Nhiều ứng viên quyết định viết họ tên kèm thông tin liên hệ của người tham chiếu ở phần cuối CV (đương nhiên chỉ khi họ cho phép) hoặc kèm theo dòng "Sẵn sàng cung cấp thông tin người tham chiếu khi được yêu cầu". Mục đích là để nhà tuyển dụng có thể kiểm chứng được các khẳng định trong CV có trung thực hay không. Thế nhưng không phải lúc nào ứng viên cũng cần bao gồm các thông tin như vậy, thậm chí đôi khi bạn không nên trình bày thông tin người tham chiếu trong CV.
Nên hay không nên đưa thông tin người giới thiệu vào CV xin việc?
Có rất nhiều ứng viên băn khoăn không biết Reference trong CV là gì, thì thông tin tham chiếu hay Người tham chiếu là một phần trong bố cục của bất kỳ CV xin việc nào. Người tham chiếu là những người mà bạn lựa chọn để cung cấp danh tính, thông tin liên hệ cho nhà tuyển dụng trong CV. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể liên hệ để xác minh về những điều mà ứng viên đề cập trong CV như kinh nghiệm, kỹ năng, hiệu suất làm việc có đúng hay không.
Khi ứng viên cung cấp thông tin người tham chiếu, nhà tuyển dụng có thể liên hệ qua số điện thoại hoặc email để hỏi về:
- Mối quan hệ giữa bạn và người tham chiếu.
- Bạn có phải là một người nhân viên xuất sắc, làm việc hiệu quả hay không?
- Tại sao bạn không còn làm việc cho họ?
Đặc điểm về tính cách, tác phong làm việc của bạn như đúng giờ, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp,...
Ứng viên có thể viết thông tin người tham chiếu bao gồm:
- Giáo sư hay giáo viên từng dạy mình.
- Nhà tuyển dụng cũ.
- Đồng nghiệp hay đối tác kinh doanh.
- Huấn luyện viên, người đào tạo mình.
- Quản lý, giám sát ở vị trí cũ,...
Không phải một phần chính trong CV như kinh nghiệm hay học vấn, xong tham chiếu vẫn là một phần mà nếu có thể viết hợp lý thì vẫn có nhiều "tác dụng". Phần này giúp:
- Nhà tuyển dụng chủ động hơn trong việc tìm hiểu về bạn với vai trò ứng viên.
- Người tham chiếu có thể giúp bạn được khẳng định năng lực, kinh nghiệm.
- Thể hiện thái độ trung thực.
- Có thể giúp CV đầy đủ thông tin.
Vì vậy, thông thường thì ứng viên vẫn sẽ chọn viết nội dung tham chiếu. Lưu ý, không nên viết sai hoặc không hỏi người tham chiếu đã chủ động chia sẻ thông tin trong CV. Bên cạnh đó, chỉ nên giới hạn 1 - 2 người tham chiếu là đủ.
Nếu bạn có người tham chiếu là người có tiếng tăm, được nhiều người tôn trọng hay giữ chức vụ cao ở công việc hay trường học cũ mà lời nói của họ có trọng lượng với nhà tuyển dụng thì đừng ngần ngại để liệt kê vào CV. Người tham chiếu sẽ cho những thông tin hữu ích về bạn khi nhà tuyển dụng liên hệ.
Viết thông tin người tham chiếu trong CV để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không có gì phải che giấu, tăng mức độ tin cậy. Khi đã đưa thông tin người tham chiếu vào đồng nghĩa với việc bạn tự tin và trung thực về những điều mình nói, dù nhà tuyển dụng có liên hệ xác minh thì cũng không có điều gì phải lo lắng.
CV xin việc có khoảng trống lớn thừa ở phần cuối nhiều thì bạn có điền thông tin người tham chiếu vào cho bố cục thêm đầy đủ hơn.
Trong một số trường hợp, không viết thông tin tham chiếu vào CV là cách tốt nhất. Cụ thể:
- Nhà tuyển dụng viết trong mô tả công việc, hướng dẫn nộp CV là không cần thông tin tham chiếu.
- Thông tin người tham chiếu không liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Ứng viên từng bị sa thải hoặc kết thúc hợp đồng nhưng có mối quan hệ không tốt với công ty cũ.
- CV xin việc không có đủ không gian để viết thông tin người tham chiếu thì có thể bỏ qua bởi kinh nghiệm và kỹ năng mới là phần quan trọng.
Ngoài ra, nếu bạn đã viết thông tin của người giới thiệu trong tài liệu và email bổ sung hoặc thư xin việc, v.v. thì chắc chắn bạn không cần thiết phải đề cập các thông tin đó trong CV xin việc nữa.
Khi viết thông tin người tham chiếu vào CV xin việc, bạn cần lưu ý:
- Xin phép người tham chiếu để viết thông tin liên hệ của họ vào CV. Sẽ là bất lịch sự nếu bạn cho thông tin liên hệ của ai đó mà không có sự đồng ý của họ. Ngoài ra, bạn sẽ không có những đánh giá tốt nhất nếu mà người tham chiếu nằm trong thế bị động khi nhà tuyển dụng liên hệ bất chợt.
- Cung cấp đầy đủ tên và chức danh của người tham chiếu để nhà tuyển dụng biết rằng đây là người có thẩm quyền.
- Thêm tên công ty và địa chỉ cơ quan của họ.
- Cung cấp số điện thoại và email cơ quan của người tham chiếu, đảm bảo không cho thông tin liên hệ riêng tư nào.
- Mô tả ngắn gọn mối quan hệ của bạn với người tham chiếu, lý do họ phù hợp để cung cấp thông tin đáng tin cậy về ứng viên.
Thông tin người tham chiếu là nguồn tham khảo chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được sự tín nhiệm, năng lực và tính chuyên nghiệp của bạn. Tuy nhiên, việc cung cấp những thông tin tham chiếu không đầy đủ có thể dấy lên những nghi vấn cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy cẩn thận khi quyết định có hay không thêm các thông tin như vậy vào CV để không làm mất đi cơ hội của chính mình.
MỤC LỤC:
1. Phần Tham chiếu trong CV là gì?
2. Những ai phù hợp làm người tham chiếu?
3. Vai trò thực sự của phần Tham chiếu trong CV ứng tuyển
4. Khi nào nên viết thông tin người tham chiếu?
5. Khi nào không nên viết phần Tham chiếu trong CV?
6. Cách viết Tham chiếu trong CV