Tỷ lệ vượt qua phỏng vấn càng cao, bạn càng có cơ hội lựa chọn và nhận job offer phù hợp nhất, bạn thích nhất. Trường hợp bạn có nhiều phỏng vấn nhưng kết quả luôn là "phỏng vấn đâu trượt đó", rất có thể bạn đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng - đôi khi chính bản thân cũng không nhận thức được.
Buổi phỏng vấn thực chất là vòng test năng lực mang tính chất quyết định để nhà tuyển dụng và ứng viên đi đến kết luận cuối cùng, có "hợp tác" cùng nhau hay không.
Với nhà tuyển dụng, phỏng vấn chính là thước đo mức độ phù hợp (năng lực, kỹ năng) của ứng viên cho vị trí mà họ đang tuyển dụng cũng như xác nhận lại các thông tin mà ứng viên đề cập trong CV xin việc có trung thực hay không.
Với ứng viên, phỏng vấn không chỉ là cơ hội để chứng minh bản thân mình là người phù hợp nhất với vị trí việc làm mà còn là cơ hội để đánh giá tổng quan về môi trường làm việc thông qua cách mà nhà tuyển dụng tổ chức phỏng vấn hay trả lời các câu hỏi mà họ quan tâm. Từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác có nhận việc hay không.
Ngay cả khi đã thể hiện rất tốt trong buổi phỏng vấn, trả lời các câu hỏi một cách tự tin và rõ ràng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã vượt qua phỏng vấn, sẽ có những trường hợp phỏng vấn thất bại, dù nhiều hay ít.
Việc bạn tham gia 5 phỏng vấn và qua 3 trượt 2 vẫn có thể hiểu được, tuy nhiên, nếu tỷ lệ này là trượt 5/5 hoặc 4/5 sẽ dễ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo dài, ảnh hưởng đến thu nhập, bắt đầu cảm thấy tự ti về bản thân và bế tắc. Quan trọng hơn cả là bạn không nhận ra sai lầm của mình, tìm hiểu xem tại sao phỏng vấn thất bại và cứ tiếp tục phạm phải trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo để nhận về chuỗi thất bại.
Việc mắc phải một trong số các lỗi dưới đây có thể chưa đủ khiến bạn bị loại nhưng nếu bạn vô tình phạm phải 2 - 5 lỗi liên tiếp thì hậu quả chắc chắn là trượt phỏng vấn.
Cho dù bạn có là một ứng viên tiềm năng thế nào nhưng nếu bạn đến phỏng vấn muộn (báo trước hoặc không) thì đều là một lỗi lớn có thể khiến nhà tuyển dụng đánh trượt phỏng vấn. Môi trường chuyên nghiệp nào cũng yêu cầu nhân sự chuyên nghiệp, tuân thủ quy định về giờ giấc và quản lý tốt thời gian.
Đến phỏng vấn muộn là một trong những lý do phổ biến khiến ứng viên bị trượt phỏng vấn
Hành vi thể hiện học thức, văn hóa và thói quen của một cá nhân. Bạn có thể có bằng cấp cao, kinh nghiệm ổn, kỹ năng thành thạo, trả lời phỏng vấn cũng rất tốt nhưng nếu nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kiểu đi đứng kỳ quặc, nhai kẹo cao su, rung chân, gật gù, ngáp hay xem giờ nhiều lần, ... trong phỏng vấn (và ngay từ khi đến/ ra về), rất có thể bạn sẽ bị loại vì lý do tác phong, không phù hợp với môi trường làm việc.
Ấn tượng thị giác có một ý nghĩa mà bạn có thể đã không đánh giá đúng. Dù bạn có ứng tuyển các vai trò lao động phổ thông, làm việc chân tay nhưng bạn vẫn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, sạch sẽ thơm tho khi đến phỏng vấn. Xuề xòa, mặc những bộ đồ không phù hợp không chỉ khiến bạn nhếch nhác đi mà còn dễ bị cho là bạn không hiểu về môi trường làm việc, không tôn trọng người phỏng vấn,...
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tiêu cực, hoặc đơn giản là ấn tượng mờ nhạt với ứng viên trong phỏng vấn nhưng nhiều bạn lại không hiểu được. Quá tự tin hoặc vì chưa tìm hiểu kỹ về những gì cần chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn có thể "quên mất":
Một nguyên nhân khác khiến nhiều ứng viên trượt phỏng vấn là vấn đề thái độ. Không dễ để khẳng định thế nào là một thái độ hoàn hảo của ứng viên khi tham gia phỏng vấn, nhưng chắc chắn thái độ tệ thì có thể liệt kê hàng loạt. Việc bạn hất cằm khi nói, kiêu ngạo hoặc tự ti, co rúm lại hay cãi tay đôi với nhà tuyển dụng, ngắt lời họ, tuyên bố những nội dung khó chấp nhận "Công ty sẽ phải hối hận nếu không tuyển tôi",... sẽ khiến bạn bị loại.
Nội dung chính của phỏng vấn là các câu hỏi - nhà tuyển dụng hỏi ứng viên là chủ yếu và ứng viên cũng sẽ có cơ hội đặt câu hỏi ngược lại. Nếu nhà tuyển dụng hỏi 10 câu, bạn chỉ trả lời tốt 1, 2 câu thì gần như không có cơ hội nào cho bạn - dù có lịch sự hay thể hiện sự khéo léo đến đâu.
Không biết nói gì, ấp úng, trả lời sai hoặc thiếu thuyết phục có nghĩa là trình độ, năng lực, kinh nghiệm của bạn không phù hợp. Nhà tuyển dụng đều "chấm điểm" cho mỗi ứng viên trong phỏng vấn, khi không trả lời được, bạn có điểm thấp hơn ứng viên khác và bị đánh trượt.
Gần như 100% ứng viên tham gia phỏng vấn đều sẽ căng thẳng khi đối diện với nhà tuyển dụng, bạn có một chút áp lực cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, nếu bạn run lập cập, nói không rõ lời, trả lời lộn xộn khó nghe thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi là liệu bạn có đủ chuyên nghiệp, sức khỏe tinh thần để làm việc hay không? Hơn thế nữa, thực tế là đa số nhà tuyển dụng thích tuyển nhân viên tự tin, đáng tin cậy, tươi sáng.
Thái độ gay gắt, kể tội, dùng những từ ngữ tiêu cực khi nói về công ty cũ, sếp hoặc đồng nghiệp cũ sẽ làm cho người phỏng vấn bạn phản cảm. Chưa nói đến độ chính xác của thông tin bạn chia sẻ ra sao nhưng việc bạn có cái nhìn như vậy với công ty cũ (dù thực tế có thể còn tệ hơn) thì nhà tuyển dụng cũng dè chừng và không muốn tuyển bạn.
Trường hợp dở khóc dở cười trong phỏng vấn là khi ứng viên lên tiếng chê bai công ty mình đang ứng tuyển, chẳng hạn như "Tôi thấy sản phẩm của công ty... và tôi tin rằng khi vào làm việc, tôi có thể thay đổi,...". Nếu bạn phạm phải lỗi này thì chắc chắn rằng bạn đã có một vé trượt phỏng vấn.
Ngoài những lý do "chắc chắn" sẽ trượt phỏng vấn ở trên, theo các chuyên viên nhân sự cao cấp tại JobOKO, một số lý do chủ quan khác xuất phát từ quan điểm và góc độ nhà tuyển dụng cũng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn cuối cùng, cụ thể như:
Quan điểm của các nhà tuyển dụng cho rằng các ứng viên thiếu hoặc chưa có định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ rất dễ chán việc và rơi vào tâm lý "đứng núi này trông núi nọ". Chính điều này sẽ gây ra những khó khăn và tốn kém nhiều chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp, tổ chức.
Vì vậy, xu hướng chung của nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều sự quan tâm cho các ứng viên có mục tiêu sự nghiệp cụ thể, có cam kết gắn bó với công việc và công ty lâu dài.
Việc PR kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc của bản thân trong buổi phỏng vấn là cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác và chiếm được thiện cảm cũng như sự hài lòng từ phía nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên nếu thổi phồng hay PR quá đà khả năng của bản thân sẽ tạo ra các hiệu ứng ngược lại. Bởi lẽ nhà tuyển dụng là người đã có nhiều kinh nghiệm và sẽ rất khó để bạn có thể "múa rìu qua mắt thợ". Hơn nữa mục đích của họ là tìm kiếm các ứng viên "phù hợp nhất" chứ không phải "hoàn hảo nhất".
Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện nếu ứng viên PR bản thân quá đà
Buổi phỏng vấn là cơ hội để các ứng viên thể hiện khả năng "chào hàng" và chinh phục nhà tuyển dụng. Vì thế không có lý gì khi bạn chào hàng bằng các thông tin quá "nghèo" giá trị hay các thông tin đã có sẵn trong CV xin việc mà đòi hỏi nhà tuyển dụng phải chọn mình mà không phải các ứng viên khác.
Tất nhiên với một số vị trí tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng, ứng viên trúng tuyển sẽ được đào tạo lại từ đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là ứng viên yếu các kiến thức chuyên môn sẽ được "chọn".
Dưới góc độ của nhà tuyển dụng, họ phải nhìn thấy ít nhất một "điểm sáng" nào đó từ các ứng viên để chắc chắn ứng viên đó có thể đảm nhận được công việc. Ngay cả kiến thức chuyên môn yếu kém thì ứng viên khó lòng có thể mà làm tốt được công việc được giao.
Sau khi trượt phỏng vấn quá nhiều, dù là ai cũng sẽ buồn phiền, bực bội hoặc chán nản, mất định hướng. Tuy nhiên, nếu muốn vượt qua khủng hoảng và đi đúng hướng, bạn cần xốc lại tinh thần và bắt đầu lại bằng cách:
Cần làm gì sau khi trượt phỏng vấn?
Những sai lầm trong phỏng vấn khiến bạn bị đánh trượt đều có thể khắc phục với những điều chỉnh chuẩn hơn, chuyên nghiệp hơn, bắt đầu từ lúc tìm việc.
Khác với những lầm tưởng rằng càng ứng tuyển nhiều, chúng ta càng có thêm cơ hội việc làm. Chính việc gửi rải CV tràn lan khiến bạn không có thời gian và tâm huyết để sàng lọc kỹ lưỡng, hiểu về công việc và công ty mình ứng tuyển cũng như có sự chuẩn bị, thể hiện ở trạng thái tốt nhất.
Do đó, một cách tuyệt vời để phỏng vấn tốt hơn và trúng tuyển việc làm bạn muốn là hãy thay đổi từ tư duy và cách tìm việc, chỉ ứng tuyển công việc thực sự phù hợp sau khi bạn đã đọc kỹ JD, đánh giá các tiêu chuẩn, yêu cầu, mức lương... Bằng cách giới hạn số lượng việc làm đã được chọn kỹ, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn.
Tiếp theo đó, hãy chuyển sang bước kế tiếp là đầu tư cho quá trình chuẩn bị phỏng vấn. Bạn cần hiểu rằng, có những hình thức phỏng vấn khác nhau và giữa chúng sẽ có khác biệt nhất định - phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua video, phỏng vấn qua điện thoại - nhưng vẫn có những điểm chung mà bạn chắc chắn phải hiểu, chuẩn bị để sẵn sàng nhất.
Những điều bạn cần chuẩn bị trước phỏng vấn xin việc là:
Nền tảng kết nối nhân sự toàn diện JobOKO.com đã và đang cung cấp rất nhiều tiện ích cho người tìm việc, trong đó có các bộ câu hỏi phỏng vấn phân loại theo từng ngành nghề, vai trò khác nhau như Câu hỏi phỏng vấn kế toán, Câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân, Câu hỏi phỏng vấn giáo viên và gần như tất cả các công việc khác nữa. Bạn có thể tìm đọc để tham khảo vì câu hỏi do JobOKO chia sẻ có kèm gợi ý, hướng dẫn trả lời.
Chuẩn bị là bước quan trọng để buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao
Khi chính thức bước vào các cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, có một số tiêu chí đánh giá ứng viên nên biết để thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp nhất của mình:
Trượt phỏng vấn là điều không ai mong muốn và dù nguyên nhân là gì thì bạn cũng nên hoàn thiện kỹ năng tìm việc, phỏng vấn để cải thiện kết quả. Chuyên nghiệp từ những tiểu tiết, lưu ý nhỏ chắc chắn sẽ đảm bảo thành công cho bạn trên hành trình tìm việc.
MỤC LỤC:
I. Tầm quan trọng của phỏng vấn khi xin việc làm
II. Sẽ như thế nào nếu bạn trượt phỏng vấn liên tục?
III. Lý do vì đâu khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần?
IV. Vượt qua khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn
V. Cách khắc phục lỗi khiến bạn trượt phỏng vấn
Đọc thêm: Vì sao đã chuẩn bị rất kỹ mà vẫn trượt vòng phỏng vấn?