Để giữ chân nhân viên giỏi cần có những nghệ thuật, biện pháp, chính sách gì?

12/07/2020 04:30
Tìm được một nhân viên giỏi đã khó, để giữ chân họ ở lại công ty lâu dài lại càng khó hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, lương không phải yếu tố duy nhất đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Vậy nhân viên cần gì? Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi?
Mọi người nghỉ việc vì nhiều lý do, chung quy là do họ không hài lòng hoặc bất mãn với công việc hiện tại. Nếu việc đó không thể mang đến cho họ cơ hội phát triển và mức thu nhập xứng đáng, họ sẽ tìm kiếm một công ty khác với cơ hội tốt hơn. Phong cách lãnh đạo của quản lý có vai trò vô cùng quan trọng đến sự hài lòng của nhân viên. Vì thế, nếu bạn muốn giữ chân nhân viên, làm quản lý nên tránh những lỗi này ra, có như vậy thì bạn mới nhận được sự tôn trọng của cấp dưới.
Bàn về nghệ thuật giữ người và giữ nhân tài

Các biện pháp, chính sách để giữ chân nhân tài

1. Đặt mục tiêu cho các dự án

Đặt mục tiêu rõ ràng cho từng dự án sẽ chỉ ra phương hướng cho nhân viên của bạn và họ sẽ biết rõ cần nỗ lực ra sao để theo kịp tiến độ và hoàn thành phần công việc được giao.
Nếu nhóm của bạn đảm nhận một dự án lớn, triệu tập tất cả các thành viên để đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Giám đốc, quản lý cần cho nhân viên cơ hội trình bày ý kiến cũng như quan điểm của họ, đưa ra các câu hỏi. Mỗi người sẽ biết chính xác kết quả cuối cùng cho nỗ lực của họ là gì, từ đó đánh giá tốt hơn về trình độ năng lực của nhân viên.

2. Xây dựng quyền tự chủ ở nơi làm việc

Cho nhân viên được tự do làm việc theo cách họ muốn để khai thác hết tài năng của mỗi cá nhân. Nếu bạn đã đặt ra mục tiêu rõ ràng thì việc họ làm việc ra sao để đạt được mục tiêu đó không quan trọng. Ai cũng cần có không gian của riêng mình, ai cũng muốn được tự quyết định cách làm việc, chẳng ai muốn bị dắt mũi phải làm thế này, phải làm thế kia cả. Phong cách quản lý vi mô chỉ làm thui chột sự sáng tạo và khiến nhân viên khó chịu, bất mãn.
Đôi khi những nhân viên tài năng và sáng tạo nhất lại không phát huy hiệu quả trong môi trường làm việc quá quy củ. Nhân viên đó dường như không bao giờ làm việc theo cách thông thường nhưng lại tạo ra sản phẩm có giá trị cho công ty theo cách của riêng họ.

XEM THÊM: Không phải lương, đây mới là yếu tố giữ chân nhân viên

3. Cho nhân viên thứ họ cần

Bạn sẽ không thể làm được một chiếc bánh ngon nếu không có đầy đủ nguyên liệu. Bạn không thể đòi hỏi nhân viên làm việc xuất sắc nếu không cấp đủ kiến thức và tài nguyên mà họ cần. Điều đó cho nhân viên biết rằng công ty luôn quan tâm đến họ và muốn họ gặt hái thành công.
Chẳng hạn như nhân viên đang gặp khó khăn trong việc sử dụng phần mềm tại công ty. Thay vì ở đó thất vọng, bạn nên tổ chức một vài buổi đào tạo cho tất cả những nhân viên chưa nắm rõ. Nhận được sự quan tâm đúng mực và sự ủng hộ từ phía quản lý họ mới có tinh thần để làm việc tốt hơn. Nếu bạn không làm được điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản, không muốn làm việc nữa, đây là một trong những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt, hãy cố gắng khiến mình trở thành một nhà quản lý giỏi, thấu hiểu tốt nhân viên của mình.
Các sếp cần phải ghi nhớ những điều trên để ghi nhớ nhân viên giỏi

4. Đặt ra deadline phù hợp

Đưa ra cho nhân viên một deadline bất khả thi sẽ khiến họ nản lòng và ngăn họ sáng tạo. Nhân viên cần có deadline để làm việc hiệu quả nhưng họ cũng cần đủ thời gian để làm việc. Chẳng hạn như bạn cần báo cáo chi tiết từ nhóm và yêu cầu nộp trong vòng một tuần, họ sẽ mắt tròn mắt dẹt nhìn bạn cho xem. Vì thế, công việc của bạn là tìm ra một deadline phù hợp đủ cho họ hoàn thành công việc nhưng không quá thư thả dẫn đến hiệu suất giảm đi.

5. Không ngần ngại hỗ trợ nhân viên

Nhân viên sẽ không tôn trọng những quản lý chỉ biết dành cả ngày ở trong văn phòng hoặc đi nghỉ trên một hòn đảo xinh đẹp, rực rỡ ánh nắng. Bạn không phải luôn tự tay điều hành mọi việc nhưng nếu thấy họ cần giúp đỡ, đừng ngần ngại giúp họ một tay. Có thể là tư vấn cho một nhân viên đang gặp khó khăn, thảo luận với đồng nghiệp khác hoặc hỗ trợ một dự án đang mắc kẹt. Người quản lý nhân viên cần là một người có thể hỗ trợ họ khi họ cần, chứ không phải một người chỉ biết chỉ tay năm ngón.
XEM THÊM: Nghệ thuật giữ chân nhân tài nhà tuyển dụng cần biết

6. Coi thất bại là kinh nghiệm

Ngay từ khi còn bé chúng ta đã được dạy để sợ thất bại. Việc trốn tránh và sợ hãi thất bại khiến chúng ta không dám mạo hiểm và đổi mới. Sợ thất bại làm thui chột sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm ở nhân viên. Nếu bạn tạo ra văn hóa làm việc trong đó thất bại trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi, nhân viên sẽ sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để khai phá tiềm năng của bản thân.
Mỗi nhân viên đều được tự do phát biểu ý kiến và trình bày quan điểm của mình trong cuộc họp và khi họ mắc sai lầm, họ thực sự đang tiến bộ và cố gắng để bứt phá trong công việc. Vậy nên hãy luôn nâng cao nghệ thuật quản lý của mình, để nhân viên giỏi luôn gắn bó với doanh nghiệp của bạn, nghệ thuật quản lý tốt sẽ giúp môi trường làm việc được trở nên chuyên nghiệp và năng động hơn.

7. Lắng nghe nhân viên

Cho nhân viên cơ hội lên tiếng cho phép các ý tưởng được trao đổi tự do, khuyến khích mọi người chia sẻ ý kiến với nhau. Nghe nhiều quan điểm khác nhau và tôn trọng lời phê bình mang tính xây dựng, bạn sẽ tìm ra cách hỗ trợ cả nhóm và đạt được mục tiêu của công ty.
Trong quá trình tuyển dụng nhân sự cho công ty, quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn người phù hợp với team mình. Vì vậy, qua việc đánh giá kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, là một người lãnh đạo, bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố. Bởi người giỏi nhất chưa chắc đã phải người phù hợp nhất. Chỉ khi bạn tìm được người phù hợp với vị trí công ty đang tuyển thì công việc mới có những kết quả tốt.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888