Có nên theo nghề Tư vấn viên không?

03/02/2022 07:55
Nghề Tư vấn viên có nhiều cơ hội việc làm, có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tư vấn bảo hiểm, tư vấn giáo dục, tư vấn tổng đài và nhiều vị trí khác. Với nhiều người thì trở thành Tư vấn viên là ước mơ trong khi người khác lại cảm thấy vất vả. Vậy, bạn sẽ cần cân nhắc gì nếu muốn theo nghề này?
Trong nhận thức của nhiều người, những ai theo nghề Tư vấn viên chỉ cần khéo nói là đủ. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy, cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng để thành công trong các vai trò liên quan. Nếu bạn muốn biết mình có nên theo đuổi sự nghiệp Tư vấn viên hay không, trước hết bạn hãy tìm hiểu về những cơ hội và thách thức, biết mình sẽ được gì và phải có những gì để làm được công việc trong lĩnh vực này.

Tìm hiểu về lợi ích khi theo đuổi nghề Tư vấn viên

I. Lợi thế khi theo nghề Tư vấn viên​

1. Tư vấn viên có thể thăng tiến nhanh

Để trở thành Tư vấn viên, bạn có thể không cần bằng cấp cao (trừ những công việc đặc thù như Tư vấn tài chính) và lý tưởng hơn nữa là con đường sự nghiệp của bạn sẽ rất rộng mở, miễn là bạn có kỹ năng và thành tích tốt. So với nhiều nghề nghiệp khác thì Tư vấn viên có khả năng thăng tiến rất nhanh, bạn có thể chỉ tốn 1 năm để lên làm trưởng nhóm hoặc giám sát nếu có thành tích xuất sắc và cho thấy kỹ năng lãnh đạo của mình.

2. Cơ hội kết nối, xây dựng mạng quan hệ rộng

Khi trưởng thành và đi làm, chúng ta đều hiểu rằng các mối quan hệ đều sẽ có giá trị vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai và việc làm Tư vấn viên có thể là một bước quan trọng để đạt được mục tiêu đó. Các Tư vấn viên được làm việc trong môi trường cạnh tranh nhưng đồng thời có tinh thần đồng đội nên bạn sẽ tiếp xúc với nhiều cá nhân tài năng và có cùng đam mê. Bạn cũng tiếp xúc với nhiều khách hàng với những công việc, ngành nghề khác nhau. Điều này mang lại cho bạn cơ hội xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng, lâu dài có thể hỗ trợ bạn trong tương lai.

3. Tư vấn viên luôn được học hỏi những điều mới mẻ

Khi bạn đang làm việc với tư cách là Tư vấn viên thì mỗi ngày làm việc sẽ đều là cơ hội để bạn học hỏi điều gì đó từ thực tế, từ câu chuyện, nhu cầu và những vấn đề của khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều Tư vấn viên cũng thường xuyên tham gia các buổi đào tạo, đăng ký hội thảo trên web để có thể nâng cao chuyên sâu và đưa ra lời khuyên hiệu quả hơn cho khách hàng.

4. Mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt

Tư vấn là một trong những nghề nghiệp không cần trình độ đại học trở lên mà vẫn có mức lương tốt. Ngoài ra, vì bạn chủ yếu làm việc trong văn phòng nên môi trường sạch sẽ và thoải mái, nhà tuyển dụng sẽ không có yêu cầu bắt buộc về sức khỏe thể chất của Tư vấn viên. Không chỉ lương, Tư vấn viên hiện nay sẽ có thêm thu nhập từ KPI, các khoản thưởng và phụ cấp.

II. Những thách thức chủ yếu khi làm việc trong lĩnh vực tư vấn​

1. Tỷ lệ đào thải cao

Có thể nói, nghề Tư vấn viên dễ xin việc làm nhưng tỷ lệ đào thải cũng khá cao, có nhiều người thậm chí không thể kiên trì đến 6 tháng hay 1 năm vì không thích nghi được. Bên cạnh đó, cho dù bạn không phải là người bị đào thải nhưng nếu chứng kiến nhiều đồng nghiệp rời đi trong thời gian ngắn hoặc chuyển sang các vai trò khác thì môi trường làm việc chung cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

2. Có nhiều khó khăn lúc mới bắt đầu

Bạn có thể kiếm được một mức lương khá cao ngay khi ra trường nếu làm Tư vấn viên nhưng thực tế thì bạn phải "trả giá" cho đãi ngộ này. Công việc Tư vấn viên có thể phải làm theo ca, thậm chí là ca đêm hoặc những ngày cuối tuần hoặc một số ngành sẽ yêu cầu bạn thường xuyên đi công tác, đi gặp khách hàng. Trong những năm đầu tiên làm nghề này, nhiều người cảm thấy khó khăn và vất vả vì có ít thời gian dành cho bản thân.

Nghề Tư vấn viên phải đối mặt với những khó khăn gì?

3. Không được thể hiện cá tính

Khi bạn làm Tư vấn viên, mục tiêu của bạn là trở thành một người làm việc nhóm xuất sắc chứ không phải "người chơi" cá nhân và bạn sẽ gần như không có cơ hội thể hiện cá tính của mình. Tất cả các chính sách và thủ tục, quy trình bạn đều phải nhớ và tuân thủ, như quy định về trang phục, cách giao tiếp, v.v.

4. Áp lực

Tư vấn viên là một nghề áp lực. Bạn sẽ phải hoàn thành các KPI của mình, trong thời gian giới hạn. Bạn cũng phải làm việc với khách hàng tiềm năng và khách hàng khác nhau - những người có thể nóng nảy hoặc khó chịu, hạch sách rất nhiều. Một số áp lực khác là vì thời gian làm việc, vì công việc có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân của bạn.
Cũng như những nghề nghiệp khác, công việc Tư vấn viên có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng tất cả chỉ mang tính tương đối. Với nhiều người thì ưu điểm của nghề lại là thách thức với họ và ngược lại. Do đó, sự nghiệp Tư vấn viên của bạn có thành công hay không, tất cả phụ thuộc vào bản thân bạn.

MỤC LỤC:
I. Lợi thế khi theo nghề Tư vấn viên​
II. Những thách thức chủ yếu khi làm việc trong lĩnh vực tư vấn

Đọc thêm: 2 kỹ năng quan trọng nhất mà Tư vấn viên nào cũng cần có

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Tư vấn viên đa dạng kiểu dáng, màu sắc, đáp ứng yêu cầu

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888