VPS là gì? Ưu điểm và nhược điểm của VPS

01/08/2021 09:00
VPS là một dạng lưu trữ đám mây dựa trên mô hình nhiều người dùng, trong đó tài nguyên máy chủ ảo hóa được cung cấp cho người dùng cuối qua Internet thông qua đám mây hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Bài viết dưới đây JOBOKO.com sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn về VPS là gì cũng như ưu nhược điểm ra sao?

Mỗi VPS được cài đặt trên máy chủ vật lý được vận hành bởi đám mây hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Về cơ bản mỗi VPS chạy hệ điều hành (OS) và các ứng dụng riêng cũng như chiếm dụng tài nguyên hệ thống riêng.

Những thông tin cần biết về VPS

I. VPS là gì?

VPS là viết tắt của từ Virtual Private Server hay máy chủ riêng ảo, và đây cũng là một trong những dịch vụ lưu trữ phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể sử dụng cho trang web của mình. Máy chủ riêng ảo này sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra cho người dùng một kho lưu trữ riêng biệt trên một máy chủ có nhiều người dùng.
VPS được đánh giá là một trong những giải pháp lưu trữ an toàn và hiệu quả, bởi cung cấp cho người dùng không gian lưu trữ chuyên dụng, tuy quy mô nhỏ hơn nhưng giá thành sẽ rẻ hơn so với thuê toàn bộ server riêng.
VPS Hosting thường được sử dụng bởi chủ sở hữu của trang web có lượng truy cập trung bình vượt quá giới hạn của gói lưu trữ thông thường, nhưng vẫn chưa cần đến tài nguyên của một server chuyên dụng.
VPS thường cung cấp nhiều hơn một gói dịch vụ lưu trữ, để phù hợp với các nhu cầu kinh doanh khác nhau và cho phép bạn mở rộng quy mô lưu trữ cho trang web của mình mà không cần thêm một kho lưu trữ riêng biệt.

II. VPS hoạt động như thế nào?

Máy chủ web về cơ bản là máy tính lưu trữ các file và cơ sở dữ liệu cần thiết cho trang web của bạn. Bất cứ khi nào khách truy cập trang web của bạn, trình duyệt của họ sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ của bạn và máy chủ sẽ chuyển các file cần thiết qua mạng Internet. Dịch vụ lưu trữ VPS cung cấp cho người dùng máy chủ ảo mô phỏng máy chủ vật lý, tuy nhiên, trên thực tế, máy chủ vẫn đang được chia sẻ với các người dùng khác.
Máy chủ web về cơ bản là máy tính lưu trữ các file và cơ sở dữ liệu cần thiết cho trang web của bạn. Bất cứ khi nào khách truy cập trang web của bạn, trình duyệt của họ sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ của bạn và máy chủ sẽ chuyển các file cần thiết qua mạng Internet.
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sử dụng công nghệ ảo hóa để ảo hóa máy chủ, chia máy chủ thành các phân vùng và cho phép người dùng cài đặt hệ điều hành cũng như phần mềm trên từng phân vùng riêng biệt, vừa đảm bảo quyền riêng tư vừa cấp quyền kiểm soát cho người dùng.
Trên thực tế, công nghệ VPS cũng tương tự như tạo phân vùng trên máy tính để chạy song song nhiều hệ điều hành mà không cần khởi động lại máy tính.
Sử dụng VPS cho phép người dùng thiết lập trang web của mình trong vùng chứa an toàn với các tài nguyên hệ thống được đảm bảo (bộ nhớ, dung lượng ổ cứng, lõi CPU, ...) mà không phải chia sẻ với những người dùng khác. Với dịch vụ lưu trữ VPS, bạn được cấp quyền quản trị cao nhất, giống như khi bạn sở hữu máy chủ chuyên dụng, nhưng với chi phí thấp hơn nhiều.

Cách thức hoạt động của VPS

III. VPS vs Web Hosting

Trên thực tế có nhiều loại web hosting khác nhau cho phép người dùng thực hiện các mức độ tùy chỉnh khác nhau trên máy chủ. Về cơ bản các web hosting này khác nhau về giá cả, hiệu suất (chẳng hạn như thời gian tải trang) và tính khả dụng của dịch vụ (chẳng hạn thời gian hoạt động).
Dưới đây là danh sách một số web hosting phổ biến nhất hiện nay và điểm khác so với VPS:

1. Shared Hosting

Shared Hosting là giải pháp lý tưởng cho chủ sở hữu trang web có lưu lượng truy cập thấp, bao gồm hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và blogger. Theo đó với Shared Hosting, người dùng sẽ chia sẻ máy chủ vật lý của mình cùng một số người dùng khác (là khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trữ của nhà cung cấp) và không được phân bổ tài nguyên chuyên dụng, thậm chí có thể bị ảnh hưởng bởi những người dùng dịch vụ khác.
Cụ thể nếu lưu lượng truy cập website nào đó trên máy chủ (server) tăng đột biến, sẽ khiến việc tải trang web của bạn và các trang web khác bị lâu hơn một chút.

2. Cloud Hosting

Với Cloud Hosting, người dùng sẽ không sử dụng một máy chủ duy nhất mà là một cụm máy chủ chạy trên đám mây. Mỗi máy chủ trong cụm máy chủ sẽ lưu trữ một bản sao cập nhật trang web. Trong trường hợp nếu một trong số các máy chủ bận, cụm máy chủ sẽ tự động chuyển hướng lưu lượng truy cập đến máy chủ khác ít bận hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng Cloud Hosting sẽ hạn chế tối đa trường hợp trang web bị sập, ngừng hoạt động do các sự cố, lỗi liên quan đến máy chủ.

3. WordPress Hosting

Dịch vụ WordPress Hosting được thiết kế chủ yếu dành cho chủ sở hữu trang web WordPress. Máy chủ được cấu hình và bao gồm một số tính năng chỉ dành riêng cho WordPress, bao gồm cài đặt bằng một cú click chuột, plug-in được cài đặt sẵn và giao diện dòng lệnh WP.
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cung cấp WordPress Hosting như một phần của dịch vụ Shared Hosting.

4. Dedicated Hosting

Sử dụng Dedicated Hosting đồng nghĩa với việc bạn đang thuê toàn bộ máy chủ vật lý cho doanh nghiệp của mình. Nếu đang sở hữu trang web có lưu lượng truy cập cao, Dedicated Hosting được xem là giải pháp tốt nhất, cung cấp tốc độ nhanh, linh hoạt và hoàn toàn có thể tùy chỉnh.
Điểm trừ duy nhất của dịch vụ lưu trữ này là giá hơi chát và không phù hợp với các trang web vừa và nhỏ.

IV. Ưu điểm và nhược điểm của VPS

VPS có thể là một giải pháp lưu trữ lý tưởng, tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn vẫn nên cân nhắc một số ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ này:

1. Ưu điểm:

  • Nhanh và đáng tin cậy hơn máy chủ Shared Hosting.
  • Bạn sẽ không gặp phải các vấn đề về tài nguyên bởi VPS được đảm bảo về các thông số như bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý.
  • Website của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như lượng truy cập trang web khác tăng đột biến.
  • Bạn có quyền quản trị cao nhất trong server của mình.
  • Quyền riêng tư cao hơn, vì các files và kho dữ liệu sẽ bị khóa khỏi hệ thống server của người dùng khác.
  • Dễ dàng nâng cấp. Khi trang web của bạn phát triển, bạn có thể dễ dàng nâng cấp tài nguyên server của mình, như RAM, CPU, dung lượng đĩa,...

2. Nhược điểm:

  • Giá cao hơn Shared Hosting.
  • Đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật để bạn quản lý tốt server của mình.
  • Nếu cấu hình server không đúng có thể gây ra lỗ hổng bảo mật.

V. Khi nào nên sử dụng gói lưu trữ VPS?

VPS thường được chọn khi website của bạn có tốc độ tăng trưởng vượt giới hạn gói Shared Hosting. Kể cả khi gói Shared Hosting cao nhất cũng không giúp vận hành trang web của bạn một cách trơn tru, thì đã đến lúc bạn nâng cấp lên gói VPS.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp bạn nên sử dụng gói VPS ngay khi mới bắt đầu. Ví dụ như: Khi bạn đã sẵn sàng cho một trang web thương mại điện tử lớn, nơi bạn cần một server mạnh để đảm bảo thanh toán nhanh, an toàn và ổn định. Trên thực tế, nếu bạn cần lưu trữ những thông tin nhạy cảm hoặc phải thanh toán trực tuyến, VPS có thể giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến bảo mật và đánh cắp thông tin.

Lợi ích khi sử dụng gói lưu trữ VPS

VI. Giải pháp nào có thể thay thế VPS?

Một trong những điểm yếu của VPS là bạn cần phải tự mình quản lý server. Nếu server không được cấu hình đúng và duy trì tốt, bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến bảo mật và năng suất kém. Dịch vụ Quản lý VPS Hosting đã ra đời như một giải pháp cho vấn đề này, bởi sẽ cung cấp cho bạn một gói hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ.
Dịch vụ Quản lý VPS tuy còn mới mẻ trên thị trường nhưng ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ mang đến cho khách hàng của mình. Dịch vụ này sẽ giúp thiết lập và vận hành server theo yêu cầu của bạn, giám sát server, xử lý sao lưu và bộ nhớ đệm, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên dụng 24/7 cho tất cả khách hàng sử dụng VPS.
Dịch vụ lưu trữ VPS sẽ cung cấp cho bạn một kho tài nguyên riêng biệt và cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát mà không cần bạn phải sở hữu một server chuyên dụng. Đây được xem là một giải pháp tuyệt vời cho các trang web có lượng truy cập từ trung bình đến cao, cần nhiều tài nguyên hoặc các trang thương mại điện tử.
Nếu bạn muốn có một môi trường lưu trữ đáng tin cậy, có quy mô với mức giá thân thiện thì đừng bỏ lỡ dịch vụ lưu trữ VPS cho trang web của mình.

MỤC LỤC:
I. VPS là gì?
II. VPS hoạt động như thế nào?
III. VPS vs Web Hosting
IV. Ưu điểm và nhược điểm của VPS
V. Khi nào nên sử dụng gói lưu trữ VPS?
VI. Giải pháp nào có thể thay thế VPS?

Đọc thêm: Real-time Analytics là gì? có ý nghĩa như thế nào với việc thiết kế phần mềm doanh nghiệp?

Đọc thêm: Cloud advertising là gì? Lợi ích của quảng cáo trên nền tảng điện toán đám mây

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888