Đưa kinh nghiệm không liên quan vào CV xin việc thế nào cho khéo?

24/12/2022 14:30
Biết cách kết hợp những kinh nghiệm không liên quan và liên quan trong CV xin việc sẽ rất có lợi cho ứng viên trong việc gia tăng cơ hội phỏng vấn. Khi nào nên đưa kinh nghiệm không liên quan vào CV và cách thực hiện viết kinh nghiệm làm việc trong CV khéo léo nếu nắm rõ sẽ giúp bạn dễ dàng "chinh phục" được nhà tuyển dụng.

Viết kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển là điều mà các chuyên gia nhân sự khuyến khích. Dẫu vậy, trong một số trường hợp, kinh nghiệm làm việc không liên quan cũng sẽ giúp ứng viên trở nên nổi bật, khác biệt khi đề cập vào CV xin việc của mình.

Làm thế nào để trình bày kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV ấn tượng?

1. Thế nào là kinh nghiệm liên quan và không liên quan?

Trước khi quyết định đưa kinh nghiệm làm việc vào CV, bạn cần xác định xem thông tin có liên quan hay không liên quan tới vị trí ứng tuyển.

  • Kinh nghiệm làm việc liên quan: Vì CV xin việc có không gian hạn chế nên cần lựa chọn những thông tin liên quan hay trực tiếp cho thấy sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.
  • Kinh nghiệm làm việc không liên quan: Là những kinh nghiệm bạn có ở ngành nghề khác không liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển hiện tại.

2. Khi nào nên đưa kinh nghiệm không liên quan vào CV?

Dưới đây là một số tình huống bạn có thể chọn đưa kinh nghiệm và kỹ năng làm việc không liên quan vào CV xin việc:

2.1. Qua công việc từng làm, bạn có kỹ năng chuyển đổi

Với các công việc mặc dù không liên quan đến vị trí ứng tuyển nhưng qua đó bạn đã trau dồi cho mình những kỹ năng chuyển đổi quan trọng thì rất hữu ích khi viết vào CV. Ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí Quản lý ở một công ty tài chính thì với kinh nghiệm làm Trợ lý Giám đốc/Trợ lý Điều hành nhà hàng, bạn hoàn toàn có thể liệt kê. Bởi qua vị trí Trợ lý Giám đốc/Trợ lý Điều hành từng làm, ứng viên đã rèn luyện, học hỏi cho mình kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng này lại phù hợp với vị trí mới, là điều mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên Quản lý nên có lợi để ghi vào CV.

2.2. Công việc có nhiệm vụ, trách nhiệm tương đồng

Nếu trước đây bạn đã từng làm việc trong một lĩnh vực khác nhưng từng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào tương tự như các trách nhiệm được đăng ở mô tả công việc, hãy cân nhắc để đưa vào CV ứng tuyển.

Ví dụ: Một sinh viên mới ra trường đã từng quản trị fanpage, mạng xã hội cho nhà hàng thì có thể viết vào CV khi ứng tuyển vị trí Quản lý cửa hàng bán lẻ. Ứng viên cũng có thể giải thích rằng mình có thể giúp cửa hàng phát triển kinh doanh thông qua việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội.

2.3. Khi chưa có kinh nghiệm làm việc (sinh viên mới ra trường)

Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có bất cứ kinh nghiệm làm việc nào thì cũng có thể đưa các công việc mình từng làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường như việc làm part time, cộng tác viên, thực tập,... vào CV dù là khác ngành nghề. Mặc dù là kinh nghiệm làm việc không liên quan nhưng nhà tuyển dụng cũng sẽ hiểu rằng qua đây bạn cũng đã trau dồi cho mình những kỹ năng mềm quan trọng.

Kinh nghiệm không liên quan cũng sẽ mang đến hiệu quả nhất định trong CV

2.4. Khi ứng viên có khoảng trống nghề nghiệp trong CV

Nếu bạn đã từng làm công việc không liên quan trong thời gian dài và việc bỏ qua không viết vào trong CV sẽ để lại một khoảng trống khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ thì cũng có thể đề cập vào hồ sơ của mình. Mặc dù nhà tuyển dụng cũng sẽ cho ứng viên cơ hội để giải thích khoảng trống này nhưng nếu muốn thể hiện kinh nghiệm làm việc liên tục, ổn định của mình trong CV thì bạn có thể liệt kê bằng các gạch đầu dòng.

3. 4 bước liệt kê kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV

3.1. Đọc, nghiên cứu mô tả công việc

Mô tả công việc là nguồn thông tin có giá trị để ứng viên biết những kỹ năng, kinh nghiệm nào là quan trọng đối với quản lý tuyển dụng, từ đó đưa ra cách để viết kinh nghiệm liên quan và không liên quan vào CV.

3.2. Xem xét về trình độ học vấn

Trình độ học vấn hay bằng cấp liên quan cũng là điều bạn cần xem xét trước khi quyết định viết kinh nghiệm không liên quan vào CV. Khi bạn có đủ kinh nghiệm làm việc liên quan cũng như bằng cấp đáp ứng yêu cầu trong mô tả công việc thì không nhất thiết phải viết quá nhiều kinh nghiệm không liên quan vào CV xin việc.

3.3. Xác định các yếu tố quan trọng của kinh nghiệm không liên quan

Khi thêm các gạch đầu dòng của kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV, xác định các kỹ năng, nhiệm vụ có sự tương đồng với yêu cầu công việc của vị trí để viết trước. Nhấn mạnh thành tích cụ thể của các công việc trước đây cũng là cách hay để biến kinh nghiệm không liên quan trở thành thông tin bổ sung tích cực.

3.4. Loại bỏ chi tiết không cần thiết trong CV

Sau khi viết CV xong, hãy kiểm tra độ dài của tài liệu này. Nhà tuyển dụng luôn thích ứng viên giới hạn độ dài CV từ 1 - 2 trang. Nếu CV của bạn quá dài, hãy xem lại các nội dung chi tiết ở từng mục công việc và xác định thông tin nào có thể loại bỏ.

Ngoài biết cách viết kinh nghiệm làm việc, để CV ứng tuyển đạt hiệu quả cao thì bạn cần phải thiết kế CV xin việc đẹp, ấn tượng. Tham khảo ngay các mẫu CV xin việc phong phú của JobOKO cũng như sử dụng công cụ tạo CV Pro để được trải nghiệm tính năng tư vấn sửa/review CV giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển.

Kinh nghiệm dù không thực sự liên quan đến vị trí ứng tuyển nhưng một ứng viên thông minh sẽ là người luôn biết tạo sự liên kết điều này với yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn có thể tự tin trình bày những kinh nghiệm làm việc trong CV một cách ấn tượng dẫu đó có thể là công việc không mấy liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại.

MỤC LỤC:
1. Thế nào là kinh nghiệm liên quan và không liên quan?
2. Khi nào nên đưa kinh nghiệm không liên quan vào CV?
3. 4 bước liệt kê kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV

Đọc thêm: Bạn đã biết cách viết tiêu đề CV xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ giây đầu tiên?

Đọc thêm: Thêm kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV xin việc như thế nào?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888