Cách viết CV xin việc Cửa hàng trưởng

09/03/2022 11:30
Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, nhiều cửa hàng ra đời mang theo những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời, điển hình như vị trí cửa hàng trưởng. Nắm được cách viết CV xin việc cửa hàng trưởng sẽ giúp ứng viên tiến gần hơn đến công việc mơ ước.

Cửa hàng trưởng là người có vai trò giám sát các hoạt động hàng ngày của cửa hàng. Họ sẽ chịu trách nhiệm với mọi vấn đề liên quan từ đội ngũ nhân viên, doanh số hay mức độ hài lòng của khách hàng. Ngoài các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, ứng viên cũng cần chuẩn bị cho mình một bản CV thật ấn tượng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách viết CV xin việc Cửa hàng trưởng nhé!

Hướng dẫn cách viết các phần trong CV xin việc Cửa hàng trưởng chi tiết

1. Mô tả công việc của Cửa hàng trưởng

Ngoài việc chỉ đạo nhân viên và đảm bảo trải nghiệm tích cực của khách hàng trong các hoạt động buôn bán hàng ngày, cửa hàng trưởng còn chịu trách nhiệm:

  • Tuyển và đào tạo nhân viên.
  • Lên lịch làm và bảng lương.
  • Sắp xếp đơn đặt hàng và kiểm kê.
  • Tuân thủ các chính sách an toàn.
  • Liên hệ với các nhà cung cấp.
  • Quản lý ngân sách cửa hàng.
  • Theo dõi và thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Giảm chi phí.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

2. Cách viết CV xin việc Cửa hàng trưởng

2.1. Xác định bố cục và tiêu đề cho CV

CV cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc. Hãy lựa chọn định dạng, kiểu chữ, màu sắc, thiết kế tiêu chuẩn và bố cục phù hợp sao cho có thể làm nổi bật các thế mạnh của bạn. Để tăng cơ hội được chú ý trong vòng sàng lọc hồ sơ, hãy để tên và thông tin liên hệ chính xác ở phần tiêu đề của CV.

2.2. Trình bày về kinh nghiệm

Trong phần này, hãy liệt kê tất cả kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển theo trình tự thời gian đảo ngược, bắt đầu với kinh nghiệm gần đây nhất. Đối với mỗi mục, hãy dành 1 vài dòng để mô tả vai trò cụ thể của bạn. Các kinh nghiệm cần thể hiện bạn là một người có đóng góp cho tập thể. Ví dụ:

  • Dẫn dắt 12 cộng sự tu sửa lại toàn bộ cửa hàng cũng như chuyển sang một địa điểm tạm thời trong thời gian chờ đợi.
  • Ra mắt nền tảng bán hàng thương mại điện tử và tăng doanh thu lên 50% thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội.
  • Đã tuyển chọn và đào tạo một nhóm nhân viên cho bộ phận nước hoa tại cửa hàng ở địa điểm mới.

2.3. Lưu ý về trình độ học vấn

Trong phần trình độ học vấn, hãy nêu các bằng cấp và lĩnh vực nghiên cứu của bạn, đặc biệt là lĩnh vực quản lý bán lẻ hoặc tiếp thị nếu có. Nếu bạn có bằng cao hơn cử nhân thì có thể bỏ qua thông tin về trường trung học phổ thông.

2.4. Chia sẻ về kỹ năng

Để chứng minh bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí cửa hàng trưởng, bạn cần sở hữu cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Hãy thể hiện bản thân là một người quản lý tự tin, có khả năng thúc đẩy nhân viên, chăm sóc khách hàng tốt, giúp tăng lợi nhuận và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Một số kỹ năng quan trọng nên có trong CV bao gồm:

  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
  • Kỹ năng toán học và vận hành điểm bán hàng (POS).
  • Kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp.
  • Kiểm kê và đặt hàng.
  • Đưa ra quyết định và xử lý vấn đề.
  • Khả năng tiếp thị.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý dự án.

2.5. Trình bày về tổ chức liên quan và chứng chỉ

Trong phần này, hãy đề cập bất kỳ hiệp hội nghề nghiệp nào mà bạn tham gia cũng như các chứng chỉ đạt được. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội trên các nền tảng trực tuyến, trường cao đẳng cộng đồng tại địa phương hay trung tâm phát triển nghề nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sau:

  • Hiệp hội các nhà quản lý ngành bán lẻ (RILA): Đây là một tổ chức hợp tác với các nhà bán lẻ để đưa ra ý tưởng về khả năng lãnh đạo, thị trường tự do, nền kinh tế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.
  • Chứng chỉ quản lý bán lẻ: Đây là chương trình cấp chứng chỉ toàn quốc trên nền tảng trực tuyến và thuộc nhiều trường đại học và cao đẳng, bạn cần 1 năm để đạt chứng chỉ.

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ bất kỳ bằng cấp hoặc chứng chỉ nào có ảnh hưởng tích cực đến vai trò quản lý cửa hàng và có thể giúp bạn "thu hút" nhà tuyển dụng, ví dụ như chứng chỉ giảng dạy cho thấy khả năng lãnh đạo cũng như ảnh hưởng của bạn trong nhóm.

2.6. Kiểm tra CV

Hãy kiểm tra lại CV để đảm bảo không có bất kỳ lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay dấu câu nào đồng thời có thể nhờ đồng nghiệp hoặc bạn bè rà soát lại. Một bản CV chỉn chu thể hiện tác phong chuyên nghiệp và tính cách tỉ mỉ của bạn.

Cần lưu ý gì khi viết CV xin việc Cửa hàng trưởng?

3. Một số lưu ý khi viết CV xin việc Cửa hàng trưởng

Khi viết CV xin việc cửa hàng trưởng, hãy lưu ý một số mẹo sau:

  • Thống nhất định dạng: Hãy đảm bảo ngày tháng, phông chữ và kích cỡ được đồng nhất trong toàn bộ CV.
  • Điều chỉnh CV: Đối với mỗi cửa hàng mà bạn gửi CV xin việc, hãy điều chỉnh CV sao cho phù hợp với thông tin tuyển dụng cụ thể. Bạn có thể đưa các từ khóa được nêu trong mô tả công việc vào CV.
  • Xem lại CV thường xuyên: Hãy ghi chú lại những thay đổi trong công việc, thông tin đăng nhập mới hoặc bất kỳ giải thưởng nào để cập nhật vào CV dễ dàng hơn.
  • Trình bày mọi thứ cụ thể: Cung cấp thông tin chi tiết cho thấy bạn đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào. Ví dụ, thay vì viết "chi phí hàng tồn kho giảm đáng kể", hãy nêu chính xác số lượng và phương pháp bạn sử dụng.
  • Lựa chọn định dạng để lưu CV: Lưu CV dưới dạng PDF hoặc word và kiểm tra xem cửa hàng có yêu cầu định dạng CV cụ thể nào không để điều chỉnh cho phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của JobOKO.com về cách viết CV xin việc cửa hàng trưởng cũng như những điều cần lưu ý. Chúc bạn đọc áp dụng thành công và trúng tuyển vào công việc mình mong muốn.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Cửa hàng trưởng
2. Cách viết CV xin việc Cửa hàng trưởng
3. Một số lưu ý khi viết CV xin việc Cửa hàng trưởng

Đọc thêm: Cửa hàng trưởng là gì? Quản lý cửa hàng làm nhiệm vụ gì?

Đọc thêm: Tìm việc làm cửa hàng trưởng: Nhà tuyển dụng có yêu cầu cao về bằng cấp?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888