Vượt qua những thách thức này, coi như Startup bước đầu thành công

12/11/2019 11:01
Khởi nghiệp có thể coi là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Qua đó bạn có thể tuyển có nhân viên về làm việc cho mình. Khi bước chân vào khởi nghiệp coi như đồng nghĩa với một Startup, phải sẵn sàng chấp nhận và đối mặt với những khó khăn và thử thách. Đến với tư vấn nghề nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các thử thách mà những nhà Startup hay gặp phải và làm cách nào để vượt qua chúng.

Hiện này, phong trào khởi nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để thành công với dự án của mình thì những người khởi nghiệp hay các Startup đều gặp không ít những khó khăn. Bạn có thể tham khảo bài học xương máu cho Startup nếu muốn khởi nghiệp thành công. Ngoài các vấn đề như làm sao để xoay vốn đầu tư, tìm kiếm các nhà đầu tư thích hợp, làm sao để cạnh tranh với các đối thủ,... Startup còn phải đối mặt với rất nhiều những thách thức và khó khăn khác.
 
Chia sẻ những kinh nghiệm giúp bạn Starup thành công

Những thử thách của các Startup mới

1. Thuê người làm

Xu hướng chung của người xin việc là "tránh" các công ty mới thành lập hoặc không có ý định gắn bó lâu dài, vì một phần là do lương trả thấp, mặt khác các vấn đề liên quan đến phúc lợi nhân viên cũng không được tốt, chưa kể đến nguy cơ mất việc nếu công ty phá sản,... Có quá nhiều lý do để họ đưa ra quyết định lựa chọn các công ty khác tốt hơn.

Đây cũng là một trong những khó khăn mà các Startup phải đối mặt. Nhưng đó mới chỉ là một phần, còn chưa nói đến việc Startup còn thiếu kinh nghiệm, chưa thể nào mà đánh giá đúng được trình độ chuyên môn của người làm, cứ nhắm mắt cho qua rồi đến khi tuyển vào thì nhân viên không làm được việc.

2. Khó khăn về mặt tài chính

Khởi nghiệp thì không thể không có vốn. Nếu không có vốn thì lấy gì trả lương cho nhân viên, lấy gì chi trả tiền phí thuê văn phòng, điện nước các thứ hàng tháng. Xong để kêu gọi được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư đâu phải dễ. Trước khi ra quyết định mạo hiểm đầu tư cái gì đó, nhà đầu tư sẽ phải xem xét kỹ lưỡng xem khả năng thành công và lợi ích mà họ thu được về thế nào, có lợi và có khả năng thành công thì họ mới dám đổ tiền vào. Do vậy, để tránh được những khó khăn về mặt tài chính chúng ta cần phải tìm hiểu thêm kỹ năng của một chuyên viên phân tích đầu tư, nếu làm tốt được yêu cầu về mặt tài chính, dự án khởi nghiệp của bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công.
 

3. Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là chìa khóa để đưa Starup lên tầm cao mới. Xong do chiến lược kinh doanh kém, quan điểm không vững vàng, không thể vượt qua những cạm bẫy và thách thức trong môi trường cạnh tranh kinh doanh đầy khốc liệt mà nhiều Startup phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại.

4. Marketing kém

Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là ngoài xây dựng chất lượng sản phẩm tốt còn cần phải có chiến lược marketing tốt. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp là làm sao để tìm ra chiến lược marketing tốt nhất, có được đội ngũ nhân viên marketing năng động để quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, dù mất tiền nhưng phải mang lại hiệu quả cao.

Giải quyết tốt vấn đề tài chính sẽ nâng cao hiệu quả thành công khi khởi nghiệp

5. Bài toán cạnh tranh với đối thủ

Đã nói đến kinh doanh là nói đến cạnh tranh. Bài toán khó đặt ra cho Startup là các công ty mới nổi là làm sao có thể cạnh tranh với các đối thủ, ông lớn "độc quyền" lĩnh vực mà họ kinh doanh. Thứ 2 là liệu công ty của họ có bị "nuốt chửng" bởi những cái bóng khác hay không.

Thực tế cho thấy, để có thể cạnh tranh với các ông lớn, đối thủ trên thị trường là cả một quá trình dài chứ không phải ngày một ngày hai. Startup nên dành ra thời gian để nghiên cứu và phân tích đối thủ, tìm ra con đường mới để tiếp cận thị trường khách hàng tốt hơn thay vì nối gót, đi theo con đường cũ mà người khác đã đi, sẽ khó mà thành công được.

Vẫn biết để khởi nghiệp thành công, khó khăn và thách thức, thậm chí là cả thất bại là không thể tránh khỏi thế nhưng Startup thất bại không đáng sợ, đáng sợ là không biết nhìn ra sai lầm mà tránh. Xong chỉ cần vượt qua những thách thức này, coi như Startup bước đầu thành công.

Bên cạnh mỗi chiến dịch khởi nghiệp, còn có rất nhiều các bạn ứng viên có nhu cầu đi xin việc, tìm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân. Có thể nói Joboko chính là cầu nối giữa nhà tuyển dụng với người đi xin việc, các công việc mới được cập nhật hàng ngày, hàng giờ ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Hơn nữa tại Joboko bạn còn có thể tạo cv xin việc trực tuyến với rất nhiều mẫu chuyên nghiệp, phù hợp với nhiều đối tượng công việc.

>> Truy cập Joboko.com để tìm được việc làm nhanh nhất.
>> Like, share, comment ý kiến đóng góp của bạn ở bên dưới nhé!

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888