Vì sao bạn mãi không trưởng thành trong công việc?

23/12/2019 14:30
Khi bạn còn nhỏ, bạn không cần quan tâm hành động và cảm xúc, thái độ của mình có phù hợp hay không vì người lớn luôn bao dung với trẻ con. Nhưng nếu đến khi đi làm, bạn vẫn giữ các hành vi trẻ con đó và lâu dần trở thành thói quen khó sửa thì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc. Vậy đâu là lý do khiến bạn mãi chưa trưởng thành trong công việc?
Khi bạn trưởng thành, bạn phải học được cách kiên nhẫn, nắm bắt hoàn cảnh, sự chín chắn để cư xử và thể hiện cảm xúc cho phù hợp. Bạn cần hiểu rõ cái gì nên làm, cái gì không nên. Nhưng dù ít dù nhiều, thi thoảng bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ là điều gì đó không chín chắn, trong cuộc sống ai rồi cũng sẽ mắc sai lầm, đó là điều dễ hiểu và có thể tha thứ được. Tuy nhiên, nếu để hành vi trẻ con tiếp diễn liên tục và trở thành thói quen xấu khiến bạn mất điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp, công việc và sự nghiệp của bạn rất có thể bị lung lay. Dưới đây là 5 thói quen bạn cần tránh.
Đâu là lý do khiến bạn chưa có được sự thành công trong công việc

Lý do vì sao bạn mãi không trưởng thành trong công việc

1. Không tôn trọng khu vực chung

Phòng bếp hay phòng tắm dùng chung ở nơi làm việc là tiện nghi tuyệt vời và bạn nên thấy thoải mái vì được sử dụng chúng khi cần. Nhưng luôn nhớ rằng phòng đó không phải dành cho riêng bạn. Đó là nơi sinh hoạt chung của tất cả đồng nghiệp trong công ty. Nếu bạn luôn là người để thức ăn ôi trong tủ lạnh nhiều tuần liền hay luôn đi muộn trong buổi họp thì đừng trách tại sao đồng nghiệp lại không ưa bạn. Muốn tránh những ấn tượng không mấy tốt đẹp này, bạn cần sử dụng không gian chung có trách nhiệm, dọn dẹp và giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu mắc tính hay quên, hãy đặt lịch nhắc nhở bản thân vào cuối ngày.
Tôn trọng thời gian của đồng nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ. Hãy luôn ý thức được bạn đang làm việc trong một môi trường tập thể, do đó bạn cần phải trở thành người đồng hành tin cậy của đồng nghiệp. Hãy biết động viên, giúp đỡ, quan tâm nhiều hơn tới đồng nghiệp, như vậy hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể đó.

2. Không giúp đỡ đồng nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của mỗi cá nhân là khả năng nhìn nhận sự việc từ trên quan điểm của người khác. Nếu bạn không sẵn sàng giúp đồng đội khi họ cần, không những bạn đang cản trở cả nhóm đạt mục tiêu đề ra mà còn cho thấy tính khí trẻ con của bạn.
Thói quen xấu thường thấy nhất ở nơi làm việc là thái độ "Đó không phải việc của tôi", "Việc đó không liên quan đến tôi". Người có thái độ này sẽ trốn tránh trách nhiệm ngoài công việc được phân công cụ thể và đặt mục tiêu của bản thân lên trên của người khác và cả nhóm, thậm chí là cả tổ chức. Họ không phải nhân viên làm việc nhóm hiệu quả và chỉ giúp đỡ người khác khi rõ ràng có lợi cho họ. Kiểu người này luôn xem mình là cái rốn của vũ trụ, thiển cận và thờ ơ với mọi người xung quanh.
Vậy nên muốn được đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến, bạn cần phải giúp đỡ đồng nghiệp. Đừng chỉ biết tới bản thân mình, bởi trong công việc hay cuộc sống, mọi chuyện khó khăn vướng mắc có thể ập tới bất cứ lúc nào, do vậy, bạn cần phải luôn sẵn sàng chủ động giúp đỡ những người đồng nghiệp của mình.
Làm sao có thể trưởng thành trong công việc

3. Đổ lỗi cho người khác

Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn sẽ mắc nhiều và rất nhiều sai lầm. Ai cũng vậy, đó là điều không thể tránh khỏi. Từ sai lầm đó bạn mới rút ra được bài học và phát triển bản thân trong tương lai. Thế nhưng, phạm sai mà đổ lỗi cho người khác là hành vi không thể chấp nhận được. Đổ lỗi cho người khác bạn có thể thoát được một lần bị quản lý phê bình hay trách phạt nhưng cái bạn mất sẽ là niềm tin và tinh thần hợp tác từ phía đồng nghiệp. Không ai muốn làm việc với một người ích kỷ và hèn nhát.

4. Không chuẩn bị tốt trước khi họp

Chẳng nhân viên nào thích họp hành cả, đặc biệt là một cuộc họp không hiệu quả. Nếu bạn đến họp mà không dành chút thời gian chuẩn bị trước, bạn sẽ làm chậm tiến trình xử lý công việc của cả nhóm và khiến cho tất cả mọi người có mặt đều khó chịu vì lãng phí thời gian vô ích và quản lý sẽ không đánh giá cao năng lực của bạn. Cứ như vậy thì hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp, quản lý sẽ không còn được tốt. Đó cũng là lý do dễ hiểu vì sao bạn không thể trưởng thành nổi trong công việc.

5. Ngồi lê đôi mách

Một nhóm ăn ý và hòa hợp được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau nhưng nền tảng này sẽ sụp đổ bởi hành vi lan truyền tin đồn và nói xấu sau lưng đồng nghiệp. Mọi người thích trò chuyện với nhau ở nơi làm việc để ngày dài mau qua nhưng nếu cuộc trò chuyện xoay quanh tin đồn sẽ chỉ làm phát sinh mâu thuẫn và tạo nên mội môi trường làm việc không lành mạnh. Có sự khác biệt lớn giữa một đồng nghiệp thân thiện với lời hỏi thăm, nói chuyện tán gẫu nhanh và kẻ gây rối lén lút không ngừng tung tin đồn nhảm.
Trong một số trường hợp, hành vi hơi trẻ con không gây hại cho ai cả, ngược lại còn thể hiện cá tính của bạn và giúp gắn kết đồng nghiệp với nhau. Tuy nhiên, bạn cần tránh những hành vi làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp trong quá trình làm việc cũng như tổn hại đến uy tín và sự nghiệp của bản thân mình. Hãy nắm rõ nguyên tắc cơ bản để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, có như vậy mỗi ngày đến công ty của bạn mới có ý nghĩa.
Dù bạn là một người có năng lực tới đâu nhưng nếu không có những cư xử đúng đắn, chừng mực, lịch sự thì bạn sẽ không bao giờ có tiếng nói trong mắt đồng nghiệp của mình cả, khiến cho môi trường làm việc trở nên căng thẳng, khó chịu, đôi khi mâu thuẫn dâng cao không thể giải quyết, sẽ buộc bạn phải đi tìm một việc làm mới. Không ai dám chắc rằng việc làm mới của bạn sẽ tốt hơn việc làm cũ nếu như bạn vẫn giữ cho mình tác phong sống như vậy.
>> Để nhận tin tuyển dụng nhanh nhất, các ứng viên truy cập vào Joboko.com để nhận tin đăng tuyển của nhà tuyển dụng nhé.
>> Quan tâm tới bài viết này, bạn hãy comment bên dưới nhé.

MỤC LỤC:
1. Không tôn trọng khu vực chung
2. Không giúp đỡ đồng nghiệp
3. Đổ lỗi cho người khác
4. Không chuẩn bị tốt trước khi họp
5. Ngồi lê đôi mách

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888