Phiên dịch là làm gì? Những ai phù hợp theo nghề phiên dịch?
Phiên dịch viên tiếng Anh, phiên dịch viên tiếng Hàn... đều là những vai trò mơ ước, có thu nhập khá cạnh tranh và nhiều cơ hội phát triển. Nhiều người có thể trả lời rằng những ai thành thạo, xuất sắc ngoại ngữ có thể làm nghề biên dịch. Tuy vậy, đáp án này là chưa đủ. Nếu như bạn quan tâm tới nghề nghiệp phiên dịch, đồng thời muốn tìm hiểu để chuẩn bị cho tương lai thì hãy cân nhắc dựa trên những tiêu chí toàn diện hơn nhé.
MỤC LỤC:
I. Phiên dịch là làm gì?
II. Lương phiên dịch có cao không?
III. Những ai phù hợp theo nghề phiên dịch?
IV. Có những vị trí phiên dịch nào?
V. Kinh nghiệm tìm việc làm phiên dịch, phiên dịch viên
Những điều cần biết về việc làm Phiên dịch
I. Phiên dịch là làm gì?
1. Phiên dịch là gì?
Về mặt ngôn ngữ, định nghĩa phiên dịch là trình bày, truyền đạt, thông dịch một thông điệp từ ngôn ngữ (hoặc ký hiệu) này sang ngôn ngữ hoặc ký hiệu khác tương đương, giữ nguyên được ý nghĩa, sắc thái của ngôn ngữ nguồn. Phiên dịch là phương pháp để giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu giữa người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.
Những người làm công việc phiên dịch được gọi là Interpreter trong tiếng Anh - thông dịch viên hoặc phiên dịch viên. Với công việc này, bạn sẽ phải giải thích nhanh chóng và cẩn thận ý nghĩa, giọng điệu và mục đích của thông điệp gốc sang ngôn ngữ đích hoặc ngôn ngữ được thông dịch.
Đọc thêm: Học ngoại ngữ nên chọn làm Biên dịch hay phiên dịch?
2. Có các hình thức phiên dịch nào?
Thực tế, có 3 hình thức phiên dịch chính: Dịch đuổi, dịch đồng thời và dịch trực quan. Phiên dịch đồng thời yêu cầu phiên dịch viên lắng nghe và dịch sang ngôn ngữ đích cùng lúc với người nói, người phát biểu; dịch đuổi là phiên dịch viên dịch sau khi người nói ngôn ngữ nguồn ngừng phát biểu, giao tiếp và dịch trực quan là dịch văn bản viết bằng miệng. Tùy vào các trường hợp cụ thể - thương mại, thương thảo hợp đồng, dịch trên tòa, bệnh viện... mà phiên dịch viên được yêu cầu sử dụng các hình thức phiên dịch khác nhau.
Đa số mọi người khi nghĩ về phiên dịch đều là dịch trực tiếp, chẳng hạn như ở tòa án, trường học hay cơ sở y tế, dịch trong cuộc họp, cuộc đàm phán. Tuy nhiên, phiên dịch từ xa cũng có thể được thực hiện thông qua thông dịch qua điện thoại hoặc qua video. Bất kể dưới hình thức nào, phiên dịch viên phải có trình độ ngoại ngữ xuất sắc, có khả năng phân tích và chuyển tải thông điệp giữa các ngôn ngữ một cách nhanh chóng và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như các tiêu chuẩn hành nghề.
II. Lương phiên dịch có cao không?
Lương phiên dịch viên cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và đặc biệt là cặp ngôn ngữ bạn phụ trách phiên dịch. Lấy ví dụ, lương phiên dịch tiếng Nhật thuộc vào loại cao nhất, có thể lên tới 30 - 40 triệu/ tháng là phổ biến cho những bạn có 2 - 3 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, lương phiên dịch viên tiếng Hàn thì trung bình khoảng 20 triệu/ tháng, tiếng Trung sẽ thấp hơn một chút.
Không chỉ vậy, nghề phiên dịch còn có những vị trí như Nhân viên biên phiên dịch (kết hợp) thì mức lương có thể thấp hơn so với phiên dịch (do công việc phiên dịch thường không thường xuyên). Đổi lại, phiên dịch kiêm trợ lý giám đốc chẳng hạn thì lương lại cao hơn hẳn.
Với những bạn theo nghề phiên dịch có nhiều năm kinh nghiệm, giỏi ngôn ngữ và thậm chí là có uy tín trong nghề thì mức thu nhập cao hơn nữa, có thể làm việc dưới hình thức freelancer - không phục vụ nội bộ cho một công ty, doanh nghiệp mà nhận tham gia phụ trách các sự kiện cần phiên dịch. Đây là vị trí phiên dịch viên cao cấp và thu nhập có thể đạt từ 1 tới 5, 6 triệu/ giờ hoặc 1 buổi dịch (tùy ngôn ngữ, tầm quan trọng của sự kiện).
Chính xác thì lương phiên dịch khá cao và cạnh tranh, một phần do thị trường lao động thiếu nhân sự chất lượng.
Thu nhập của Phiên dịch cao hay thấp?
III. Những ai phù hợp theo nghề phiên dịch?
Một phiên dịch viên giỏi không chỉ là một nhà ngôn ngữ có bằng cấp hay giao tiếp thành thạo ngoại ngữ. Bạn sẽ phải sẵn sàng và có thể trở thành một người lắng nghe tốt, có sự đồng cảm, thích nghi nhanh và hiểu được tình huống. Các tình huống phiên dịch có thể gây khó chịu cho những người không phải là người bản ngữ và viên dịch viên nên cố gắng làm cho trải nghiệm thoải mái nhất có thể.
1. Khả năng ngôn ngữ tuyệt vời
Đầu tiên và quan trọng nhất, phiên dịch viên cần phải có năng lực xuất sắc trong ngôn ngữ mà bạn phiên dịch. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Khi một phiên dịch viên đang làm việc tại hiện trường, bạn có thể không có thời gian để tham khảo từ điển bách khoa toàn thư hay tra từ trên máy tính, điện thoại. Cần phải có vốn từ vựng phong phú và kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt.
Ngoài khả năng nói tốt như người bản ngữ, phiên dịch viên cần kiến thức ngữ pháp và khả năng diễn giải thành ngữ, sắc thái và ẩn dụ trong hội thoại.
2. Kiến thức chuyên ngành
Hầu hết các phiên dịch viên làm việc trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể (ví dụ phiên dịch kỹ thuật, tài chính, pháp lý...). Nghĩa là, bạn sẽ cần phải có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định để trở thành những người phiên dịch thành công. Cho dù bạn có bằng cấp và chứng chỉ phiên dịch nhưng nếu chuyên về dịch y tế thì khi bất ngờ được yêu cầu dịch thủy điện, chưa chắc bạn đã có đủ từ vựng và phản ứng đủ nhanh là làm tốt.
3. Am hiểu văn hóa
Phiên dịch viên không chỉ phải thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ mà còn phải hiểu biết văn hóa về ngôn ngữ mà bạn phiên dịch. Đây là khả năng phát hiện một số tín hiệu phi ngôn ngữ hoặc phong tục cụ thể cho một nhóm người hay vị trí địa lý cụ thể. Nắm vững các chuẩn mực văn hóa sẽ giúp phiên dịch viên truyền đạt tốt hơn những gì mà một người không phải là người bản ngữ đang cố gắng vượt qua.
4. Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp, tương tác, giải thích và thuyết phục, ra phán đoán và xử lý tình huống nhanh luôn rất quan trọng đối với phiên dịch viên. Nếu như bạn quá hướng nội hoặc có kỹ năng mềm kém, có lẽ bạn chưa thực sự sẵn sàng với nghề phiên dịch vì khó thích nghi và theo kịp.
Đọc thêm: Người làm phiên dịch chỉ giỏi ngoại ngữ thôi đã đủ chưa?
IV. Có những vị trí phiên dịch nào?
Các vị trí việc làm phiên dịch phổ biến và tuyển nhiều nhất hiện nay là:
- Phiên dịch tiếng Anh/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Anh.
- Phiên dịch tiếng Hàn/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Hàn.
- Phiên dịch tiếng Nhật/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Nhật.
- Phiên dịch tiếng Trung/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Trung.
- Phiên dịch tiếng Đức/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Đức.
- Phiên dịch tiếng Pháp/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Pháp.
- Phiên dịch tiếng Nga/Nhân viên biên phiên dịch tiếng Nga.
Trong đó, các vai trò phiên dịch tiếng Đức, Pháp, Nga thì tuyển ít hơn và tùy ngành, tùy lĩnh vực. Trong khi đó, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ có nhu cầu tuyển biên phiên dịch nhiều nhất.
V. Kinh nghiệm tìm việc làm phiên dịch, phiên dịch viên
Tìm việc làm phiên dịch có thể dễ dàng hơn với các bạn có nhiều kinh nghiệm hoặc có chứng chỉ, từng học chuyên về phiên dịch ở nước ngoài. Tuy nhiên, với đa số mọi người thì ứng tuyển phiên dịch viên là một thử thách thực sự. Bạn sẽ cần chuẩn bị khá nhiều khi tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực cạnh tranh như thế này.
Lưu ý gì khi tìm việc làm Phiên dịch?
Một số kinh nghiệm tìm việc làm phiên dịch sau đây có thể giúp bạn sẵn sàng hơn:
- Tìm việc làm phiên dịch qua kênh uy tín để tiếp cận được nhiều cơ hội: Chỉ tìm kiếm từ khóa phiên dịch, bạn sẽ thấy nhiều thông tin nhưng rất khó để lựa chọn ứng tuyển vào đâu. Hơn nữa, bằng cách "search Google" thì bạn gần như cũng không có cơ hội tiếp cận với tin tuyển dụng từ doanh nghiệp lớn, uy tín. Nền tảng tuyển dụng như JobOKO thu gom việc làm phiên dịch, biên phiên dịch từ tất cả các nguồn trên internet, lọc tránh trùng lặp rồi mới hiển thị trên trang nên đảm bảo bạn không bỏ lỡ cơ hội việc làm tốt, lương cao khi tìm việc làm trên JOBOKO.com.
- Biết cách tạo CV xin việc phiên dịch viên: CV là tài liệu quan trọng dù bạn ứng tuyển ngành nghề nào và đặc biệt cần được suy xét nhiều hơn khi bạn tìm việc làm phiên dịch. Nên viết CV bằng ngoại ngữ hay gửi CV tiếng Việt (hoặc cả 2)? CV có cần nhấn mạnh vào những phần nào thì sẽ thu hút và chinh phục được nhà tuyển dụng? Hãy tham khảo các mẫu CV xin việc được thiết kế chuyên nghiệp trên JobOKO và xem kỹ cách viết CV xin việc phiên dịch để đảm bảo bạn gửi đi bản CV tốt nhất, phù hợp nhất của mình nhé.
- Lưu ý khi phỏng vấn vị trí phiên dịch: Phỏng vấn tìm việc làm phiên dịch chưa bao giờ là dễ dàng. Ít nhất, bạn hãy sẵn sàng cho lời giới thiệu bản thân bằng ngoại ngữ bạn thành thạo, sau đó luyện tập trả lời phỏng vấn các câu hỏi cơ bản nhất, sẵn sàng phiên dịch thử một đoạn hội thoại cũng như duy trì phong thái tự tin, chuyên nghiệp trước nhà tuyển dụng.
JobOKO vừa giúp bạn hiểu hơn về nghề phiên dịch, hy vọng qua những chia sẻ ngắn gọn ở trên, bạn có thể hình dung rõ ràng phiên dịch là làm gì, cơ hội nhận mức lương ra sao và tự đánh giá xem mình có phù hợp với nghề hay không.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.