xa hơn trong nghề, bạn nên có bằng thạc sĩ hoặc tham gia các kỳ thi Kế toán như CPA.
Kiểm toán viên là người chuyên kiểm tra và xác minh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Công việc của họ bao gồm việc phân tích số liệu, xem xét các hồ sơ tài chính, .... Đặc biệt, họ có nhiệm vụ phát hiện và báo cáo các sai sót hoặc gian lận trong quá trình tài chính của công ty.
Người làm kiểm toán viên cũng cần có bằng cử nhân trở lên và nên có thêm các chứng chỉ, bằng cấp cao hơn để bổ trợ cho công việc và phát triển trong nghề.
Nhân viên cho vay trong ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng về các loại hình vay phù hợp với nhu cầu tài chính, thu thập và thẩm định hồ sơ vay, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, và đề xuất các giải pháp tài chính hợp lý. Họ cũng phải theo dõi quá trình giải ngân, quản lý hồ sơ vay, và đảm bảo các khoản vay được thực hiện đúng quy định của ngân hàng và pháp luật.
Nhân viên xử lý nợ xấu trong ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn hoặc không có khả năng thanh toán từ khách hàng. Công việc của họ bao gồm xác định các khoản nợ xấu, liên hệ với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thu hồi nợ hiệu quả như đàm phán, gia hạn thời gian trả nợ hoặc tái cấu trúc khoản vay. Họ cũng cần phối hợp với các phòng ban liên quan và có thể phải thực hiện các biện pháp pháp lý khi cần thiết. Nhân viên xử lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng và bảo vệ tài sản của ngân hàng trước các khoản nợ khó đòi.
Giao dịch viên ngân hàng thường là người đầu tiên trong ngân hàng tiếp xúc với khách hàng. Họ kiểm tra tiền mặt, chấp nhận tiền gửi, xử lý rút tiền từ tài khoản cũng như các thủ tục làm thẻ,... Hầu hết các giao dịch viên ngân hàng đều có bằng cử nhân. Từ vị trí giao dịch viên, bạn có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Giao dịch viên là vị trí không xa lạ với mọi người
Thủ quỹ là người quản lý tài chính của một tổ chức. Họ duy trì ngân sách và giám sát các chiến lược đầu tư, chi tiêu lớn. Hầu hết các vị trí thủ quỹ yêu cầu bằng cấp cao, chẳng hạn như thạc sĩ.
Nhìn chung, đối với những người quan tâm đến tiền và quản lý tài chính, có nhiều vai trò việc làm mà bạn có thể lựa chọn ngoài giao dịch viên hay nhân viên cho vay. Quan trọng nhất là bạn phải xem xét ưu nhược điểm của các công việc cụ thể và khả năng, trình độ của bản thân để tìm ra nghề nghiệp tốt nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Người làm ngân hàng cần phải giao tiếp với rất nhiều khách hàng ở các tầng lớp, ngành nghề khác nhau. Vậy nên họ cần có khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng và hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan.
- Kỹ năng phân tích: Đa số công việc của nhân viên ngân hàng đều liên quan đến con số, vậy nên họ cần phải có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định dựa trên số liệu cụ thể.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Khả năng ưu tiên và quản lí thời gian hiệu quả giúp cho nhân viên ngân hàng hoàn thành các công việc, nhiệm vụ đúng thời hạn được giao.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhân viên ngân hàng cần linh hoạt nhận diện vấn đề, tìm kiếm giải pháp và nhanh chóng ra quyết định trước những vấn đề vướng mắc của các khách hàng.
- Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Người làm ngân hàng cần phải đảm bảo chính xác trong các giao dịch với khách hàng và những con số trong báo cáo tài chính. Sự tỉ mỉ, cẩn thận sẽ giúp họ tránh được những rắc rối không đáng có trước các vấn đề về tiền nong.
- Tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp: Ngân hàng là nơi nắm rất nhiều thông tin khách hàng, từ thông tin cá nhân đến những thông tin về thu nhập cá nhân, tài chính của khách. Vậy nên nhân viên ngân hàng cần tuân thủ các quy tắc đạo đức và bảo mật thông tin khách hàng.
- Tính kiên nhẫn, khéo léo: Ngành nào cũng cần tính kiên nhẫn, khéo léo, nhất là những ngành phải giao tiếp nhiều với khách hàng. Đức tính này sẽ khiến mọi người có thiện cảm tốt với bạn, giúp sự nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng.
Ngành ngân hàng không chỉ là nơi để phát triển sự nghiệp với những cơ hội việc làm phong phú và mức lương hấp dẫn, mà còn là môi trường học hỏi và trau dồi các kỹ năng cần thiết. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc hiểu rõ về các vị trí công việc và mức lương tương ứng sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn cho tương lai của mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để lựa chọn con đường phù hợp trong ngành ngân hàng.
Bên cạnh những vị trí việc làm ngành ngân hàng thì bạn cũng có thể tham khảo thêm top việc làm ngành nhà hàng, khách sạn. Mỗi ngành nghề có những yêu cầu với đặc trưng công việc riêng nên tùy theo sở thích, khả năng mà bạn lựa chọn việc làm ưng ý. Để biết những vị trí việc làm nhà hàng, khách sạn nào mang đến thu nhập cao, hãy theo dõi bài viết của JobOKO nhé.
MỤC LỤC:
I. Mức lương trung bình của ngành Ngân hàng bao nhiêu?
II. TOP việc làm ngành Ngân hàng có thu nhập tốt nhất
1. Chuyên gia phân tích tài chính
2. Cố vấn tài chính cá nhân
3. Kế toán
4. Kiểm toán viên
5. Nhân viên cho vay
6. Xử lý nợ xấu
7. Giao dịch viên
8. Thủ quỹ
9. Một số việc làm khác trong ngành ngân hàng
III. Yêu cầu của ngành tài chính ngân hàng
Đọc thêm: Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?
Đọc thêm: Ngành ngân hàng - Nghề hot liệu có ngọt?