Cách xử lý khi đồng nghiệp có thái độ tiêu cực

17/02/2022 10:30
Làm việc trong công ty, doanh nghiệp, việc đảm bảo tính chuyên nghiệp và tích cực đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn đôi khi sẽ phải làm việc và tiếp xúc với những đồng nghiệp có thái độ tiêu cực nên việc biết cách đối phó là một điều vô cùng cần thiết.

Những đồng nghiệp với suy nghĩ tiêu cực có thể gây ảnh hưởng tới tâm trạng cũng như công việc của bạn. Vậy làm thế nào để bản thân tránh được những điều tiêu cực mà đồng nghiệp mang lại. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý vấn đề hiệu quả.

Làm thế nào để thái độ tiêu cực của đồng nghiệp không ảnh hưởng tới bạn?

1. Cách xử lý khi đồng nghiệp cảm thấy tiêu cực (đôi khi)

1.1. Lắng nghe tâm sự của họ

Đôi khi đồng nghiệp của bạn cứ nhắc đi nhắc lại một vấn đề tiêu cực mà họ gặp phải, lý do đó là bởi vì họ cảm thấy bạn chưa hiểu hết được vấn đề hay chưa thực sự lắng nghe vấn đề đó. Chính vì vậy, bạn cần chủ động lắng nghe và quan tâm đến họ, đặt ra những câu hỏi và làm rõ sự tiêu cực đó bắt nguồn từ đâu.

Nếu bạn cảm thấy đồng nghiệp của mình có lý do chính đáng, có thể đề nghị giúp đỡ họ. Nếu họ cần, bạn có thể đưa ra lời khuyên và giải pháp giúp họ vượt qua cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Những lời khuyên tạm thời giúp những đồng nghiệp này trở nên tích cực hơn thì đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên, bạn không phải là tư vấn viên cũng không phải là nhà trị liệu, nhiệm vụ của bạn cũng không phải đưa ra những lời khuyên toàn diện về sự nghiệp hay định hướng công việc lâu dài được. Chính vì vậy, việc giới thiệu đồng nghiệp của bạn những quyển sách hữu ích, các buổi hội thảo hay nhờ sự trợ giúp từ bộ phận nhân sự sẽ là một cách tốt để giải quyết những khúc mắc của họ.

1.2. Đặt ra giới hạn để sự tiêu cực không ảnh hưởng đến bạn

Đồng nghiệp của bạn chỉ muốn bạn lắng nghe, họ không muốn lời khuyên hay sự giúp đỡ của bạn cả. Hãy lắng nghe họ tích cực, tuy nhiên bạn cần đặt ra giới hạn để sự tiêu cực không ảnh hưởng đến bạn.

Điều quan trọng cần nhớ là việc phải nghe những lời phàn nàn trong khoảng thời gian dài sẽ dần bào mòn năng lượng tích cực của bạn. Để tránh trường hợp đó xảy ra, bạn nên chuyển hướng cuộc trò chuyện những chủ đề tích cực hơn. Thẳng thắn chia sẻ với họ nếu những lời phàn nàn đó gây ảnh hưởng xấu đến bạn.

1.3. Nếu bạn lắng nghe tâm sự của đồng nghiệp và nhận ra cách họ nghĩ, nhìn nhận vấn đề là chưa đúng, hãy nói cho họ biết

Nhiều người sợ "mất lòng" khi nói những quan điểm trái chiều với đồng nghiệp về vấn đề họ đang gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến vấn đề của họ, hãy can đảm bày tỏ suy nghĩ của bạn một cách khách quan, điều nào đúng điều nào chưa đúng.

Nếu bạn không đồng tình với cách họ đánh giá vấn đề, hãy nói với họ. Ví dụ, bạn không đồng ý với họ về việc họ cho là ban quản lý đã nói dối hay che giấu thông tin để đánh lừa nhân viên. Bạn tin rằng thông tin chuẩn đã được đưa ra ngay khi có.

Dừng lại một cách lịch sự nếu đồng nghiệp tiếp tục nói về những điều tiêu cực. Họ cố gắng khơi dậy sự cảm thông từ bạn, nhưng nếu bạn cảm thấy rằng những câu chuyện tiêu cực đó không chính đáng, đừng quá cố lắng nghe hay phân bua nếu họ cứ khăng khăng với ý kiến của mình.

2. Sự tiêu cực của đồng nghiệp nằm ngoài mối quan tâm của bạn

Đối với những người luôn có suy nghĩ tiêu cực, bạn không nên dành nhiều thời gian cho họ. Hãy đặt ra giới hạn với những người mà vấn đề tiêu cực của họ không chính đáng.

Hiểu rõ nguyên nhân vì sao đồng nghiệp của bạn lúc nào cũng tiêu cực nằm ngoài mối quan tâm của bạn. Bởi mỗi người có một câu chuyện khác nhau. Đừng để những sự tiêu cực của họ tác động đến góc nhìn tích cực của bạn. Theo hay không theo những điều tiêu cực là sự lựa chọn của bạn.

Những đồng nghiệp lúc nào cũng cảm thấy tiêu cực, có thể họ cần một công việc mới, một công ty mới, một góc nhìn mới, một cuộc sống mới hoặc một sự tư vấn mới. Họ không cần bạn "giúp" họ chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng một lần nữa khi phải kể lại câu chuyện. Điều này không giúp ích cho cả bạn, cả họ, cả công ty bạn làm việc.

Những điều cần làm khi đồng nghiệp có thái độ tiêu cực

3. Cách đối phó với những đồng nghiệp luôn suy nghĩ tiêu cực

  • Tránh dành thời gian với những đồng nghiệp tiêu cực (Vì những lý do đã được đề cập ở trên).
  • Nếu bạn phải làm việc với những đồng nghiệp tiêu cực, hãy đặt ra những giới hạn. Đừng để bản thân cuốn vào những cuộc thảo luận tiêu cực. Thẳng thắn nói với họ rằng bạn thích nghĩ công việc theo hướng tích cực hơn. Và tránh trở thành khán giả đồng cảm với sự tiêu cực của họ.
  • Gợi ý những người tiêu cực nên tìm sự giúp đỡ từ quản lý của họ hay bộ phận nhân sự.
  • Nếu tất cả các biện pháp trên không khả dụng, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với quản lý của bạn về những khó khăn khi bạn làm việc với những người tiêu cực. Quản lý của bạn có thể sẽ có ý tưởng và giải pháp để giải quyết thỏa đáng.
  • Hãy nhớ rằng, sự tiêu cực trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc và văn hóa công ty. Đây là một hành vi có thể cần đến các biện pháp kỷ luật hoặc sa thải nhân viên nếu cần thiết.

Tiêu cực là cảm xúc không tốt không chỉ đối với công việc mà còn nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Hy vọng với những thông tin Joboko.com chia sẻ bên trên, bạn đọc có thể hiểu thêm về cách xử lý khi đồng nghiệp có thái độ tiêu cực và cách tránh không để những năng lượng tiêu cực đó ảnh hưởng đến bạn.

MỤC LỤC:
1. Cách xử lý khi đồng nghiệp cảm thấy tiêu cực (đôi khi)
2. Sự tiêu cực của đồng nghiệp nằm ngoài mối quan tâm của bạn
3. Cách đối phó với những đồng nghiệp luôn suy nghĩ tiêu cực

Đọc thêm: Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác

Đọc thêm: Cách trị đồng nghiệp lười biếng nơi công sở

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888