Job Sharing là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức chia sẻ công việc

Trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty lớn, Job Sharing không phải một việc hiếm lạ. Job Sharing được coi là giải pháp giúp tận dụng khả năng của các nhân viên, phối hợp nó với nhau để hoàn thành công việc với hiệu suất tối đa. Tuy vậy, không phải ai cũng biết Job Sharing là gì, ưu và nhược điểm của hình thức này ra sao.

MỤC LỤC:
1. Job Sharing là gì?
2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chia sẻ công việc
3. Cách triển khai Job Sharing
4. Vì sao hình thức chia sẻ công việc phổ biến?
5. Mẹo để thử triển khai Job Sharing ở nơi làm việc

Job Sharing là một thực tế khá phổ biến trong khu vực doanh nghiệp tư nhân. Một nghiên cứu của SHRM (Mỹ) cho thấy trong số các tổ chức có sự sắp xếp công việc linh hoạt, có 8% chạy chương trình Job Sharing một cách chính thức. Ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ cũng có chính sách thúc đẩy Job Sharing và sắp xếp công việc linh hoạt khác. Để biết rõ hơn về khái niệm Job Sharing, hãy cùng chuyên trang tuyển dụng, tư vấn việc làm Blog JOBOKO tìm hiểu qua bài viết sau.

job sharing la gi cach trien khai job sharing

Job Sharing được hiểu như thế nào? cách thực hiện ra sao?

1. Job Sharing là gì?

Job Sharing tiếng Việt là Chia sẻ công việc, đề cập đến một kiểu sắp xếp công việc linh hoạt, trong đó hai nhân viên phối hợp làm việc theo lịch trình bán thời gian để hoàn thành công việc mà bình thường một người làm toàn thời gian sẽ phụ trách.
Job Sharing có thể hấp dẫn đối với những người lao động đang tìm cách giảm thời gian làm việc của họ để chăm sóc cho ai đó ở nhà hoặc đơn giản là họ đang tìm kiếm một công việc nhẹ nhàng hơn mà không phải bỏ việc hoàn toàn. Sắp xếp công việc linh hoạt có thể giúp nhà tuyển dụng giữ lại những người lao động có kinh nghiệm, những người đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, Job Sharing còn có thể giảm chi phí lợi ích cho người sử dụng lao động, tùy thuộc vào chính sách phúc lợi của công ty.

2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chia sẻ công việc

Khi tiến hành Job Sharing, những người chia sẻ công việc với nhau có thể đảm nhiệm mỗi phần việc trong một ngày hoặc làm việc xen kẽ ngày hoặc tuần. Job Sharing có một số ưu và nhược điểm khác nhau. Job Sharing có thể phù hợp với những công việc có thể chia thành hai vị trí bán thời gian, công việc tẻ nhạt hoặc căng thẳng.

2.1. Ưu điểm của Job Sharing

  • Cải thiện quy trình tuyển dụng bằng cách thu hút những nhân viên có trình độ nhưng không muốn làm việc toàn thời gian.
  • Cải thiện khả năng duy trì hiệu suất công việc bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế có thể thu hút nhiều người lao động.
  • Giảm sự vắng mặt và chậm trễ vì tính linh hoạt trong công việc.
  • Cung cấp cho nhân viên thời gian để giải quyết công việc gia đình cũng như các trách nhiệm cá nhân khác.
  • Cung cấp cho người sử dụng lao động một nhóm nhân viên có thể được điều động một cách chủ động: Làm bán thời gian hoặc quay về làm toàn thời gian trong nhiều trường hợp.
  • Tăng năng suất vì mỗi nhân viên trong một nhóm Job Sharing đều phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.
  • Tăng cường chất lượng đầu ra vì có sự hợp tác và trao đổi ý tưởng giữa các nhân viên.

2.2. Nhược điểm của Job Sharing

  • Cần thêm thời gian giám sát.
  • Có thể làm gián đoạn dòng chảy công việc.
  • Vấn đề giao tiếp, trao đổi trong công việc.
  • Khó khăn trong việc lập kế hoạch, tổ chức chương trình đào tạo và các cuộc họp.
XEM THÊM: Những thói quen tốt cần có nếu muốn việc làm thêm hiệu quả

3. Cách triển khai Job Sharing

Trong một thiết lập Job Sharing tiêu chuẩn, hai nhân viên làm việc bán thời gian để lấp đầy một vị trí. Giờ làm của họ có thể khác nhau, ví dụ như họ có thể làm việc cùng nhau các ngày trong tuần hoặc thậm chí là không bao giờ gặp nhau. Họ sẽ cần xác định xem mỗi người sẽ chịu trách nhiệm gì cho vị trí này vào các thời điểm nào hoặc mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ riêng biệt nhưng bổ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải tìm ra cách chia sẻ không gian làm việc, máy tính và các thiết bị khác để không lãng phí thời gian tìm kiếm các tập tin, tài liệu.
Có hai loại Job Sharing: "Mô hình sinh đôi" - trong đó các nhân viên chia sẻ công việc làm việc cùng nhau trong cùng một dự án và "mô hình đảo" - các nhân viên chia sẻ công việc làm việc độc lập với nhau trong các nhiệm vụ khác nhau.
"Mô hình đảo" hay những người chia sẻ công việc độc lập có xu hướng tồn tại trong các công ty không đủ nguồn lực để thuê nhiều nhân viên toàn thời gian cho một vị trí công việc (ví dụ như mở rộng đội ngũ nhân viên sales với hàng chục thành viên). Thay vào đó, để đảm bảo sự đa dạng và hiệu suất công việc, họ sẽ lựa chọn tuyển nhiều nhân viên bán thời gian để tiến hành Job Sharing.
Lợi ích đối với nhà tuyển dụng khi sử dụng mô hình này là họ có hai nhân viên với thế mạnh khác nhau nhưng chi phí không tăng thêm nhiều như thuê riêng biệt 2 người toàn thời gian. Người sử dụng lao động cũng có thể đào tạo chéo các nhân viên này để họ có thể hỗ trợ nhau khi cần.
XEM THÊM: Phân biệt việc làm Part time và Casual Job chi tiết

4. Vì sao hình thức chia sẻ công việc phổ biến?

Job Sharing ngày càng trở nên phổ biến vì nó mang lại những lợi ích rõ ràng cho cả nhà tuyển dụng và người lao động. Đối với các nhà tuyển dụng, Job Sharing có thể cung cấp sự linh hoạt trong công việc, cho phép doanh nghiệp giữ chân những người lao động giỏi. Điều này cũng đặc biệt hữu ích nếu một nhân viên trong nhóm Job Sharing phải nghỉ phép hoặc đang trong kỳ nghỉ thì người còn lại vẫn có thể hỗ trợ trong một khoảng thời gian ngắn, nghĩa là công việc sẽ được hoàn thành liên tục, không bị gián đoạn.

job sharing la gi cach trien khai job sharing 2

Ưu và nhược điểm của hình thức Job Sharing

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể tận dụng được khả năng của 2 người cho cùng nhiệm vụ, có khả năng tìm thấy ý tưởng mới, sang tạo và hiệu quả hơn. Trong nhiều trường hợp, hai nhân viên bán thời gian làm theo hình thức Job Sharing thực sự đóng góp nhiều hơn là một người ở cùng vị trí.
Về phần mình, nhân viên có được sự linh hoạt về mặt thời gian, giúp cân bằng tốt hơn công việc và cuộc sống. Nhân viên làm theo hình thức Job Sharing thường có sự hài lòng cao hơn đối với công việc.
Job Sharing cũng có thể được kết hợp với hoạt động cố vấn. Những nhân viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, những người tài năng nhưng muốn giảm bớt áp lực công việc có thể làm theo hình thức Job Sharing theo vai trò cố vấn. Lúc này, Job Sharing không chỉ giúp duy trì chuyên môn của những người tài giỏi mà còn cho phép họ truyền đạt kiến thức có lợi cho các đồng nghiệp ít kinh nghiệm của họ.

5. Mẹo để thử triển khai Job Sharing ở nơi làm việc

Nếu bạn là một quản lý hoặc người đứng đầu bộ phận nhân sự quan tâm đến Job Sharing, bạn nên đưa ra một kế hoạch phác thảo những lợi thế của sự sắp xếp theo hình thức này. Bạn cần xác định rõ ràng các kỳ vọng và yêu cầu thực tế với ứng viên Job Sharing. Quy trình tuyển dụng và đào tạo, huấn luyện nhân viên mới cũng cần được thay đổi cho phù hợp để tận dụng tối đa tính linh hoạt. Sự chuẩn bị là chìa khóa để Job Sharing thành công.

Hidden Job Market là gì? Cách tiếp cận Hidden Job Market

Đối với ứng viên, để tìm được các vị trí Job Sharing thì ngoài tìm kiếm trên các kênh tuyển dụng, bạn cũng có thể nhận những công việc tốt nhờ những mối quan hệ của mình. Cách tìm việc này mặc dù rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết khi nhắc đến Hidden Job Market (công việc có được nhờ giới thiệu, không đăng tải công khai). Vậy khi cần tìm việc làm Job Sharing, làm thế nào để tiếp cận được theo hình thức Hidden Job Market?

tin mới

Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.

10/03/2023 15:48

Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.

10/03/2023 15:04

Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

Kỹ năng tư duy chiến lược là gì? Cách nâng cao khả năng tư duy chiến lược

Có thể bạn đã nghe nhiều về kỹ năng tư duy chiến lược nhưng chưa thực sự hiểu rõ kỹ năng này là gì và vì sao nó quan trọng. Rõ ràng, nếu có thể phát triển kỹ năng tư duy chiến lược, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vai trò quản lý, lãnh đạo.

10/03/2023 11:24

Kỹ năng tư duy chiến lược là gì? Cách nâng cao khả năng tư duy chiến lược

Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên

Ngoài kiến thức nền như yêu cầu tất yếu thì employability skill (kỹ năng hành nghề) cũng là tiêu chí quan trọng, là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên. Vậy employability là gì? Còn bao gồm những kỹ năng nào khác không?

21/09/2022 20:44

Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên

Overtime là gì? Lợi ích của việc tăng ca, làm thêm giờ

Overtime là một thuật ngữ phổ biến đối với hầu hết mọi nhân viên trong các ngành nghề. Đa số mọi người đều từng nghe về Overtime hoặc đã từng làm Overtime nhiều lần nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về việc Overtime là gì và vì sao nên Overtime.

30/08/2022 05:39

Overtime là gì? Lợi ích của việc tăng ca, làm thêm giờ

Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc

Gần như tất cả những người đã và đang đi làm đều có những lúc cảm thấy stress, căng thẳng, mệt mỏi vì công việc, ngay cả khi bạn yêu thích những gì mình làm. Nếu biết cách giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi trong công việc, bạn sẽ dễ dàng khắc phục các tác động tiêu cực của chúng.

29/08/2022 06:34

Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc

Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Không ai thực sự thích thứ Hai. Sau khi dành 2 ngày cuối tuần để gặp gỡ bạn bè, đến nhà hàng hoặc tiệc tùng, đột nhiên tất cả các cuộc vui dừng lại và bạn phải quay về cuộc sống thường nhật với những trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chuyển từ trạng thái tinh thần vô tư cuối tuần sang hình ảnh nhân viên siêng năng cũng không phải là quá khó.

22/05/2022 14:30

Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Kỹ năng, tố chất quan trọng nhất với nhân viên buồng phòng

Ở khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhân viên buồng phòng được tuyển dụng phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng. Vị trí này không yêu cầu trình độ chuyên môn nhưng đổi lại cần nhiều kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ.

08/05/2022 16:30

Kỹ năng, tố chất quan trọng nhất với nhân viên buồng phòng

Rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin để thành công trong công việc

Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin là cực kỳ quan trọng bởi bất cứ ai, dù làm công việc gì đi chăng nữa thì cũng cần phải thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là cả khách hàng. Vậy làm thế nào để rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin, đặc biệt là đối với những người thiếu tự tin?

07/05/2022 11:30

Rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin để thành công trong công việc

Cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở

Nhiều công ty thực hiện chính sách làm việc từ xa trong thời điểm bùng phát Covid-19 nhưng không phải ai cũng quen với việc tự quản lý công việc tại nhà. May thay, vẫn có một số cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở vô cùng hữu ích mà bạn có thể áp dụng.

03/05/2022 10:09

Cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.