Tìm việc làm nhân viên IT không quá khó nếu như ứng viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là khi tham dự phỏng vấn. Điểm đặc biệt của công việc này là nhà tuyển dụng thường hay sử dụng các câu hỏi tình huống nhân viên IT trong phỏng vấn, qua đó thấy được khả năng phản ứng, giải quyết vấn đề của ứng viên.
Sức cạnh tranh đối với việc làm IT hiện nay tương đối lớn, do đó nếu ứng viên không có chuyên môn, trình độ, kỹ năng tốt thì sẽ khó có được công việc mong muốn. Cùng với việc tìm hiểu về thông tin công ty trước khi ứng tuyển thì những câu hỏi phỏng vấn, cụ thể là câu hỏi tình huống nhân viên IT bạn không nên bỏ lỡ. Biết cách trả lời câu hỏi tình huống nhân viên IT phổ biến sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội được nhà tuyển dụng lựa chọn.
Cách trả lời câu hỏi tình huống nhân viên IT chuyên nghiệp
I. Vì sao nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi tình huống nhân viên IT?
Nhân viên IT là những người duy trì hoạt động của hệ thống máy tính, và mạng, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin cần thiết. Nhân viên IT không chỉ cần trình độ chuyên môn và kỹ năng chuyên biệt. Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên có khả năng ra quyết định và xử lý tình huống nhanh, đồng thời phù hợp với môi trường làm việc của công ty.
Nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên của vị trí nhân viên IT qua các câu hỏi tình huống được thiết kế thông minh nhất. Thông qua đó, họ có được nhận định chính xác hơn. Ở vị trí ứng viên, bạn cần cân nhắc kỹ khi đưa ra câu trả lời. Đôi khi, không có đáp án đúng hoàn toàn, quan trọng là cách bạn tư duy và trình bày suy nghĩ của mình. Ngoài câu hỏi tình huống thì bạn cũng nên tham khảo câu hỏi phỏng vấn nhân viên IT tổng quát để xem nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi như thế nào cho vị trí này.
II. Câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên IT hay và gợi ý trả lời
1. Là một nhân viên IT, việc liên tục cập nhật các bước phát triển mới nhất cũng là một trong những trách nhiệm công việc của bạn. Vậy bạn sử dụng những tài nguyên nào để duy trì kỹ năng công nghệ của bản thân? Lĩnh vực công nghệ đang phát triển cực nhanh, liên tục có những cập nhật mới mang lại sự thay đổi lớn cho nhân loại. Trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách ứng viên không ngừng học hỏi, thích nghi với các thay đổi để phù hợp với ngành nghề. Nói cách khác, người phỏng vấn muốn đảm bảo rằng bạn nhận thức được tốc độ phát triển nhanh của công nghệ, đồng thời kết nối với các nguồn tài nguyên sẵn có để theo kịp.
Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu cẩn thận để tìm ra loại tài nguyên tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân. Tùy thuộc vào mô tả công việc cụ thể, các phương pháp cụ thể có thể khác nhau.
Gợi ý trả lời: "Tôi luôn nhận thức được sự tiến bộ và thay đổi không ngừng trong công nghệ. Là một nhân viên IT có 3 năm kinh nghiệm, tôi luôn nỗ lực để duy trì năng lực của bản thân và không bị tụt hậu. Tôi dành thời gian đọc các ấn phẩm, bài viết công nghệ thông tin. Tôi cũng cập nhật và mua những phần mềm liên quan đến công việc cụ thể. Tôi cho rằng đó là một kế hoạch đầu tư khôn ngoan. Ngoài ra, khi có những hội nghị, hội thảo công nghệ thông tin được tổ chức, nếu được mời, tôi luôn giành thời gian tham gia. Sự kết nối với các đồng nghiệp trong ngành là cách học hỏi hữu ích. Cuối cùng, tôi đã tham gia 2 khoá đào tạo [tên khoá đào tạo] để có thêm chứng chỉ công nghệ thông tin phục vụ cho công việc của mình".
Làm thế nào để trả lời câu hỏi tình huống nhân viên IT khéo léo?
2. Giả sử tôi không phải là dân công nghệ. Bạn có thể giải thích [một công nghệ có liên quan] bằng những thuật ngữ đơn giản để tôi có thể hiểu được hay không? Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi công ty, doanh nghiệp. Nhân viên IT bắt buộc phải có khả năng giao tiếp với những người không am hiểu về công nghệ và làm sao để hướng dẫn hoặc giúp họ hiểu vấn đề theo cách đơn giản nhất.
Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi tình huống nhân viên IT này để đánh giá
kỹ năng giao tiếp và diễn đạt của ứng viên. Để trả lời, bạn cần đề cập cụ thể đến cách bạn đã dùng và hiệu quả ra sao. Bên cạnh đó, đừng quên nhấn mạnh đến thái độ sẵn sàng hỗ trợ và luôn kiên nhẫn với đồng nghiệp.
Gợi ý trả lời: "Khi phải giải thích về một thuật ngữ hoặc thao tác công nghệ cho người không có nền tảng, tôi luôn cố gắng tránh các biệt ngữ tối nghĩa hoặc từ viết tắt (nếu trao đổi bằng văn bản). Trong nhiều trường hợp, người không làm việc trong ngành không cần phải hiểu sâu đến bất chất. Tất cả những gì tôi muốn làm là chỉ cho họ cần phải làm gì để giải quyết vấn đề phát sinh. Nhìn chung, khi chưa có nhiều kinh nghiệm, việc diễn đạt và truyền tải một số nội dung đặc thù có thể gây khó khăn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm nhân viên IT 2 năm, tôi hoàn toàn đủ tự tin để giải thích rõ ràng, tránh phức tạp hoá vấn đề". 3. Đã khi nào bạn trải qua cảm giác thất vọng trong công việc? Khi mà mọi thứ không diễn ra theo ý muốn? Chẳng hạn như không thể khắc phục được lỗi hệ thống khiến công việc của công ty bị gián đoạn? Bạn giải quyết như thế nào? Đối với bất kỳ công việc nào, luôn có khả năng xảy ra sai sót. Về cơ bản, ai cũng có nguy cơ phải đối phó với những thất bại tại một số thời điểm. Những gì nhà tuyển dụng muốn biết là cách ứng viên tiếp nhận và xử lý tình huống đó cũng như rút kinh nghiệm sau đó.
Nhân viên IT giỏi nhất là người có sự linh hoạt, sáng tạo, tầm nhìn và dám nghĩ dám làm, coi những thất bại là bàn đạp cho thay đổi tích cực. Khi trả lời câu hỏi này, bạn hãy tập trung vào cách xử lý sau đó.
Gợi ý trả lời: "Có lần, hệ thống mạng của công ty chúng tôi gặp sự cố. Tuy nhiên, vì vấn đề xảy ra trong ngày nghỉ mà tôi và các đồng nghiệp trong phòng IT không phát hiện và khắc phục kịp thời. Đây là một sai sót nghiêm trọng, thậm chí khiến toàn bộ công việc của công ty bị gián đoạn trong nửa ngày. Ngay khi phát hiện ra vấn đề, chúng tôi đã phân công công việc và tìm ra nguyên nhân sự cố [có thể nói cụ thể dựa trên kinh nghiệm của bạn]. Sau đó, mọi người chia ra xử lý các phần khác nhau. May mắn thay, cuối cùng lỗi đã được khắc phục thành công. Tôi cho rằng đối với các lỗi trong lĩnh vực IT, điều quan trọng là nhân viên IT đều phải giữ bình tĩnh và cẩn thận xem xét để xác định xem vấn đề thực sự nằm ở đâu. Trong những trường hợp không thể tự giải quyết - những vấn đề liên quan tới bản thân thiết bị,... thì có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài".
Dù bạn có kỹ năng phỏng vấn tốt và được nhà tuyển dụng lựa chọn nhưng nếu không có những tố chất cần thiết thì sẽ khó trụ vững với nghề. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu xem nhân viên IT cần có những phẩm chất gì để hoàn thiện bản thân, lựa chọn việc làm phù hợp nhé.
4. Bạn có thể kể về một lần được giao nhiệm vụ mà bạn chưa từng tiếp xúc và xử lý trước đây? Ví dụ như vận hành, khởi động công nghệ mới? Bạn làm thế nào để thích nghi? Mấu chốt của câu hỏi này là liệu ứng viên có phải là người có thể nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi hay không. Tính chất của công việc trong lĩnh vực IT là không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo, do đó, bạn buộc phải có khả năng thích ứng tốt. Nếu không có kinh nghiệm đối phó với sự thay đổi hoặc không thể thay đổi cho phù hợp, bạn sẽ rất dễ bị đào thải.
Gợi ý trả lời: "Việc thích nghi với những yêu cầu mới, nâng cao trong công việc là trách nhiệm của nhân viên IT. Tôi hoàn toàn hiểu được điều đó. Có lần, tôi được giao nhiệm vụ phát triển [tên dự án bạn tham gia]. Trước đó tôi chưa có kinh nghiệm và chưa từng tiếp xúc nên rất căng thẳng. Sau đó, tôi đã thẳng thắn đề xuất được hỗ trợ và đào tạo. Cùng với thái độ nghiêm túc và đầu tư thời gian tự học cũng như nhờ người đi trước hướng dẫn, sau 1 tuần tôi đã làm quen và bắt đầu thành thạo hơn. Tôi cho rằng mình có khả năng thích ứng tốt cũng như luôn duy trì thái độ sẵn sàng cho mọi thử thách trong công việc".
Kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp nhân viên IT "ghi điểm" với nhà tuyển dụng
5. Là một nhân viên IT, chắc chắn bạn biết được tầm quan trọng của việc nhanh chóng khắc phục sự cố. Quá trình xử lý sự cố của bạn là gì? Các nhân viên IT tốt nhất có cách tiếp cận từng bước linh hoạt để giải quyết các vấn đề liên quan tới hệ thống mạng. Họ không làm việc chỉ dựa trên dự đoán chủ quan. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề kỹ lưỡng và thuyết phục.
Gợi ý trả lời: "Khi nhận được báo cáo về sự cố hoặc phát hiện sự cố, đầu tiên, tôi sẽ cố gắng ghi nhận càng nhiều thông tin càng tốt từ người dùng trực tiếp và xác định vấn đề bằng kiến thức của bản thân. Tiếp theo, tôi sẽ vạch ra các nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây sự cố, rồi kiểm tra từng khả năng một. Nếu một trong những nguyên nhân được liệt kê trên cơ sở lý thuyết là đúng, tôi sẽ bắt đầu vào sửa chữa (một mình hoặc cùng đồng nghiệp). Nếu không, tôi sẽ thiết lập một số lý thuyết mới cho vấn đề phát sinh, và tiếp tục tạo kế hoạch hành động để khắc phục. Ngoài ra, tôi luôn chú ý thêm vào các biện pháp phòng ngừa để hạn chế xảy ra tình huống tương tự". III. Một số câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên IT phổ biến khác
1. Gần đây bạn gặp một việc yêu cầu giải pháp phức tạp, hãy cho tôi biết cách bạn làm việc với nhóm của mình để giải quyết nó.
2. Phần mềm hoặc công nghệ mới nhất mà bạn đã làm việc là gì? Bạn đã làm gì để hiểu và áp dụng nó vào công việc?
3. Bạn sử dụng những tài nguyên, công cụ trực tuyến nào để tổ chức, sắp xếp và quản lý công việc của mình?
4. Giả sử công ty vừa tuyển dụng một nhân viên IT mới, bạn sẽ làm gì để hướng dẫn công việc cho họ?
5. Hãy mô tả quy trình khắc phục sự cố bạn sẽ thực hiện khi có một chương trình gặp sự cố?
Mẫu CV xin việc nhân viên IT
Những thông tin được chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ về cách trả lời câu hỏi tình huống Nhân viên IT. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã rút đúc cho mình kinh nghiệm phỏng vấn để áp dụng cho quá trình
tìm việc làm hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm những mẫu
CV xin việc nhân viên IT để có thể lựa chọn cho mình mẫu cv đúng chuẩn, phù hợp và tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Ngoài ra đối với việc làm IT có cơ hội việc làm rất lớn tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các bạn cũng đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích của
Viettel tuyển dụng hay rất nhiều những việc làm hấp dẫn khác được cập nhật liên tục trên JOBOKO.COM nhé.
MỤC LỤC:
I. Vì sao nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi tình huống nhân viên IT?
II. Câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên IT hay và gợi ý trả lời
III. Một số câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên IT phổ biến khác