Điểm danh những thói quen tai hại khiến hiệu suất công việc đi xuống

06/05/2022 09:30
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ khó tránh khỏi những thói quen không tốt khiến cho hiệu suất công việc giảm sút. Nhận ra các thói quen xấu của bản thân sẽ giúp bạn có cơ sở để thay đổi, từ đó đạt hiệu quả công việc cao.

Những thói quen xấu đôi khi không phải điều gì quá nghiêm trọng mà chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng về lâu dài sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của bạn. Vậy làm thế nào để "từ bỏ" những thói quen cố hữu làm giảm hiệu suất? Việc đầu tiên là bạn cần xác định được đó là những thói quen như thế nào. Hãy cùng JobOKO.com tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

1. Bỏ bữa và không tận dụng thời gian nghỉ

Đôi khi, bạn sẽ bận rộn đến mức cho rằng mình không nên lãng phí thời gian để ăn trưa hay bước ra khỏi chỗ ngồi để vận động cơ thể và hít thở không khí bên ngoài, nhưng đây là thói quen xấu cực kỳ có hại. Ngay cả khi bạn đang cần hoàn thành gấp một nhiệm vụ hay ở trong một núi công việc đồ sộ thì vẫn có thể dành ra 15 phút giải lao. Điều quan trọng là bạn có chủ động dành thời gian cho bản thân hay không. Có sức khỏe, bạn có thể đảm bảo hiệu suất công việc trong dài hạn.

2. Uể oải từ ngày Chủ nhật sẽ làm giảm hiệu suất cả tuần

Chủ nhật là ngày nghỉ, song mọi người lại thường nghĩ đến thứ Hai - ngày đầu tiên của 1 tuần mới và trở nên căng thẳng vì lại sắp bắt đầu 1 chuỗi ngày làm việc mệt mỏi và thường là uể oải từ Chủ nhật. Hãy thay đổi bằng cách tận hưởng trọn vẹn ngày nghỉ cuối tuần để tiếp thêm năng lượng tích cực, tươi vui cho tuần mới.

3. Chào ngày đầu tuần với "nỗi buồn ngày thứ Hai"

Nhiều người thừa nhận rằng họ có hiệu suất làm việc kém nhất vào thứ Hai vì chưa "thoát khỏi" thói quen cuối tuần - ngủ dậy muộn, bỏ bữa, nằm dài cả ngày,... Đây chắc chắn không phải thói quen tốt dù vô số mọi người trên thế giới đều thừa nhận. Làm sao để thay đổi đây? Đi ngủ sớm tối Chủ nhật, mỉm cười thật tươi khi chào sáng thứ Hai, tự thúc đẩy mình lạc quan, nhanh nhẹn để có một tuần suôn sẻ,... là giải pháp hứa hẹn cho bạn.

4. Không có cách giải tỏa, cân bằng cho bản thân

Thông thường, khi thấy bản thân làm việc không hiệu quả, nhiều người có xu hướng "gắn" mình vào bàn làm việc với hy vọng là việc này sẽ buộc họ phải tập trung, tuy nhiên tâm trí lại không vận hành như vậy.

Khi nhận thấy rằng mình có nguy cơ bị giảm hiệu suất vì mệt mỏi, căng thẳng thì bạn có thể đứng dậy khỏi bàn làm việc và đi dạo, pha một chút cà phê hoặc có thể chạy bộ một chút. Cách này sẽ giúp bạn giải tỏa đầu óc và tràn đầy năng lượng để trở lại bàn làm việc.

5. Thói quen trì hoãn khiến hiệu suất đi xuống

Nhiều người thường để công việc hôm nay đến ngày mai, thậm chí ngày kia. Điều này thật dễ dàng và khiến bạn thấy thoải mái hơn một chút ở hiện tại. Tuy nhiên, thay vì để những công việc không mong muốn đó nằm trong danh sách những việc cần làm suốt nhiều ngày liên tục, bạn nên hoàn thành càng sớm càng tốt - càng trì hoãn thì hiệu suất công việc càng đi xuống.

6. Cố làm việc khi sức khỏe không ổn

Đôi khi, một số người có xu hướng chứng minh tâm huyết đối với công việc và khả năng vượt khó bằng cách cố làm việc ngay cả khi bị ốm. Tuy nhiên, điều này thật sự sai lầm. Nếu bạn đang ở tình trạng sức khỏe không ổn, tốt hơn hết hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân thay vì cố đến công ty làm việc hoặc ít nhất là làm việc tại nhà. Bởi nếu bạn không khỏe thì không thể đảm bảo hiệu suất công việc được giao.

7. Né tránh các sự kiện của công ty

Dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại thì việc né tránh các sự kiện chung của tập thể cũng sẽ mang đến những nhận xét không tốt về thái độ. Đó không phải điều xấu, nhưng có thể bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời đó, ví dụ như xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng tiềm năng.

Thái độ không ngừng học hỏi sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp

8. Lười học hỏi

Ngay cả khi bạn là người không ngừng học hỏi, sẽ không tránh khỏi việc trở nên tự mãn sau một thời gian và hiệu suất thực tế sẽ giảm. Việc bạn biết làm mọi thứ ở công ty không có nghĩa là bạn đã học được mọi kiến thức. Hãy thử đưa ra những thử thách cho bản thân như tham gia hội thảo, lớp học hay trải nghiệm các xu hướng mới nhất trong ngành. Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ một người nào đó tin cậy để làm cố vấn cho mình.

9. Không chăm chút cho profile trực tuyến

Hãy dành thời gian điều chỉnh profile trực tuyến vì rõ ràng bạn không biết cơ hội sẽ đến vào lúc nào. Đừng vì đang tìm kiếm công việc mới mà bỏ qua các trang mạng xã hội mà bạn có thể tận dụng. Đây cũng là một kênh rất hữu ích đó! Khi đạt được kết quả, hiệu suất công việc, hãy cập nhật trên hồ sơ trực tuyến của mình bạn nhé.

10. Chán ghét không gian làm việc

Đôi khi bạn sẽ có cảm giác này khi đã làm ở một nơi quá lâu. Bạn có thể trang trí bàn làm việc của mình với những vật dụng nhỏ để trông sống động và tươi vui hơn như chậu cây, khung ảnh,... Điều này sẽ giúp tinh thần bạn trở nên thoải mái và làm việc có hiệu quả hơn, đạt hiệu suất cao hơn.

Trên đây, JobOKO.com đã chia sẻ với bạn những thói quen xấu ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Hy vọng, bạn có thể tìm ra và khắc phục những yếu điểm của bản thân để làm việc tích cực, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

MỤC LỤC:
1. Bỏ bữa và không tận dụng thời gian nghỉ
2. Uể oải từ ngày Chủ nhật sẽ làm giảm hiệu suất cả tuần
3. Chào ngày đầu tuần với "nỗi buồn ngày thứ Hai"
4. Không có cách giải tỏa, cân bằng cho bản thân
5. Thói quen trì hoãn khiến hiệu suất đi xuống
6. Cố làm việc khi sức khỏe không ổn
7. Né tránh các sự kiện của công ty
8. Lười học hỏi
9. Không chăm chút cho profile trực tuyến
10. Chán ghét không gian làm việc

Đọc thêm: Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Đọc thêm: Thái độ còn quan trọng hơn cả kinh nghiệm làm việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888