6 việc nên làm trước khi kết thúc kỳ thực tập sinh

12/09/2022 12:18
Kết thúc một chương trình thực tập thường khá đơn giản, không có nhiều thủ tục hay quy trình rườm rà. Dù vậy, vẫn sẽ có những việc bạn cần phải làm và nên làm để có một "kết thúc hoàn hảo" và biết đâu là một khởi đầu mới với nhiều cơ hội việc làm tốt, lương cao.

Có người kết thúc kỳ thực tập sinh và trở thành nhân viên chính thức của công ty nhưng cũng có những người đi tìm một việc làm mới, cơ hội mới ở các công ty khác. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi các chương trình thực tập sinh thường chỉ kéo dài khoảng 6 tháng - 1 năm. Vậy trước khi kết thúc kỳ thực tập sinh, bạn nên làm gì để để lại ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng?

Những việc nên làm khi kết thúc kỳ thực tập sinh

Những việc nên làm trước khi kết thúc thời gian thực tập

1. Duy trì sự chuyên nghiệp

Duy trì thái độ chuyên nghiệp từ ngày làm việc đầu tiên cho đến khi rời công ty là điều mà bạn nhất định phải làm. Điều này có nghĩa bạn phải phát huy tối đa tính trung thực và liêm chính của mình cũng như gạt bỏ mọi tiêu cực trong các mối quan hệ với những người xung quanh.
Việc này hết sức quan trọng để cấp trên, đồng nghiệp biết rằng bạn thực sự nghiêm túc và tận tâm với nghề. Không những vậy, họ còn có thể sẽ là những người xác minh thông tin cho bạn (Reference check) khi ứng tuyển vào một công việc khác. Để lại ấn tượng tốt đẹp với họ cũng có nghĩa là bạn đang tự tạo thuận lợi cho mình ở công việc tương lai.

2. Báo cáo với người hướng dẫn về thành tích đạt được

Ngay cả khi không được yêu cầu, hãy chủ động làm điều này nếu bạn vẫn muốn được nhớ đến với hình ảnh tích cực. Khi bạn hoàn thành bản báo cáo cuối cùng về những thành tích đạt được, người hướng dẫn sẽ biết bạn đã trưởng thành như thế nào trong suốt thời gian qua. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể thấy rõ những giá trị mình đã đóng góp cho doanh nghiệp và làm nổi bật chúng khi chia sẻ với các nhà tuyển dụng sau này.

3. Cập nhật CV cá nhân

Khi chuẩn bị kết thúc kỳ thực tập hoặc ngay khi kết thúc, việc đầu tiên bạn nên làm là nhanh chóng bổ sung các thông tin liên quan đến vị trí thực tập vào CV xin việc của mình để có thể sẵn sàng ứng tuyển vào bất cứ một công việc full-time nào khác. Trải nghiệm trong vai trò thực tập sinh, dù ngắn ngủi trong 2, 3 tháng thôi nhưng lại rất có ý nghĩa khi bạn tìm cho mình công việc đầu tiên.

4. Xin Thư giới thiệu

Việc này có thể đôi chút khó khăn nếu bạn vẫn đang là sinh viên nhưng nếu xin được Thư giới thiệu từ quản lý/người giám sát dày dặn kinh nghiệm, có tiếng nói trong ngành ngay tại nơi làm bạn sẽ khiến con đường xin việc của bạn "dễ đi" hơn rất nhiều trong tương lai. Cụ thể, thái độ làm việc và khả năng hoàn thành công việc khi được người có vị thế cao "kiểm chứng" sẽ trở thành điểm mạnh để bạn đánh bại những ứng viên khác.

Kết thúc kỳ thực tập sinh cần phải thực hiện những điều gì?

5. Nói lời cảm ơn

Đừng quên dành thời gian cảm ơn những người đã giúp kỳ thực tập của bạn được thành công. Hãy biết trân trọng mọi nỗ lực dù là nhỏ nhất trong suốt quá trình làm việc. Họ sẽ cảm thấy hài lòng vì sự đóng góp của mình và nhớ đến bạn rất lâu về sau.

6. Giữ liên lạc với người hướng dẫn và đồng nghiệp

Thực tập không chỉ mang lại cho bạn những kỹ năng mềm và kinh nghiệm quý báu mà còn mang đến cơ hội xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, có ích cho công việc sau này.
Sau khi kết thúc kỳ thực tập, bạn chắc hẳn không muốn mình trở thành "vô hình" trong mắt những người mình từng làm việc cùng. Từ người hướng dẫn cho đến đồng nghiệp, hãy giữ liên lạc với họ để chia sẻ thông tin, thậm chí là cơ hội được giới thiệu những công việc phù hợp sau này.
Thực tập không chỉ là những gì bạn học được và nhận về phía bản thân mình mà còn là cả những điều mà bạn có thể mang lại cho đồng nghiệp, công ty. Vì vậy, ngay cả khi thời gian cộng tác đã kết thúc, hãy cố gắng để lại những ấn tượng tốt nhất bởi biết đâu bạn sẽ có cơ hội được trở lại làm việc trong tương lai.
Cũng giống như khi bạn tạo CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh hay marketing, nhân sự, sau khi kết thúc khóa thực tập, bạn hãy lưu lại những kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình tạo CV xin việc chính thức. Dù chỉ là những kinh nghiệm trong thời gian ngắn nhưng nếu đề cập trong CV thì cũng sẽ được nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt về ứng viên.

MỤC LỤC:
1. Duy trì sự chuyên nghiệp
2. Báo cáo với người hướng dẫn về thành tích đạt được
3. Cập nhật CV cá nhân
4. Xin Thư giới thiệu
5. Nói lời cảm ơn
6. Giữ liên lạc với người hướng dẫn và đồng nghiệp

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Thực tập sinh thu hút nhà tuyển dụng

Đọc thêm: ​​Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh, nên hỏi gì? đánh giá phù hợp ra sao?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888