Từ chối lời mời làm việc sau khi ứng tuyển là điều nhiều ứng viên băn khoăn. Nếu muốn tạo cơ hội và giữ mối quan hệ về sau, bạn hãy hành xử một cách chuyên nghiệp, văn minh để gây ấn tượng tốt. Hãy cùng JobOKO tham khảo các mẹo từ chối offer lịch sự để không bị mất điểm nhé.
Cách để từ chối offer của nhà tuyển dụng lịch sự, chuyên nghiệp
Một khi bạn đã quyết định từ chối offer của nhà tuyển dụng thì bạn cần chắc chắn với quyết định này 100%. Bạn không nên chần chừ và cần thông báo với nhà tuyển dụng về quyết định của mình sớm nhất có thể để tránh mất thời gian của nhà tuyển dụng cũng như không làm ảnh hưởng cơ hội của các ứng viên khác.
Khi viết thư hoặc email từ chối lời mời nhận việc, bạn cần viết ngắn gọn, đơn giản, không cần giải thích dài dòng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có được thông tin nhanh chóng cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của ứng viên.
Việc cảm ơn nhà tuyển dụng về cơ hội mà họ đã dành cho mình là điều vô cùng quan trọng khi từ chối lời mời làm việc. Qua đây, nhà tuyển dụng thấy được sự tôn trọng mà ứng viên dành cho mình khi phải từ chối lời offer.
Bạn có thể cảm ơn họ vì một điều gì đó cụ thể. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi rất nhiều câu hỏi trước khi đi đến quyết định cuối cùng và được giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía bộ phận tuyển dụng, có thể đề cập giá trị của sự giúp đỡ ấy đối với bạn trong quá trình ứng tuyển cũng như sự trân trọng của bản thân với thời gian mà họ đã bỏ ra để giải thích, hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Khi từ chối job offer của nhà tuyển dụng, việc đưa ra lý do, lời giải thích có thể có hoặc không, nhưng nên có.
Có thể nói, một trong các yếu tố tạo nên sự lịch sự khi từ chối offer đó là bạn không để cho nhà tuyển dụng phải phân vân, suy nghĩ tại sao bạn lại không làm việc, hợp tác với công ty bằng một lời giải thích hợp lý. Tuy nhiên, nếu như bạn không làm việc cho công ty vì bạn không thực sự thích văn hóa công ty hay không hài lòng điều gì đó về nhà tuyển dụng thì bạn cũng không cần phải thành thực bày tỏ hết những lý do đó.
Trong phần lớn các trường hợp từ chối, bạn nên trình bày lý do một cách ngắn gọn và chân thành. Ví dụ: "Tôi đã nhận lời mời làm việc ở một công ty khác phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân".
Cho dù bạn không nhận lời mời làm việc thì vẫn nên thể bày tỏ mong muốn giữ liên lạc và "hứa hẹn" hợp tác trong tương lai.
Đôi khi bạn cảm thấy vị trí công việc từ chối không thực sự phù hợp với mình nhưng lại phù hợp với người thân, bạn bè của mình. Nếu cảm thấy đó là một ứng viên tiềm năng và phù hợp với vị trí công việc bạn đang từ chối, bạn có thể giới thiệu với nhà tuyển dụng và giúp họ liên lạc với bạn của mình. Điều này sẽ "thổi một làn gió mới", dễ chịu hơn vào lời từ chối của bạn.
Cho dù bạn có lựa chọn thông báo từ chối lời mời nhận việc cho nhà tuyển dụng thông qua email hay qua điện thoại, bạn cũng cần xem xét tính trang trọng của mỗi cách thức trước khi lựa chọn. Từ chối qua email có vẻ dễ dàng hơn nhưng nếu bạn vẫn muốn trò chuyện qua điện thoại bạn cần đảm bảo rằng phong cách ngôn ngữ từ chối của mình phải thực sự lịch sự và trang nhã.
Có nhiều cách thức để từ chối offer mà vẫn để lại ấn tượng tốt
Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn có thể từ chối offer của nhà tuyển dụng qua điện thoại một cách lịch sự:
Thông thường gửi email từ chối thường được nhiều ứng viên yêu thích và lựa chọn hơn. Dưới đây là mẫu email từ chối offer chuyên nghiệp, lịch sự bạn có thể tham khảo:
Thân gửi Anh/Chị M/Quý Công ty XYZ,
Cảm ơn Anh/Chị đã tạo cơ hội cho em được làm việc ở vị trí ABC của công ty XYZ. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, em rất tiếc khi phải từ chối lời mời nhận việc này. Em đã đồng ý thỏa thuận làm việc ở một công ty khác.
Em thật lòng biết ơn Anh/Chị/Quý Công ty đã dành thời gian phỏng vấn và gửi cho em lời mời nhận việc. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai. Chúc Anh/Chị/Quý công ty sớm tìm được ứng viên phù hợp với vị trí này.
Trân trọng,
Ký tên
Việc từ chối offer một cách lịch sự, đúng mực cũng là cách giúp bạn thể hiện được phần nào tính cách, kỹ năng giao tiếp của bản thân. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nắm được mẹo từ chối lời mời làm việc một cách chuyên nghiệp để áp dụng khi cần.
MỤC LỤC:
1. Nhanh chóng phản hồi khi quyết định từ chối job offer
2. Từ chối lời mời nhận việc đơn giản, nhẹ nhàng
3. Thể hiện rằng bạn trân trọng cơ hội việc làm
4. Đưa ra lời giải thích
5. Đề xuất giữ liên lạc
6. Nếu có thể, hãy giới thiệu ứng viên khác khi bạn từ chối job offer
7. Chọn phương thức từ chối bạn thấy phù hợp
8. Mẹo từ chối job offer qua điện thoại
9. Mẹo từ chối job offer qua email
Đọc thêm: Nhận được quá nhiều job offer, làm sao cho vẹn cả đôi đường?
Đọc thêm: Nên làm gì khi công ty trì hoãn hoặc hủy job offer?