Cách hạn chế tình trạng "ăn cắp" thời gian làm việc ở nhân viên
"Ăn cắp" thời gian làm việc xảy ra khi một nhân viên được trả lương cho phần việc mà họ không làm. Đây có thể coi là hành vi gian lận có chủ ý, thể hiện thái độ lười biếng, thiếu chuyên nghiệp của cá nhân đó. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự suy giảm trong hiệu suất làm việc, về lâu dài còn ảnh hưởng tới thành công chung của toàn bộ doanh nghiệp.
MỤC LỤC:
1. Phổ biến quy định rõ ràng cho nhân viên
2. Phân công công việc cụ thể
3. Tuân thủ quy trình xử lý kỷ luật
4. Trở thành tấm gương tốt cho nhân viên
Làm thế nào để hạn chế tình trạng "ăn cắp" thời gian làm việc nơi công sở?
Cách hạn chế tình trạng "ăn cắp" thời gian làm việc của nhân viên
1. Phổ biến quy định rõ ràng cho nhân viên
Lấy ví dụ về hành vi chấm công hộ đồng nghiệp, không phải ai cũng rõ đây là hành động trái với quy định. Thậm chí đây còn được coi là hình thức "giúp đỡ" nhau khỏi bị trừ lương. Họ không nhận thức được những hậu quả đối với công ty mà hành động đó gây ra.
Do đó, hãy trực tiếp phổ biến quy định không được chấm công hộ tới từng nhân viên một. Ngoài ra, thay đổi hình thức điểm danh thông thường bằng những công nghệ mới như quét dấu vân tay, v.v. cũng là một ý hay. Đặc biệt nếu vẫn có người cố tình vi phạm thì có thể chịu hình thức kỷ luật, trừ lương hoặc thậm chí là chấm dứt hợp đồng.
Dù quy định có vẻ hơi nghiêm khắc nhưng đây là cách duy nhất để duy trì chất lượng công việc cũng như ý thức, thái độ của nhân viên.
2. Phân công công việc cụ thể
Đôi khi một nhân viên rơi vào tình trạng "ăn cắp" thời gian, làm việc riêng trong giờ bởi họ chưa nắm rõ các nhiệm vụ mà mình cần phải thực hiện.
Chẳng hạn như nhân viên bán hàng, họ có thể nghĩ rằng mình được dùng điện thoại thoải mái miễn là cửa hàng hiện không có khách nào. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn họ chịu trách nhiệm thêm những việc dọn dẹp, sắp xếp hàng trên kệ, v.v. khi không có khách hàng thì hãy phân công cụ thể cho họ. Ví dụ: "Khi không có khách hãy thực hiện các đầu việc A, B, C, v.v. nhé!". Đừng quên nói rõ đây là nhiệm vụ cố định chứ không phải tạm thời.
3. Tuân thủ quy trình xử lý kỷ luật
Nhiều khi vì không muốn làm to chuyện nên bạn đã nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, cấp dưới của bạn sẽ nghĩ vi phạm cũng không có vấn đề gì. Khi đó, uy tín và chất lượng công việc của toàn thể công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xử lý vi phạm nghiêm khắc là cách giúp hạn chế "ăn cắp" thời gian làm việc ở nhân viên
Vì vậy, hãy yêu cầu nhân viên tuân thủ đúng quy trình xử lý kỷ luật đã có. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất vi phạm mà bạn có thể áp dụng một số hình thức như cảnh cáo bằng lời nói/văn bản, trừ lương, đình chỉ, thôi việc, v.v. Chẳng hạn, chấm công hộ đồng nghiệp sẽ là vấn đề lớn và cần được xử phạt nghiêm khắc hơn nhiều so với lướt Facebook trong vài phút.
4. Trở thành tấm gương tốt cho nhân viên
Dù bạn mang cả việc về nhà làm vào buổi đêm hay cuối tuần nhưng lại ngồi ăn trưa tận 2 tiếng ở công ty (trong khi thời gian quy định chỉ là 1,5 giờ) thì đừng hỏi tại sao cấp dưới lại vi phạm. Do đó, trên cương vị là người quản lý, hãy chú ý tới từng hành động nhỏ của mình và trở thành tấm gương sáng cho nhân viên noi theo.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của JOBOKO.com sẽ giúp bạn hạn chế được những hành vi "ăn cắp thời gian làm việc" dù là vô tình hay cố ý của nhân viên, giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong công việc.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.