Bumping là một quá trình được nhiều tổ chức sử dụng trong quá trình thu hẹp quy mô nhân sự nhằm giữ chân nhân viên tài năng, có hiệu suất làm việc tốt, có thâm niên. Cụ thể, công ty sẽ điều động hoặc cho phép nhân viên tài năng tự lựa chọn đảm nhiệm các vị trí khác vị trí hiện tại trong công ty mà họ đủ tiêu chuẩn và những vị trí đó đang được những nhân viên ít thâm niên hơn nắm giữ.
Tìm hiểu chi tiết về định nghĩa Bumping
Nói cách khác, các nhân viên có thâm niên được trao cơ hội "đánh bật" nhân viên khác ra khỏi vị trí của họ và các đối tượng bị đánh bật có nguy cơ trở nên "dư thừa" trong công ty. Thông thường, những người ít thâm niên hơn có thể bị cho thôi việc ngay sau đó. Bumping là công cụ hữu ích cho nhà tuyển dụng muốn giữ chân nhân viên tài năng trong trường hợp buộc phải thu hẹp quy mô nhân sự.
Tuy nhiên, Bumping được cho là cũng có những tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với những nhân viên mới. Họ có thể có năng lực và kỹ năng nhưng vẫn "không may" mất việc vì những người nhiều kinh nghiệm hơn trong công ty. Lúc này, Bumping tạo nên các trường hợp sa thải không công bằng.
Tùy vào từng trường hợp mà bộ phận nhân sự quyết định triển khai Bumping hay không. Nếu tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn, buộc phải giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy nhân sự, Bumping sẽ là giải pháp tốt nhất giúp bạn giữ lại những người tài năng, gắn bó và phù hợp nhất với văn hóa công ty. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều sự không chắc chắn liên quan tới Bumping.
Trong một số trường hợp, dù công ty có kế hoạch cho phép nhân viên lựa chọn và chuyển đổi vị trí công việc, tránh mất việc dù công ty tái cơ cấu thì không có nghĩa là nhân viên đó chắc chắn sẽ đồng ý ở lại. Một số người có thể coi đó như một cơ hội tìm các công việc phù hợp hơn với họ. Lúc này, Bumping có thể trở nên vô ích. Nhìn chung, việc tiến hành Bumping phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế của công ty và hiệu quả khác nhau trong từng giai đoạn hoặc đối với từng kiểu nhân viên.
Giữ chân nhân viên hiệu quả khi sử dụng Bumping
Khi muốn thực hiện Bumping trong công ty, điều quan trọng mà các nhà tuyển dụng cần lưu ý là phải dành thời gian xem xét và tuân thủ theo chính sách tuyển dụng, quản lý nhân viên của công ty. Trong đa số các trường hợp, người sử dụng lao động có thể sẽ phải bồi thường cho nhân viên bị sa thải vì Bumping. Nếu không bồi thường và xử lý thỏa đáng thì việc sa thải có thể bị coi là không công bằng. Ngoài ra, Bumping còn có thể bị đánh giá về mặt đạo đức, uy tín của doanh nghiệp cũng như gây tác động tiêu cực trong việc duy trì quan hệ nhân viên.
Một số ví dụ về trường hợp tiến hành Bumping dẫn tới sa thải không công bằng:
Sa thải không công bằng vì Bumping có thể khiến nhân viên bị sa thải và doanh nghiệp xảy ra tranh chấp hoặc xung đột. Bên cạnh đó, uy tín của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho dù trong trường hợp khó khăn, buộc phải thay đổi cơ cấu, mỗi doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng về các quyết định tiếp theo.
Trong những trường hợp bất khả kháng, có thể doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án sa thải nhân viên. Vì vậy, một số đối tượng nhà tuyển dụng có thể cân nhắc cho nghỉ việc khi có đợt cắt giảm nhân sự. Để biết những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải nhất, bạn đọc hãy theo dõi bài viết Joboko chia sẻ dưới đây.
Rõ ràng, bên cạnh những tác động tích cực, Bumping có khả năng tạo ra nhiều tình huống "trớ trêu" cho cả doanh nghiệp và người lao động. Bumping cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết dựa trên chính sách của công ty, tình hình kinh doanh thực tế, trao đổi thẳng thắn với nhân viên để lắng nghe nguyện vọng của họ, sau đó đề xuất các giải pháp bồi thường hợp lý. Chỉ khi thực hiện hợp lý, Bumping mới giúp công ty giữ chân nhân viên tài năng, kinh nghiệm và duy trì hiệu quả công việc.
MỤC LỤC:
1. Bumping là gì?
2. Bumping có thực sự hiệu quả trong việc giữ chân nhân viên?
3. Khi nào thì Bumping gây ra trường hợp sa thải không công bằng?