Bản chất cạnh tranh của thị trường việc làm đòi hỏi ứng viên phải có sự chuẩn bị, lập kế hoạch thật kỹ lưỡng không chỉ về mặt năng lực nghiệp vụ mà còn về kỹ năng tìm kiếm việc làm. Kế hoạch đó nên bao gồm việc xác định những vấn đề, khó khăn có thể gặp phải trong quá trình theo đuổi công việc mơ ước để chủ động điều chỉnh từ sớm. Vậy đâu là những lý do khiến bạn ứng tuyển mãi mà vẫn thất nghiệp, chưa tìm được việc làm như ý?
Lý do khiến bạn thất nghiệp, chưa tìm được việc làm
Bạn thắc mắc tại sao bản thân có kiến thức, có năng lực nhưng tuyệt nhiên không nhận được lời mời phỏng vấn nào? Vậy bạn đã từng suy xét đến trường hợp là do bản thân không đáp ứng được các yêu cầu về bằng cấp hoặc chứng chỉ nhà tuyển dụng đưa ra hay chưa? Trên thực tế, đối với nhiều lĩnh vực, nhiều vai trò đặc thù thì bằng cấp là yếu tố tiên quyết cần được xem xét như là cần bằng cử nhân để làm nhân viên R&D hoặc tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ, học bác sĩ nội trú để xin vào bệnh viện công....
Chính vì thế, trước khi tham gia ứng tuyển, bạn hãy chủ động nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng mọi bằng cấp và chứng chỉ liên quan, nếu chưa đạt yêu cầu thì đừng gửi CV xin việc để tránh tốn thời gian cho cả 2 phía.
Bên cạnh bằng cấp thì nền tảng kiến thức, năng lực làm việc thực tế và các kỹ năng thành thạo hay không cũng quyết định việc bạn có nhận được cơ hội việc làm không. Nếu bạn chỉ vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thì đừng nên ứng tuyển làm quản lý, giám sát hay các vị trí dành cho ứng viên senior vì chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội.
Chưa đủ kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm làm việc không thực sự liên quan tới vị trí đang ứng tuyển là nguyên nhân phổ biến tước đi cơ hội việc làm của ứng viên. Nếu đã xác định theo đuổi một công việc, bạn cần cố gắng tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động để tích lũy kinh nghiệm có ích cho công việc tương lai, có thể là ngay từ hoạt động trong trường.
Mặc dù không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng xác nhận lại thông tin trong CV xin việc của bạn từ người tham vấn thông tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đánh giá của sếp cũ hay thầy cô trong trường lại ảnh hưởng tới nhận định của nhà tuyển dụng về bạn. Một nguyên nhân khác có thể khiến bạn thất nghiệp là vì người tham vấn thông tin đã không đưa ra đánh giá tích cực về bạn hoặc cung cấp thông tin rõ ràng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không đáng tin.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của CV xin việc khi đi xin việc. Thậm chí, bạn đáp ứng được tất cả yêu cầu bằng cấp, kỹ năng và kinh nghiệm; đồng thời bạn cũng rất tự tin về năng lực của mình nhưng vì CV không đúng chuẩn, quá sơ sài thì bạn vẫn có thể bị loại. Những sai sót về hình thức hay nội dung thông tin có thể khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp, không có sự nghiêm túc cần thiết.
Khi nói đến tìm việc, ai cũng nghĩ chỉ cần search thông tin rồi thấy ổn thì gửi CV ngay lập tức, rải CV khắp nơi rồi chờ đợi được hẹn phỏng vấn. Tuy nhiên, thực tế là không phải ai cũng biết cách tìm việc làm - tìm ở đâu? tìm như thế nào thì có thể thấy nhiều tin tuyển dụng hữu ích, phù hợp với bạn? Bên cạnh đó, ứng viên được hỗ trợ, giới thiệu công việc thông qua người quen sẽ có khả năng được nhận cao hơn những ứng viên khác vì nhà tuyển dụng ít nhiều sẽ tin tưởng bạn hơn. Nếu bạn còn đang mơ hồ với những vấn đề này thì đó có thể là lý do khiến bạn ứng tuyển mãi mà chưa có việc làm.
Trót lọt qua vòng xét duyệt CV không có nghĩa là bạn đã thực sự có thể yên tâm và chắc chắn sẽ được nhận việc. Thiếu sót trong kỹ năng giao tiếp và chuẩn bị phỏng vấn có thể khiến tất cả công sức của bạn "đổ sông đổ bể".
Mức độ cạnh tranh của mỗi lĩnh vực là khác nhau. Người ta đổ dồn vào lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó càng nhiều nhân tài xuất hiện, càng khó cạnh tranh. Nếu công việc mà bạn đang theo đuổi thuộc lĩnh vực như thế thì khả năng bạn mãi không tìm được việc làm là do các vị trí đều đã có người thích hợp chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, muốn có được công việc mơ ước, bạn cần phải trở nên xuất sắc hơn cả, không ngừng nâng cao năng lực, đoạt thêm nhiều bằng cấp, giải thưởng.
Thị trường lao động có thể chịu tác động của xu hướng, dịch bệnh và thiên tai cùng với nhiều yếu tố khác. Một ví dụ đơn giản là mỗi năm đều sẽ có "mùa tuyển dụng" cao điểm hoặc những thời điểm mà nhu cầu giảm đáng kể. Chưa nói đến dịch bệnh như COVID-19 khiến nhiều công ty khó khăn, phải giải thể, tỷ lệ thất nghiệp tăng thì khi bạn đi xin việc, ứng tuyển càng khó khăn vì cạnh tranh cao và thực chất thì nhiều công ty đang tồn tại cũng phải cắt giảm nhân sự, ít tuyển thêm người.
Những điều kiện khách quan khiến bạn ứng tuyển mà vẫn thất nghiệp
Có thể thấy, có rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới việc bạn có ứng tuyển thành công không, có chấm dứt được thời kỳ thất nghiệp kéo dài hay không. Những mẹo đơn giản giúp bạn vượt qua có thể gồm có:
Tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề chính là điểm mấu chốt giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh thất nghiệp và tìm được vị trí công việc cho riêng mình. Liệu bạn có đang gặp phải vấn đề nào mà JobOKO.com vừa chia sẻ? Hy vọng rằng những góp ý trên đây sẽ có ích với bạn nhé!
MỤC LỤC:
I. Thất nghiệp vì nguyên nhân chủ quan của bản thân
II. Ứng tuyển mãi vẫn chưa tìm được việc vì điều kiện khách quan
III. Mẹo ứng tuyển xin việc đảm bảo thành công
Đọc thêm: 6 sai lầm khi làm sơ yếu lý lịch khiến bạn vẫn thất nghiệp
Đọc thêm: Thay đổi hoặc bạn sẽ mãi là kẻ thất bại trong công việc