Nghề trình dược viên mang đến thu nhập cao, những triển vọng thăng tiến hấp dẫn cho người có năng lực, vừa am hiểu về dược phẩm lại vừa có kỹ năng giao tiếp, kinh doanh xuất sắc. Các câu hỏi phỏng vấn trình dược viên mà JobOKO giới thiệu sau đây chắc chắn sẽ là một nguồn tham khảo đáng tin cậy để bạn sẵn sàng hơn cho cơ hội của mình.
Trình dược viên là người chịu trách nhiệm chính trong việc liên lạc giữa công ty dược phẩm y tế và các bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ. Trong xã hội hiện nay, trình dược viên đóng vai trò quan trọng, đồng thời thu hút nhiều nhân sự trong lực lượng lao động. Cùng với đó, nhân viên bán thuốc cũng là vị trí nhiều bạn trẻ theo đuổi trong nghề y dược. Qua những chia sẻ về
mẹo để trở thành nhân viên bán thuốc chuyên nghiệp, bạn đọc đã nắm được những gì cần trang bị cho mình nếu muốn có chỗ đứng trong nghề. Tương tự vậy, dưới đây là yêu cầu công việc của trình dược viên cũng như bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn để ứng viên tiếp cận được vị trí mong muốn dễ dàng.
Để có được việc làm trình dược viên, ứng viên cần có kỹ năng trả lời câu hỏi phỏng vấn tốt
I. Trình dược viên là làm gì?
Công việc của trình dược viên là quảng bá và bán các sản phẩm của công ty như thuốc dược phẩm và thiết bị y tế. Khách hàng có thể bao gồm bác sĩ, y tá và dược sĩ. Trình dược viên giúp tăng cường nhận thức về sản phẩm, trả lời các câu hỏi, đưa ra lời khuyên và giới thiệu sản phẩm mới.
Trách nhiệm chính của trình dược viên bao gồm:
- Tổ chức các cuộc hẹn và cuộc họp với nhân viên y tế tại cộng đồng và bệnh viện.
- Đàm phán hợp đồng.
- Trình bày hoặc giới thiệu sản phẩm cho nhân viên y tế (bác sĩ, y tá và dược sĩ).
- Thực hiện nghiên cứu có liên quan.
- Giải đáp thắc mắc về kinh doanh thuốc/thiết bị y tế cũng như kiến thức chung về sản phẩm.
- Duy trì hồ sơ chi tiết.
- Tham dự, tổ chức triển lãm thương mại, hội nghị và các cuộc họp.
- Quản lý ngân sách.
- Đánh giá hiệu suất bán hàng.
- Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu khác.
II. Câu hỏi phỏng vấn trình dược viên hay nhất và gợi ý trả lời
1. Bạn có thể giới thiệu bản thân được không?
Thông thường, đây sẽ là câu hỏi đầu tiên trong mỗi cuộc phỏng vấn. Hãy coi đó là một cơ hội tốt để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí trình dược viên. Mặc dù chỉ là câu hỏi dễ dàng, nhưng nó vẫn sẽ rất khó xử lý nếu bạn không chuẩn bị tốt.
Để trả lời, bạn có thể nói với người phỏng vấn vấn về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của bạn (nói sâu hơn những gì trình bày trong CV xin việc). Bạn hãy đảm bảo rằng câu trả lời của mình ngắn gọn và phù hợp.
Gợi ý trả lời: Tôi có [số năm] kinh nghiệm làm trình dược viên tại công ty [tên công ty]. Tôi chuyên về các loại thuốc liên quan đến bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan của nó. Là một trình dược viên, công việc của tôi là cung cấp thông tin sản phẩm cho các bác sĩ chữa bệnh tiểu đường ở [khu vực/tỉnh thành] và thuyết phục họ kê đơn thuốc của chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng đảm bảo rằng sản phẩm có sẵn trong các nhà thuốc, nhà cung cấp và bán buôn địa phương.
Tôi khá thành thạo về các trung tâm y tế, bệnh viện, nhà thuốc tại khu vực này. Trong số tất cả các bác sĩ chữa bệnh tiểu đường ở đây, 75% trong số họ kê toa thuốc của chúng tôi. Tôi cũng phối hợp chặt chẽ với đội ngũ tiếp thị để hỗ trợ họ phát triển tài liệu quảng bá và tổ chức các loại sự kiện như hội nghị,...
Tôi có bằng cử nhân Dược, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và giao tiếp hiệu quả. Để giữ cho bản thân cập nhật những phát triển mới nhất trong thế giới y khoa, tôi thích đọc các tạp chí như [tên tạp chí]. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm và kiến thức sẵn có, tôi là ứng viên phù hợp với vị trí trình dược viên mà công ty đang tìm kiếm. 2. Trình dược viên khác với các nhân viên bán hàng khác như thế nào?
Cho dù cả trình dược viên và các nhân viên bán hàng khác đều là người phân phối sản phẩm, đều cần kỹ năng giao tiếp, thuyết trình nhưng điều làm cho họ khác biệt là kiến thức về lĩnh vực cụ thể.
Gợi ý trả lời: Theo tôi, trình dược viên làm việc với thuốc và các thiết bị y tế nên họ cần nhận thức rõ ràng, chính xác về sản phẩm, chức năng, tác dụng,... Ngoài ra, trình dược viên còn có thể thảo luận với các bác sĩ về các điều kiện y tế và cơ chế các loại thuốc tác động đến người dùng. Nói cách khác, trình dược viên là người giải thích và thuyết phục bác sĩ kê đơn thuốc thay vì trực tiếp bán thuốc. 3. Nhiệm vụ khó khăn và thách thức lớn nhất của trình dược viên là gì?
Trên thực tế, khi hỏi câu này, người phỏng vấn muốn bạn nói về những phương pháp bạn đã sử dụng để khắc phục vấn đề.
Gợi ý trả lời: "
Nhiệm vụ khó khăn nhất đối với trình dược viên, theo tôi là việc thuyết phục các bác sĩ kê đơn thuốc mới cho bệnh nhân của họ. Thực sự rất khó để nhờ bác sĩ chuyển từ một loại thuốc mà họ đã quen thuộc sang sản phẩm mới hoàn toàn. Lúc đó, tôi thường cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan, giới thiệu với họ về các bằng chứng khoa học chứng minh thuốc có hiệu quả tốt, an toàn và ít tác dụng phụ như thế nào. Tôi cũng sẽ gợi ý bác sĩ thử kê đơn với một số bệnh nhân có triệu chứng tương tự các trường hợp được chứng minh thuốc có hiệu quả tốt nhất, rồi sau đó theo dõi kết quả điều trị". Những câu hỏi xử lý tình huống thường được nhà tuyển dụng đặt ra cho trình dược viên
4. Nếu bạn là nhà tuyển dụng vị trí này, bạn tìm kiếm những kỹ năng và phẩm chất nào trong một trình dược viên?
Lúc này, người phỏng vấn mong muốn tìm hiểu xem bạn có nhận thức được các kỹ năng và phẩm chất cần có để thực hiện công việc một cách hiệu quả không.
Gợi ý trả lời: Một số phẩm chất và kỹ năng quan trọng cần có để trở thành trình dược viên là: - Có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm.
- Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
- Kỹ năng nghiên cứu tốt.
- Thái độ tích cực.
Sau khi nói về những phẩm chất cần có, bạn có thể tiếp tục nói thêm rằng: "Tôi có những phẩm chất này và có thể thực hiện nhiệm vụ của mình rất hiệu quả, nếu tôi được công ty tin tưởng". 5. Bạn tiếp cận một bác sĩ như thế nào? Với trình dược viên, bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y tế là đối tượng khách hàng thực sự của họ.
Gợi ý trả lời: Tôi cho rằng, trước khi tiếp cận bác sĩ, điều quan trọng là phải nhận thức đầy đủ về sản phẩm của mình, đặc biệt là cơ chế tác động, tác dụng phụ, ưu điểm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,...
Sau khi đặt lịch hẹn tôi sẽ đảm bảo mình chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết về sản phẩm như kết quả thử nghiệm lâm sàng, trường hợp nghiên cứu, so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, bất kỳ tài liệu quan trọng nào khác về sản phẩm và mẫu (nếu được yêu cầu và cho phép).
Trước khi gặp bác sĩ, tôi cũng sẽ ghé thăm nhà bán lẻ tại địa phương để đánh giá tiềm năng của khu vực là gì? Có bao nhiêu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang được bán trên thị trường đó? Tỷ lệ kê đơn của họ là gì? Một khi đã giới thiệu được sản phẩm của mình với bác sĩ, tôi luôn cố gắng duy trì liên lạc thường xuyên với họ để đảm bảo có thể tối đa hóa doanh số của mình thông qua họ. III. Một số câu hỏi phỏng vấn trình dược viên phổ biến khác
6. Điều gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Trình dược viên?
7. Một ngày làm việc, bạn sẽ lên lịch thế nào, làm những việc gì?
8. Cách mà bạn nghiên cứu sản phẩm như thế nào?
9. Là một trình dược viên, bạn sẽ dùng phương pháp nào để giới thiệu loại thuốc mới của công ty cho khách hàng tiềm năng là một phòng khám lớn khi họ đang sử dụng dược phẩm của đối thủ cạnh tranh?
10. Công ty chúng tôi đang tung ra một sản phẩm y tế mới. Bạn cần thông tin gì để quảng bá nó?
11. Bạn làm thế nào để tiếp thị một loại thuốc mà bạn không hiểu rõ?
12. Những cải tiến y tế mới mà bạn ấn tượng nhất là gì?
13. Giả sử bạn được cung cấp một danh sách các
bác sĩ và phòng khám trong một khu vực để tiếp cận và thuyết phục họ dùng sản phẩm y tế của công ty, bạn làm thế nào để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện cuộc gọi đặt lịch hẹn?
Trong lĩnh vực y dược, các công việc như bác sĩ, dược sĩ, trình dược viên, y tá,... đều yêu cầu bằng cấp và trình độ cao. Với từng vị trí, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ứng viên có bằng cấp cụ thể.
Nhân viên bán thuốc cần bằng cấp gì sẽ được nhà tuyển dụng ghi rõ trong phần yêu cầu công việc cùng với những kỹ năng nhất định. Nếu bạn có ý định tham gia công việc này thì nên tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.
MỤC LỤC:
I. Trình dược viên là làm gì?
II. Câu hỏi phỏng vấn trình dược viên hay nhất và gợi ý trả lời
III. Một số câu hỏi phỏng vấn trình dược viên phổ biến khác