Ageism là gì? làm sao để vượt qua sự phân biệt tuổi tác khi đi xin việc?

06/07/2020 10:30
Trong tuyển dụng, Ageism có thể là "ác mộng" với nhiều ứng viên vì nó hạn chế nhiều cơ hội việc làm. Vậy Ageism là gì và làm sao để vượt qua sự phân biệt tuổi tác khi đi xin việc? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa, các ví dụ cũng như thử một số mẹo hữu ích trong bài viết sau.
Tuổi tác thường được nghĩ đến với kinh nghiệm, trí tuệ và kiến thức tích lũy qua năm tháng. Tuy nhiên, có một sự thật phũ phàng là rất nhiều nhà tuyển dụng coi tuổi tác của ứng viên là một bất lợi.

Ageism có thật sự ảnh hưởng đến công việc?

1. Ageism là gì?

Ageism được hiểu là Chủ nghĩa tuổi tác, hay chính xác hơn là Phân biệt tuổi tác. Cụ thể, Ageism là thuật ngữ chỉ sự đối xử không công bằng với một người dựa trên tuổi tác của họ. Tại nơi làm việc, điều này có thể xảy ra dưới hình thức một người nào đó bị tước mất cơ hội đi đào tạo, thăng tiến hoặc buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động sớm. Ageism thậm chí còn xảy ra ngay khi bắt đầu quá trình tuyển dụng: CV của ứng viên bị loại chỉ vì ứng viên đó đã "quá tuổi". Ageism thực sự là một vấn đề nghiêm trọng trong tuyển dụng.
Một mặt, nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận sẵn sàng đưa ra một mức lương cao, chế độ phúc lợi và đãi ngộ tốt cho những ứng viên được chứng minh là làm việc hiệu quả với nhiều năm kinh nghiệm. Mặt khác, nhà tuyển dụng cũng có thể thích ứng viên trẻ, có nhiều cơ hội phát triển và luôn sẵn sàng học hỏi, thích nghi nhanh hơn với tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc những thay đổi của thị trường.
Trên thực tế, với nhiều người thì Ageism có thể vẫn còn xa lạ nhưng rõ ràng nó phổ biến hơn chúng ta nghĩ và xảy ra ở khắp nơi, trong tất cả các bước của quy trình tuyển dụng hoặc ngay trong môi trường làm việc. Thậm chí nhiều sinh viên mới ra trường bị cho rằng còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, khi bạn biết cách vượt qua định kiến tuổi tác thì mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
XEM THÊM: Cách vượt qua định kiến tuổi tác cho sinh viên mới ra trường

2. Phân biệt tuổi tác trong thực tế

Ageism được quan tâm rất nhiều tại các quốc gia phát triển và trên thế giới và ở Việt Nam, Ageism cũng dần được chú ý trong những năm gần đây. Đạo luật Bình đẳng ở Mỹ quy định mọi người đều được bảo vệ khỏi sự "phân biệt tuổi tác" khi xin việc, bao gồm tuyển dụng, các điều khoản và điều kiện, thăng chức, chuyển nhượng, đào tạo và sa thải. Vấn đề này cũng được Liên Hợp Quốc chọn làm chủ đề cho một chương trình nghị luận của mình.
Ageism có thể bao gồm phân biệt đối xử trực tiếp, gián tiếp, quấy rối,... Một số ví dụ cụ thể bao gồm:

  • Ageism trực tiếp xảy ra nếu chủ lao động của bạn nói rằng họ sẽ không thăng chức cho bạn vì bạn đã "quá già".
  • Ageism gián tiếp xảy ra nếu chủ lao động của bạn chỉ cung cấp một khóa đào tạo nhân viên là sinh viên mới ra trường. Điều này có thể tạo thành phân biệt đối xử gián tiếp vì ngay từ đầu nó đã loại trừ nhân viên lớn tuổi, người có kinh nghiệm.
  • Quấy rối: Đồng nghiệp pha trò về tuổi của bạn gây khó chịu hoặc nhận xét về tuổi của người có mối liên hệ với bạn (vợ/chồng). Những hành vi đó có thể bị coi là quấy rối và liệt kê vào một loại Ageism.

Hãy nhớ rằng, một chủ lao động có thể biện minh cho Ageism gián tiếp nhưng họ sẽ không bao giờ có thể biện minh cho hành vi quấy rối hoặc trực tiếp "phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác".
Một ví dụ "kinh điển" khi nói về Ageism ở Mỹ là trải nghiệm của Brian Reid - một trong những người tiên phong, sáng lập ra Alta Vista (một trong những công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới). Ông đã bị sa thải khỏi vai trò kỹ sư của Google vào năm 2004 sau khi bị nhận xét là không còn phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, chậm chạp vì đã quá già. Lúc đó ông Reid ở đầu những năm 50 tuổi. Ông đã quyết định đệ đơn kiện Google vì Ageism ra tòa. Kết quả là Tòa án Tối cao California đã đưa ra phán quyết có lợi cho ông, lưu ý rằng những lời nhận xét sai lệch thể bị coi là bằng chứng của sự phân biệt tuổi tác.
Đó là một bài học quan trọng cho các chuyên viên nhân sự, nhà tuyển dụng ngay từ khi soạn thảo mô tả công việc và tiến hành các cuộc phỏng vấn sớm. Từ ngữ rất quan trọng khi giao tiếp, trao đổi với ứng viên hay nhân viên trong công ty. Sử dụng sai từ ngữ có thể đưa bạn vào rắc rối.
Ageism là một trong những hình thức phân biệt phổ biến nhất trên thị trường lao động. Trong nghiên cứu chính thức do Ngân hàng Liên bang San Francisco công bố, các ứng cử viên trong độ tuổi từ 29 đến 31 nhận được nhiều cuộc gọi mời phỏng vấn hơn tới 35% so với ứng viên ở độ tuổi 64 đến 66, mặc dù nhóm tuổi sau có trình độ và kỹ năng tương tự. Ngoài ra, theo điều tra của New York Times và ProPublica, một số nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới như Verizon, Amazon, Facebook,... gần đây cũng bắt đầu các chiến dịch tuyển dụng giới hạn cho các nhóm tuổi cụ thể, gây lo ngại về Ageism.

Những cách đơn giản để vượt qua Ageism khi xin việc

3. Làm sao để vượt qua sự phân biệt tuổi tác khi đi xin việc?

3.1. Xác định vấn đề ngay từ đầu

Nếu bạn là một ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và đã nhiều tuổi, bạn cần tự xác định rằng mình có thể gặp phải vấn đề Ageism khi tìm việc làm mới. Đây rõ ràng là vấn đề nghiêm trọng trong thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay. Tự xác định sẽ giúp bạn có nền tảng đánh giá ưu thế của mình và cố gắng tiếp cận theo hướng có lợi cho bản thân, để nhà tuyển dụng thấy được thế mạnh của bạn ngay từ đầu.

3.2. Sửa đổi CV phù hợp

Dù bạn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thì bạn cũng không nên liệt kê hết các mốc thời gian trong CV. Nhà tuyển dụng chỉ muốn biết về một số kinh nghiệm hiện tại và phù hợp nhất với vai trò bạn ứng tuyển. Kinh nghiệm làm việc từ 10 năm hoặc tối đa là 15 trở lại sẽ phù hợp nhất. Khôn ngoan khi tùy chỉnh CV sẽ giúp bạn tránh khỏi sự chú ý quá mức của nhà tuyển dụng vào vấn đề tuổi tác, từ đó hạn chế Ageism.
XEM THÊM: 40 tuổi chưa phải quá muộn để nhảy việc mới

3.3. Cân nhắc tìm công việc linh hoạt

Nếu bạn tin rằng mình đang phải trải qua Ageism khi tìm kiếm việc làm, hãy thử cân nhắc đến các công việc linh hoạt. Một số vai trò cụ thể bao gồm các vị trí bán thời gian và công việc với lịch trình thay thế hoặc xin vào các công ty nhỏ hơn hoặc các công ty mới thành lập có thể là cơ hội của bạn.

3.4. Khai thác chuyên môn của bạn

Xem xét việc bắt đầu một trang web hoặc một blog nơi bạn có thể thể hiện chuyên môn trong lĩnh vực sự nghiệp đã theo đổi nhiều năm cũng là một cách, nhất là khi bạn có kỹ năng viết nội dung tốt. Thông qua blog hay trang web cá nhân, nhà tuyển dụng có thể thấy nhiều hơn các ưu điểm của bạn.

3.5. Chọn đúng nhà tuyển dụng và văn hóa công ty

Nghề nghiệp là một hình thức khác của mối quan hệ, do đó bạn nên tập trung vào làm việc trong môi trường cảm thấy thoải mái và tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm để đóng góp cho công ty. Nếu ngay từ đầu nhà tuyển dụng đã có xu hướng Ageism, bạn có thể cân nhắc chuyển sang công ty khác.

Ageism mang đến những tác động tiêu cực cho ứng viên, trong khi khiến doanh nghiệp mất đi sự đa dạng về nguồn lao động và có nguy cơ bỏ qua nhân tài có kinh nghiệm, kỹ năng thành thục. Tránh Ageism sẽ giúp hạn chế các vấn đề của quá trình tuyển dụng.

Momtrepreneur là gì? có giúp giảm bất bình đẳng giới?

Không chỉ có sự phân biệt tuổi tác, sự phân biệt giới tính trong điều hành, kinh doanh doanh nghiệp cũng khiến cho quá trình tuyển dụng bị hạn chế. Theo quan điểm truyền thống thì nam giới là người trụ cột trong gia đình và họ phải đảm nhận nhiệm vụ làm kinh tế. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì không khó để bắt gặp những Momtrepreneur vừa chăm sóc con cái lại đảm nhận tốt công việc điều hành, lo cho kinh tế gia đình. Vậy đều này có giúp giảm bất bình đẳng giới hay không? Hãy cùng Joboko theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.

MỤC LỤC:
1. Ageism là gì?
2. Phân biệt tuổi tác trong thực tế
3. Làm sao để vượt qua sự phân biệt tuổi tác khi đi xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888