12 keyword nhất định phải có trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin

24/07/2021 15:30
Nếu như muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng, CV xin việc buộc phải chứa những từ khóa liên quan trực tiếp với công việc. Vậy CV xin việc ngành công nghệ thông tin thì sẽ cần từ khóa gì? Vì sao bạn nhất định phải bao gồm chúng trong CV?

Ngày nay, hầu hết các ứng viên đều được khuyên đưa keyword (từ khóa) vào trong CV xin việc. Cho dù nhà tuyển dụng dùng hệ thống xét duyệt tự động (ATS) hay đọc và duyệt thông tin thủ công thì keyword đều sẽ đóng vai trò thu hút họ. CV xin việc ngành công nghệ thông tin cũng vậy.

MỤC LỤC:
1. User Experience (UX) - Trải nghiệm người dùng
2. User Interface (UI) - Giao diện người dùng
3. Front End
4. Back End
5. Full Stack
6. Artificial Intelligence (AI) - Trí tuệ nhân tạo
7. Machine Learning - Học máy
8. Cloud computing - Điện toán đám mây
9. Software as a Service (SaaS)
10. Platform as a Service (PaaS)
11. A/B Testing
12. Application Programming Interface (API)

12 keyword trong cv xin viec nganh cong nghe thong tin an diem voi nha tuyen dung

Những keyword cần có để ghi điểm trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin

Vậy ứng viên xin việc ngành công nghệ thông tin nên đưa những keyword nào vào CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng?

12 Keyword trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin "ăn điểm" với nhà tuyển dụng

1. User Experience (UX) - Trải nghiệm người dùng

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào - lập trình viên hay thiết kế web... thì một trong những điều bạn phải quan tâm nhất là cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Nếu trong CV xin việc có keyword này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tốt hơn về bạn, ít nhất là họ thấy rằng bạn hiểu về mục đích công việc.

Đọc thêm: Ngành công nghệ thông tin - Hướng đi và cơ hội phát triển

2. User Interface (UI) - Giao diện người dùng

Giao diện người dùng hiểu một cách đơn giản là hình ảnh trực quan mà người dùng cuối thấy khi truy cập, sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin của bạn. UI có thể bao gồm thiết kế giao diện của sản phẩm nói chung và tất cả những hành động mà người dùng có thể thực hiện. Một ví dụ đơn giản là giao diện của một trang web và những hành động mà người dùng thực hiện để điều hướng trang web đó. Keyword này nhất định phải có trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin, nhất là các vị trí như thiết kế web.

3. Front End

Front end là một phần của website, ứng dụng hoặc phần mềm mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác. Nếu coi sản phẩm là một chiếc ô tô chẳng hạn thì front end ở đây chính là màu sắc, kiểu dáng của nó. Keyword này thường có trong CV xin việc của ứng viên các vị trí như lập trình viên, kỹ sư phần mềm...

4. Back End

Back end là phần "nền" của một chương trình, website hoặc ứng dụng mà người dùng cuối không thể nhìn thấy hay sử dụng được như là máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu. Back end là những động cơ để phần mềm, ứng dụng có thể vận hành. Cũng giống như Front end, Back end cũng là keyword phổ biến với CV xin việc ngành công nghệ thông tin của các lập trình viên, kỹ sư phần mềm. Thậm chí, bạn có thể ghi ngay ở phần giới thiệu bản thân hoặc kinh nghiệm làm việc là "Lập trình viên Back end" chẳng hạn.

5. Full Stack

Full stack bao gồm cả front end và back end. Lập trình viên full stack (Full stack Developer) là người có chuyên môn về cả UI và cơ sở dữ liệu back end cũng như cấu trúc của một sản phẩm.

6. Artificial Intelligence (AI) - Trí tuệ nhân tạo

Là một lĩnh vực của khoa học máy tính, AI được sử dụng để nói đến những loại máy móc có thể bắt chước hành vi của con người (như Siri hay Alexa). Một ví dụ thường thấy về việc áp dụng AI trong phát triển web là tích hợp các chatbot hiện lên ở góc màn hình với câu hỏi "Tôi có thể giúp gì cho bạn?" - giống như hành động trò chuyện của một người thật.
Dù ở hiện tại hay trong tương lai, AI đều sẽ là tương lai của công nghệ thông tin, thậm chí là tương lai của nền khoa học, kỹ thuật của nhân loại. Những ứng viên có hiểu biết hoặc kinh nghiệm với AI luôn được nhà tuyển dụng săn đón và trả lương cực cao, vì thế bạn đừng quên đưa keyword này vào CV xin việc Công nghệ thông tin nhé (dĩ nhiên là nếu bạn có kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm liên quan).

Đọc thêm: Ngành Công nghệ thông tin có những việc làm nào HOT?

7. Machine Learning - Học máy

Machine Learning là một thuật ngữ khá phổ biến khi nghiên cứu về AI. Đây là quá trình giúp AI học được những hành động thông minh hơn. Thay vì lập trình một chiếc máy để nó thực hiện các hành động lặp đi lặp lại thì người ta tạo điều kiện để nó học tập qua những trải nghiệm cụ thể.

8. Cloud computing - Điện toán đám mây

Thay vì lưu trữ các chương trình trong ổ cứng máy tính hoặc thiết bị cục bộ, cloud computing sẽ cho phép bạn truy cập vào các dịch vụ lưu trữ theo yêu cầu trên Internet (hoặc đám mây). Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng điện toán đám mây như Software as a Service (SaaS) hoặc Platform as a Service (PaaS).

9. Software as a Service (SaaS)

Được coi là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất, SaaS là phần mềm dạng dịch vụ trên Internet như G Suite, Zoom hay Slack. Người dùng có thể sẽ phải trả phí dịch vụ (thường là theo tháng hoặc năm) để có thể truy cập và sử dụng phần mềm.

10. Platform as a Service (PaaS)

PaaS cũng là một mô hình của điện toán đám mây, là cơ sở hạ tầng cần thiết để chạy các ứng dụng máy tính. Các doanh nghiệp thường mua PaaS sau đó tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng cụ thểđể tiết kiệm thời gian phát triển và duy trì hệ thống. PaaS sẽ cho phép các công ty có thể thuê ngoài mọi thứ, từ hệ điều hành cho tới máy chủ và lưu trữ dữ liệu.

12 keyword trong cv xin viec nganh cong nghe thong tin an diem voi nha tuyen dung 2

Biết cách tạo CV xin việc ngành công nghệ thông tin sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội việc làm

11. A/B Testing

Đây là phương pháp thường được sử dụng để đánh giá trải nghiệm người dùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Một nhóm người dùng sẽ được cung cấp ngẫu nhiên một trong hai phiên bản của cùng một sản phẩm (phiên bản A hoặc B), trải nghiệm và đưa ra nhận xét phiên bản nào hoạt động tốt hơn. Từ kết quả có được, đội ngũ phát triển sản phẩm sẽ có thể tiếp tục chỉnh sửa, cải tiến để mang đến chất lượng tốt hơn.

12. Application Programming Interface (API) - Giao diện lập trình ứng dụng

API là đoạn mã được viết sẵn để các kỹ sư lập trình có thể sử dụng trong quá trình phát triển ứng dụng của riêng họ. Bạn có thể coi đây là các khối hợp nhất để giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ như khi bạn đăng nhập vào một ứng dụng bằng tài khoản Facebook hay Google thì nghĩa là ứng dụng này đang sử dụng API của 2 nền tảng trên để xác thực người dùng.
Trên đây là top 12 keyword quan trọng nhất trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đưa được những từ khóa quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng vào CV điều cực kỳ cần thiết để nâng cao cơ hội trúng tuyển bởi đôi khi, bạn sẽ không cần phải trình bày quá dài dòng, chỉ một vài từ khóa chính cũng có thể cho thấy bạn là ai, năng lực của bạn như thế nào?

tin mới

Điểm danh top việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất 2024

Năm 2024, ngành công nghệ cao tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ với mức thu nhập cao ngất ngưởng. Dưới đây, JobOKO sẽ tổng hợp 10 việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất hiện nay.

31/03/2024 23:21

Điểm danh top việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất 2024

Cách viết CV lập trình viên tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn nhất

JobOKO cung cấp mẫu CV lập trình viên chuẩn, phù hợp cho sinh viên IT mới ra trường, các bạn lập trình viên Frontend, Backend, iOS, Android, Fullstack, PHP, .NET, Java... đang muốn làm nổi bật hồ sơ năng lực của mình.

26/01/2024 06:30

Cách viết CV lập trình viên tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn nhất

Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin ra trường dễ xin việc?

Nói đến công nghệ thông tin (CNTT), chúng ta đều nghĩ đến một lĩnh vực của tương lai, tác động tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng biết có rất nhiều chuyên ngành trong khối ngành CNTT. Chỉ khi hiểu rõ bạn mới có thể quyết định nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì triển vọng nhất.

07/02/2023 08:30

Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin ra trường dễ xin việc?

Có nên theo nghề lập trình Machine Learning? những ai thì phù hợp?

Những năm gần đây, lập trình Machine Learning ngày càng "hot" vì nhiều nhu cầu tuyển dụng mà mức lương thì cao ngất ngưởng. Dẫu vậy, để làm được công việc này không hề đơn giản, ngoài trình độ chuyên môn, bạn còn cần cả kỹ năng mềm thiết yếu. Vậy có nên theo nghề lập trình Machine Learning?

26/09/2022 20:26

Có nên theo nghề lập trình Machine Learning? những ai thì phù hợp?

6 bước trở thành lập trình viên web chuyên nghiệp

Trở thành lập trình viên web với thu nhập hấp dẫn là niềm mơ ước của không ít bạn trẻ. Theo đuổi việc làm này, bạn có thể làm full time hay làm freelance, dù thế nào thì nếu đủ giỏi, bạn chắc chắn sẽ không lo thất nghiệp. Lương của lập trình viên web khá cao nhưng muốn chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc, quy trình để học tập, rèn luyện.

19/09/2022 00:20

6 bước trở thành lập trình viên web chuyên nghiệp

Kỹ sư lập trình backend là gì? cần có những kỹ năng gì?

Trong số những việc làm ngành công nghệ thông tin, kỹ sư lập trình back-end là một trong những vai trò hấp dẫn nhất, nhận được nhiều sự quan tâm nhờ mức lương cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc cụ thể của kỹ sư lập trình back-end và cần có kỹ năng ra sao để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

15/09/2022 05:18

Kỹ sư lập trình backend là gì? cần có những kỹ năng gì?

Helpdesk là gì? Kỹ năng cần có của IT Helpdesk

Đã bao giờ bạn nghe về Helpdesk? Bạn đã biết về nó nhưng không biết nó thực sự là gì, hoạt động như thế nào và tác động đến kết quả công việc ra sao? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Helpdesk là gì và một số yêu cầu với việc làm IT Helpdesk nhé.

02/09/2022 01:58

Helpdesk là gì? Kỹ năng cần có của IT Helpdesk

Lập trình viên Unity là làm gì? Có nên học hay không?

Nếu như bạn trẻ trung, sáng tạo, yêu thích mảng lập trình game thì cân nhắc trở thành một lập trình viên Unity chắc chắn sẽ là lựa chọn cực kỳ phù hợp. Mặc dù không phổ biến như các vị trí lập trình viên khác nhưng Unity 2D, 3D đã và đang thể hiện được sức hút qua cơ hội phát triển nghề nghiệp và mức lương ấn tượng.

12/06/2022 17:12

Lập trình viên Unity là làm gì? Có nên học hay không?

Để trở thành một tester giỏi, những kỹ năng nào là quan trọng nhất?

Tester là một trong những nghề nghiệp xu hướng hiện nay, không yêu cầu quá cao về bằng cấp hay nền tảng kiến thức CNTT nhưng thu nhập tốt, nhiều cơ hội. Vậy, để trở thành một tester giỏi bạn sẽ cần những phẩm chất, kỹ năng như thế nào?

21/05/2022 14:30

Để trở thành một tester giỏi, những kỹ năng nào là quan trọng nhất?

Phân biệt kỹ sư lập trình back-end và front-end

Lĩnh vực lập trình vô cùng đa dạng bởi có nhiều ngôn ngữ cho người học theo đuổi. Nếu bạn yêu thích trở thành lập trình viên thì chắc hẳn cũng sẽ băn khoăn giữa các vị trí kỹ sư lập trình back-end và front-end. Để có sự cân nhắc khi ứng tuyển kỹ càng, bạn cần nắm rõ sự giống và khác nhau giữa hai vai trò này, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt.

23/04/2022 10:30

Phân biệt kỹ sư lập trình back-end và front-end
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.