Yêu cầu tuyển dụng nhân viên KCS ngày càng cao do sự phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp. Vị trí này không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, vì vậy cơ hội việc làm cho vị trí này luôn rộng mở.
Trong các nhà máy sản xuất, chúng ta thường thấy nhân viên KCS, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nhiệm vụ của họ là gì. Khi gặp thuật ngữ này, nhiều người cũng băn khoăn liệu vị trí này có tương đồng với công việc của nhân viên QC không?
Công việc của nhân viên KCS là gì?
I. Tổng quan công việc của nhân viên KCS
1. Nhân viên KCS là gì?
Nhân viên KCS là người có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra phải tuân thủ theo đúng công nghệ, quy trình kỹ thuật và chất lượng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Nhân viên KCS có thể gọi đơn giản là nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm. Họ thường làm việc trong dây chuyền lắp ráp hoặc bộ phận sản xuất. Nhiều người dễ nhầm công việc của vị trí này với
nhân viên QC, QA)
2. Mô tả chi tiết công việc của nhân viên KCS
Mô tả công việc nhân viên KCS sẽ là:
- Kiểm tra chất lượng của các nguồn nguyên liệu nhập vào, vật tư đầu vào và đầu ra của nhà máy sản xuất, loại bỏ các nguyên vật liệu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng.
- Đọc bản thiết kế, kế hoạch và thông số kỹ thuật để hiểu các yêu cầu của sản phẩm cần sản xuất.
- Thường xuyên giám sát quy trình sản xuất để đảm bảo hàng hoá được sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn.
- Tham mưu về cách để cải tiến quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra thành phẩm, đối chiếu để xem đã đạt tiêu chuẩn chất lượng như mong muốn.
- Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm của nhà máy.
- Làm báo cáo sau khi hoàn thành kiểm tra chất lượng sản phẩm.
3. Yêu cầu công việc
Tuyển nhân viên KCS, nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Có bằng tốt nghiệp THPT trở lên.
- Có kinh nghiệm làm nhân viên KCS sẽ là lợi thế.
- Hiểu biết về tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật kiểm tra.
- Thành thạo tin học văn phòng, Microsoft Office.
- Kỹ năng tính toán, kỹ thuật tốt.
II. Thời gian và môi trường làm việc của nhân viên KCS
1. Môi trường làm việc
Nhân viên KCS sẽ làm việc ở các địa điểm khác nhau tuỳ thuộc vào ngành nghề sản xuất và quy mô cơ sở sản xuất. Họ có thể kiểm tra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất, hầu hết nhân viên KCS sẽ làm việc trực tiếp ở các nhà máy. Họ có thể sẽ phải đứng cả ngày để kiểm tra chất lượng hoặc có lúc phải trợ giúp công nhân nâng vật nặng. Nếu nhẹ nhàng hơn thì có ngành sản xuất, nhân viên KCS sẽ chỉ phải ngồi đọc các dữ liệu trên máy tính.
Đối với công nghiệp nặng, nhân viên KCS sẽ phải làm việc trong môi trường khó khăn hơn vì nhiều tiếng ồn và bụi bẩn từ máy móc. Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ, họ cần phải đeo kính bảo vệ, nút tai và mặc quần áo bảo hộ.
Rất nhiều bạn trẻ theo đuổi việc làm nhân viên KCS
2. Thời gian làm việc
Thời gian làm việc của nhân viên KCS tuỳ thuộc vào từng công ty hoặc theo mong muốn làm việc của họ. Tính chất công việc của nhân viên KCS là có thể làm việc full-time hoặc làm việc theo ca vào buổi tối/cuối tuần. Đôi lúc, họ còn có thể bị yêu cầu làm thêm giờ để đảm bảo deadlines sản xuất.
III. Kỹ năng và phẩm chất cần có của nhân viên KCS
1. Thể lực tốt
Như đã nói bên trên, nhân viên KCS đôi khi phải làm việc trong môi trường phải đứng trong một thời gian dài, nâng vật nặng và tiếp xúc nhiều bụi bẩn, tiếng ồn nên họ cần phải có thể lực tốt nhất để chịu đựng khó khăn trong công việc. Để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp và đảm bảo sức khoẻ, nhân viên KCS nên trang bị cho mình hiểu biết về an toàn lao động.
2. Nhạy bén
Nhân viên KCS cần phải nhanh nhạy trong quá trình làm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặc biệt là phát hiện các vấn đề về chất lượng một cách nhanh tróng để giải quyết kịp thời.
3. Kỹ năng tính toán
Hiểu biết về các kỹ năng tính toán và máy tính là rất quan trọng vì nhân viên KCS thường xuyên phải làm việc với các thông số kỹ thuật, hiệu chuẩn,... Các bạn cùng tham khảo
Kỹ năng lập báo cáo để được ứng dụng cho nhu cầu công việc của các bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả nhất.
4. Kỹ năng sử dụng máy móc
Nhân viên KCS phải có khả năng sử dụng các công cụ và máy móc chuyên dụng khi thử nghiệm sản phẩm.
Ứng tuyển nhân viên kcs khó hay dễ?
5. Kỹ năng công nghệ
Nhân viên KCS phải hiểu được bản thiết kế, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng, đảm bảo rằng các sản phẩm và bộ phận đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Công việc nào cũng cần có
Kỹ năng công nghệ để ứng dụng vào công việc với trình độ hiện đại cũng như công việc trở nên hiệu quả nhất.
IV. Lương nhân viên KCS bao nhiêu?
Các nhà máy sản xuất công nghiệp cần
tuyển nhân viên KCS nhiều để đáp ứng khối lượng công việc lớn. Điều này đòi hỏi người làm phải chuẩn xác và cẩn thận nên đồng nghĩa với việc lương của nhân viên KCS cũng tương xứng với công sức của họ. Theo đó, ở Việt Nam, mức lương nhân viên KCS được xếp vào mức khá tốt. Xét trên nhiều yếu tố như quy mô nhà máy sản xuất, năng lực, hiệu suất làm việc, kinh nghiệm làm việc,... mà mức lương cũng sẽ khác nhau.
Theo khảo sát về yếu tố kinh nghiệm từ những trang web tuyển dụng, tìm việc làm uy tín như Vietnamworks, JOBOKO.com,... chúng tôi nhận thấy mức lương được các công ty trả cho nhân viên KCS như sau:
- Nhân viên KCS thử việc, chưa có kinh nghiệm: 4-5 triệu/tháng.
- Nhân viên KCS có kinh nghiệm 1-2 năm: 6-8 triệu/tháng.
- Nhân viên KCS có kinh nghiệm 3 năm trở lên: 9 triệu/tháng trở lên.
V. Khi xin việc nhân viên KCS, cần chuẩn bị gì?
Trước buổi phỏng vấn vị trí nhân viên KCS, ngoài việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc, bản CV mô tả quá trình học tập làm việc, trang phục đứng đắn, lịch sự, nghiên cứu thông tin về nơi mà bạn ứng tuyển, giấy bút để ghi chép khi cần thiết... thì bạn cũng nên tự hình dung xem nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình những câu hỏi gì và tập trả lời ở nhà để lỡ có gặp phải đúng câu hỏi đó trong buổi phỏng vấn bạn sẽ không bị run, lúng túng và tự tin trả lời, ghi điểm với người phỏng vấn. Những câu hỏi hay được hỏi ở vị trí này là:
- Khi bạn tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, bạn thường xem xét những chi tiết và yếu tố gì?
- Bạn có sử dụng phần mềm kiểm soát chất lượng nào không?
- Bạn thấy sự khác biệt giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng quá trình sản xuất là gì?
- Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì?
VI. Những ngành nghề tuyển nhân viên KCS
Với vai trò là người kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhân viên KCS có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như:
- Dệt may, thời trang.
- Thực phẩm.
- Hóa chất, dược phẩm.
- Xây dựng.
- Chế biến lương thực, thực phẩm.
- Hóa chất.
- Cơ khí.
- Sản xuất vật liệu xây dựng,...
VII. Quy trình làm việc chuẩn của nhân viên KCS
Tùy theo yêu cầu của từng công ty, ngành nghề mà quy trình làm việc của nhân viên KCS sẽ có sự thay đổi linh hoạt. Trên nguyên tắc, quy trình làm việc chuẩn sẽ bao gồm các bước như sau:
-
Nhận sản phẩm cần kiểm tra từ bộ phận sản xuất hoặc từ Trưởng bộ phận KCS. Bước này còn được gọi với tên khác là lấy mẫu sản phẩm
-
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm (vật liệu, yêu cầu kỹ thuật, kích thước, cấu tạo,...) thông qua bản vẽ kỹ thuật, lệnh sản xuất, sản phẩm mẫu,...
-
So sánh và đối chiếu các tiêu chuẩn trên so với sản phẩm thực tế.
-
Rút ra đánh giá, kết luận, viết báo cáo và gửi đến các bộ phận liên quan. Trong trường hợp sản phẩm bị lỗi, cần phải chỉ rõ lỗi đó là gì, nguyên nhân do đâu và đề xuất biện pháp khắc phục. Bộ phận KCS cũng cần phải thống kê những lỗi thường xuyên gặp phải hoặc bị lặp đi lặp lại trong quy trình sản xuất để tìm phương án xử lý.
VIII. Cơ hội việc làm và thăng chức của nhân viên KCS
Để tìm hiểu về cơ hội thăng chức của nhân viên KCS, chúng ta cần biết một bộ phận hoặc một phòng KCS bao gồm những ai. Thông thường, bộ phận KCS của một công ty sẽ có Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với toàn bộ công việc. Sau đó là Phó phòng hỗ trợ trực tiếp cho Trưởng phòng. Cuối cùng là nhân viên KCS làm việc trực tiếp tại bộ phận sản xuất để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều công ty thậm chí còn có cả chức vụ Tổ trưởng KCS hay Quản lý KCS, là người phụ trách một nhóm khoảng 10 - 20 nhân viên KCS. Sự phân chia cấp bậc chi tiết như vậy thường diễn ra trong các công ty sản xuất quy mô lớn, lên tới hàng ngàn công nhân với nhiều dây chuyền sản xuất lớn nhỏ.
Cơ hội việc làm cho những người muốn theo đuổi con đường sự nghiệp KCS cũng rất rộng mở. Họ có thể xin vào làm việc ở rất nhiều ngành nghề khác nhau như đã nêu ở trên, tùy theo trình độ chuyên môn, kỹ năng cũng như sở thích của bản thân.
Một câu hỏi đặt ra là những người đã tốt nghiệp Đại học có nên làm nhân viên KCS hay không? Câu trả lời là có. Một ví dụ hết sức đơn giản là những ngành nghề như dược phẩm, chế biến lương thực, thực phẩm, ... rất cần có sự góp mặt của những cử nhân ngành y dược, công nghệ thực phẩm, sinh học, hóa học, ... trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
IX. Tìm việc làm nhân viên KCS ở đâu?
Hiện nay, cách thức tốt nhất để
tìm việc làm nhân viên KCS là thông qua các nền tảng tuyển dụng trực tuyển như JOBOKO.com. Những website như vậy có danh sách việc làm phong phú về rất nhiều lĩnh vực khác nhau như KCS thực phẩm, KCS may mặc, KCS xây dựng,... Ứng viên có thể
tạo CV và ứng tuyển trực tiếp.
Ngoài ra, sẽ là một sự thiếu sót lớn nếu như bạn bỏ qua các thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội. Nếu như các quốc gia trên thế giới sử dụng LinkedIn thì tại Việt Nam, Facebook cũng được coi là một kênh tuyển dụng hiệu quả. Bạn có thể tham gia vào các group, theo dõi Fanpage của các nhà tuyển dụng nổi tiếng để cập nhật việc làm mới nhất và nhanh nhất. Việc tương tác giữa ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua mạng xã hội này cũng cực kỳ dễ dàng.
Các mối quan hệ bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ, ... cũng sẽ giúp bạn tìm việc nhanh chóng và hiệu quả nếu như biết sử dụng đúng cách. Hãy nhớ rằng không phải việc làm nào cũng được đăng tuyển công khai hoặc chí ít là bạn không thể bao quát tất cả các trang web tuyển dụng. Và chính các mối quan hệ mà bạn tạo dựng được sẽ giúp bạn khắc phục điểm yếu này. Ứng viên ứng tuyển theo cách này cũng thường được ưu ái hơn và cơ hội trúng tuyển cũng cao hơn nhờ uy tín của người giới thiệu.
Những thông tin trên đây về nhân viên KCS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này trước khi quyết định ứng tuyển. Bạn đọc có nhu cầu tham khảo, tìm hiểu về
câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC/nhân viên KCS
phổ biến thì hãy truy cập vào Blog việc làm JOBOKO.com nhé. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm việc làm nhân viên KCS như mong đợi.
MỤC LỤC:
I. Nhân viên KCS là làm gì?
II. Thời gian và môi trường làm việc của nhân viên KCS
III. Kỹ năng và phẩm chất cần có của nhân viên KCS
IV. Lương nhân viên KCS bao nhiêu?
V. Khi xin việc nhân viên KCS, cần chuẩn bị gì?
VI. Những ngành nghề tuyển nhân viên KCS
VII. Quy trình làm việc chuẩn của nhân viên KCS
VIII. Cơ hội việc làm và thăng chức của nhân viên KCS
IX. Tìm việc làm nhân viên KCS ở đâu?
Đọc thêm: Công việc của Nhân Viên KCS là làm gì?
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên KCS và cách trả lời