Trên thực tế có rất nhiều trường hợp khi chọn xong nghề nghiệp và học tập mới phát hiện ra rằng mình đã chọn sai nghề. Vậy vì sao bạn chọn sai nghề? Chọn nghề sao cho đúng,
mẹo tìm việc? Nếu các bạn biết trước và trả lời được những vấn đề này thì chắc chắn sẽ có sự lựa chọn công việc phù hợp với bản thân hơn. Dưới đây là bài viết cùng những gợi ý vì sao bạn chọn sai nghề, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Theo các chuyên gia, vào thời điểm quyết định chọn ngành nghề mà sai thì sẽ phải trả giá bằng thời thanh xuân của mình. Vì lựa chọn nghề nghiệp là bước tiến quan trọng trong sự nghiệp và cần được khảo sát và chọn lọc tỉ mỉ thông qua các tiêu chí như sở thích, thái độ, trình độ học vấn và giá trị thực tiễn của công việc. Tham khảo bài viết
liệu bạn có đang chọn sai nghề? để đưa ra những quyết định đúng đắn cho mình. Còn bài viết dưới đây của
Joboko.com sẽ chỉ rõ nguyên nhân vì sao chọn sai nghề của nhiều người trẻ hiện nay.
Vì sao bạn chọn sai nghề? cách lựa chọn đúng như thế nào?
Nguyên nhân khiến bạn chọn sai nghề, cách chọn nghề sao cho đúng
Bạn đam mê điều gì?
Lựa chọn công việc theo đam mê khẳng định bản lĩnh của bạn bởi cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, lựa chọn công việc theo đam mê đòi hỏi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực và kinh nghiệm.
Bởi vậy, trước hết, hãy thực hiện bài test EQ - bài kiểm tra đánh giá trí tuệ cảm xúc. Một "job seeker" sở hữu trí tuệ cảm xúc thường đánh giá và tin tưởng chính xác về năng lực của bản thân, hiểu những giá trị bạn đang theo đuổi, từ đó đưa ra những phán quyết sáng suốt và hiếm khi hối hận về những quyết định trong lựa chọn nghề nghiệp.
Nếu bạn là một "job seeker" đã có kinh nghiệm, hãy xem xét những điểm mạnh của mình và so sánh chúng với công việc bạn đã làm trong quá khứ để xác định các kỹ năng chính cần có đối với một nghề nghiệp mới. Một số bài trắc nghiệm nghề nghiệp trên Internet có thể giúp bạn hiểu rõ bản thân, rút ngắn lộ trình tìm kiếm
việc làm lý tưởng.
Đánh giá kỹ năng bản thân
Việc lựa chọn nghề nghiệp có thể dễ dàng đối với những người sinh ra đã sở hữu tài năng vượt trội nhưng sẽ rất chật vật đối với những người phải trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm mới có được. Vì vậy, tùy thuộc vào kinh nghiệm cụ thể của mỗi cá nhân ở từng thời điểm mà bạn đưa ra lựa chọn công việc sáng suốt.
Thái độ làm việc
Thái độ làm việc luôn quy định nghề nghiệp mà bạn sẽ chọn bởi nếu bạn chọn một công việc không dựa trên thái độ làm việc, sẽ có rất nhiều xung đột bên trong chính bạn và đối với cả những đồng nghiệp xung quanh về những vấn đề liên quan đến quan điểm cá nhân và tinh thần trách nhiệm. Việc bạn muốn làm việc độc lập, làm việc nhóm
teamwork hay muốn "rinh" về một mức lương cao đều ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp cuối cùng của bạn.
Việc duy trì thái độ tích cực về công việc có thể dẫn đến khả năng quản lý căng thẳng và tinh thần trách nhiệm cũng như tự động viên, khắc phục khó khăn trong công việc.
>> Tham khảo thêm cách duy trì thái độ tích cực tại nơi làm việc Trình độ học vấn
Trình độ học vấn tuy không phải là điều kiện tiên quyết trả lời câu hỏi "Vì sao tôi chọn bạn?" của nhà tuyển dụng nhưng việc nhận thức được trình độ học vấn của bản thân sẽ giúp bạn "lận đận" trong việc có được một công việc phù hợp.
Điều đó có nghĩa là đối với từng loại công việc, bạn sẽ cần phải đạt được một mức mức độ kinh nghiệm nhất định trước khi bạn có thể bắt đầu làm việc trong lĩnh vực đó. Bởi vậy, nỗ lực cải thiện trình độ học vấn giúp người tìm việc làm thu về một "rổ" cơ hội công việc tiềm năng nhất.
Lựa chọn nghề nghiệp sai có nên chọn lại? Giá trị của nghề nghiệp
Những giá trị mà nghề nghiệp mang lại bao gồm kinh nghiệm, tài chính và khả năng phát triển cùng những cơ hội thăng tiến là tiền đề cho một sự nghiệp lâu dài và vững chắc. Bởi vậy, giá trị nghề nghiệp mà bạn mong muốn ở từng thời điểm sẽ quyết định nghề bạn chọn hoặc bạn có nên thay đổi nghề nghiệp hiện tại của mình để tìm kiếm cơ hội mới mẻ và tiềm năng hơn?
Tựu chung lại, thế giới toàn cầu hóa mở ra một sự đa dạng của các cơ hội nghề nghiệp. Vì vậy, mỗi người tìm việc phải "xả thân động não", "hiểu mình hiểu người"
để chọn đúng nghề nghiệp phù hợp với đúng kỹ năng mà bạn có nhằm mang đến nhiều lợi ích cũng như mở rộng cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
Quá trình tìm kiếm việc làm luôn chứa đựng những khó khăn, thách thức bởi bạn thậm chí không biết mình phù hợp với công việc nào. Điều quan trọng nếu muốn có được công việc như mong đợi là bạn cần
biết mình là ai, năng lực của mình thế nào để chọn nghề phù hợp. Lúc này, bạn sẽ biết thế mạnh và điểm yếu của bản thân nên việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ đúng đắn và không phải hối tiếc.