Các vị trí việc làm ngành Quan hệ Quốc tế

08/02/2022 16:30
Quan hệ quốc tế là ngành học năng động dành cho các bạn giỏi ngoại ngữ, mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Có rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Những vị trí cụ thể của ngành Quan hệ Quốc tế nếu nắm rõ sẽ giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mang đến sự đổi mới mạnh mẽ về việc làm, do đó cơ hội được làm việc trong môi trường nước ngoài của bạn được rộng mở. Những ai đang theo học ngành quan hệ quốc tế hoặc đang tìm kiếm việc làm lĩnh vực này thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây. Một số vị trí việc làm ngành quan hệ quốc tế phổ biến, cơ hội nghề nghiệp cao hứa hẹn mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.

Những vị trí việc làm ngành quan hệ quốc tế phổ biến nhất

I. Ngành quan hệ quốc tế: Đào tạo và yêu cầu công việc

Bằng cấp quan hệ quốc tế là một trong những cách giúp mọi người phát triển bản thân và đóng góp những điều tốt đẹp cho quốc gia cũng như nhân loại nói chung. Nếu bạn muốn theo học ngành này, có thể bạn sẽ tự hỏi bạn có thể xin vào những vị trí công việc nào với tấm bằng của mình?
Quan hệ quốc tế là ngành học cung cấp các kiến thức, rèn luyện kỹ năng giúp bạn duy trì và thúc đẩy quan hệ ngoại giao tích cực giữa các quốc gia, ngăn ngừa xung đột quốc tế và đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ trong các mối quan hệ giữa các chính phủ, khu vực.
Là một chuyên gia trong ngành quan hệ quốc tế, bạn sẽ có một loạt các lựa chọn nghề nghiệp bên cạnh chính trị, bao gồm trong các lĩnh vực như kinh tế và xã hội.
Để làm việc trong ngành quan hệ quốc tế, bạn cần có ít nhất là bằng cử nhân nhưng mọi người thường học lên thạc sĩ. Bạn sẽ có những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đối ngoại, chính sách công, phát triển quốc tế, xu hướng kinh tế, các vấn đề xã hội, luật pháp và nhiều hơn nữa.

II. Các vị trí việc làm ngành Quan hệ quốc tế

1. Nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại

Là một nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại bạn sẽ đại diện và bảo vệ lợi ích của đất nước về mặt chính trị, thương mại ở nước ngoài. Bạn có thể làm việc trong các lãnh sự quán, đại sứ quán, đưa ra những phát ngôn chính thức về các sự kiện chính trị, xung đột, tranh chấp,... Một số trách nhiệm chính của các nhà ngoại giao là:

  • Duy trì mối liên kết giữa quốc gia và đất nước bạn làm việc.
  • Thu thập và báo cáo về tất cả các thông tin có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
  • Thảo luận, đàm phán và hòa giải trong các vấn đề phát sinh liên quan tới nền hoà bình, xung đột, thương mại, kinh tế, tội phạm cũng như các khía cạnh văn hóa xã hội.

2. Phân tích chính trị quốc tế

Một cơ hội nghề nghiệp khác dành cho các bạn học ngành quan hệ quốc tế là trở thành những học giả, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế. Về cơ bản, vị trí công việc này thường là làm trong cơ quan nhà nước, chịu sự quản lý của chính phủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm trong công ty truyền thông hoặc viện nghiên cứu. Trách nhiệm của bạn sẽ là:

  • Nhận thức, đánh giá các sự kiện chính trị trên thế giới và ảnh hưởng, tác động của chúng.
  • Thông báo và giải thích các diễn biến chính trị khác nhau.
  • Phân tích dựa trên luật pháp trong nước và quốc tế, chính sách công và quyết định của chính phủ.
  • Tư vấn cho các quan chức chính phủ khi được yêu cầu.
  • Dự báo xu hướng chính trị.
  • Đánh giá các sự kiện dựa vào bối cảnh lịch sử, địa lý, văn hoá.
  • Viết các báo cáo, bài phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về tình hình chính trị cũng như các mối quan hệ quốc tế.

3. Quan hệ công chúng và truyền thông

Nếu bạn theo học ngành quan hệ quốc tế nhưng không thích môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước, gia nhập các tổ chức, công ty truyền thông và quan hệ công chúng cũng là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Với những kiến thức và kỹ năng được học, rèn luyện ngay trong chương trình học, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như báo chí, truyền thông, quảng cáo,... Để biết rõ hơn về các vị trí việc làm ngành Quan hệ công chúng cụ thể ra sao từ đó ứng tuyển phù hợp, bạn đọc hãy tham khảo thêm bài viết JOBOKO chia sẻ nhé.

Quan hệ quốc tế là ngành nghề năng động, cơ hội phát triển bản thân tốt

4. Xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế

Trở thành nhân viên xuất nhập khẩu hay nhân viên kinh doanh quốc tế là vị trí việc làm khác trong ngành quan hệ quốc tế. Bạn có thể sẽ cần học thêm về một số nghiệp vụ xuất nhập khẩu để làm tốt trong các vai trò. Hãy nỗ lực tận dụng kiến thức về kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, logistic và khả năng ngoại ngữ để phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực thú vị này. Bạn hoàn toàn có thể thăng tiến và nhận mức thu nhập đáng mơ ước.

5. Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ

Bằng cấp về quan hệ quốc tế có thể giúp bạn có một công việc trong các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Thông thường, bạn có thể làm việc ở các vị trí truyền thông, nâng cao nhận thức,... Nhiệm vụ chính của bạn thường là:

  • Tạo chiến lược truyền thông hiệu quả.
  • Xử lý thông tin liên lạc nội bộ.
  • Viết nội dung cho truyền thông và mạng xã hội
  • Nhân viên viện trợ/cứu trợ.
  • Tình nguyện viên.

Công việc phiên dịch tiếng Hàn là gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế có thể theo đuổi những nghề nghiệp liên quan khác như biên phiên dịch, nghiên cứu và giảng dạy. Để có sự nghiệp thành công, bạn cần đảm bảo rằng trong quá trình học không ngừng tích luỹ kiến thức, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, có tầm nhìn, học ít nhất 2 ngoại ngữ, giao tiếp và kỹ năng thuyết phục, đàm phán hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về công việc phiên dịch tiếng Hàn để có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

MỤC LỤC:
I. Ngành quan hệ quốc tế: Đào tạo và yêu cầu công việc
II. Các vị trí việc làm ngành Quan hệ quốc tế

Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh quốc tế lương cao không?

Đọc thêm: Bộ kỹ năng mềm quyết định thành công của Chuyên viên kinh doanh quốc tế

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888