Flutter là gì? Ưu, nhược điểm của Flutter

05/01/2022 07:30
Phát triển đa nền tảng là một trong những xu hướng tất yếu trong tương lai. Trong đó Flutter là công nghệ đa nền tảng được yêu thích nhất. Vậy Flutter là gì? Có gì nổi bật?

Kể từ khi iOS và Android trở thành nền tảng chính để phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động, việc tạo ra các sản phẩm đa nền tảng đã thu hút không ít các lập trình viên và chủ sở hữu sản phẩm. Một trong số đó là Flutter. Flutter có những đặc điểm nổi bật gì? Liệu đây có phải là một dạng công nghệ hoàn hảo thay thế mọi công nghệ khác trong tương lai?

Tìm hiểu về khái niệm Flutter: Vai trò, ưu điểm nổi bật

1. Flutter là gì?

Thực tế Google đã tiến hành thử nghiệm Flutter từ năm 2015, tuy nhiên cho đến năm 2018 Flutter mới chính thức được ra mắt và nhanh chóng trở nên phổ biến. Tại sao vậy?

Câu trả lời là những tính năng ưu việt mà Flutter đem lại cho người dùng. Ban đầu Flutter chỉ dừng lại là nền tảng nguồn mobile UI framework được dùng để tạo ra các ứng dụng gốc trên hệ điều hành Android và iOS. Tuy nhiên, Flutter hiện đã có thể hỗ trợ phát triển máy tính để bàn, phần mềm nhúng, điện thoại di động và web từ một cơ sở mã tương ứng; đặc biệt càng ít mã thì càng ít lỗi.

Ngoài ra, ứng dụng này còn được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Dart của Google. Ở chế độ release, trình AOT sẽ đọc Flutter để chuyển ngôn ngữ thành mã gốc tương thích với nhiều nền tảng. Từ đó, Flutter có thể giao tiếp với các nền tảng mà không cần thông qua cầu nối JavaScript, giúp tiết kiệm thời gian khởi động ứng dụng và tối đa hóa hiệu suất tổng thể. Khi ở chế độ phát triển thì Flutter được đọc bởi trình Just-in-Time giúp tải/ khởi động lại một cách nhanh chóng.

Nói về sự cạnh tranh: mặc dù thực tế là React Native và Xamarin đang được sử dụng rộng rãi hơn, nhưng Flutter đang trên đà phát triển. Theo các chuyên gia thì hiện đã có gần 500.000 lập trình viên dùng UI framework hàng tháng. Với công cụ kết xuất tích hợp, các API thử nghiệm cũng như các tiện ích con được tạo sẵn, Flutter là một đối thủ đáng gờm khi so sánh với các công nghệ cho phép phát triển thiết bị di động đa nền tảng khác. Vậy Flutter khác biệt như thế nào?

2. Ưu, nhược điểm của Flutter

2.1. Ưu điểm

Mỗi giải pháp đều có những thế mạnh và yếu điểm riêng, Flutter cũng không ngoại lệ. Nhưng trước tiên phải kể đến một số lợi ích vượt trội khi sử dụng Flutter:

  • Flutter chạy nhanh giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Giống như bất kỳ công nghệ đa nền tảng nào khác, Flutter cho phép bạn sử dụng cùng một cơ sở mã để xây dựng các ứng dụng iOS và Android riêng biệt. Điều này sẽ đẩy nhanh toàn bộ quá trình phát triển mà không cần phân tích hai cơ sở mã khác nhau cho cùng một nền tảng.
  • "Hot reload" (tải nóng/ nhanh) của Flutter giúp bạn thực hiện các thay đổi đối với mã code và xem được kết quả ngay lập tức trong bản xem trước ứng dụng mà không cần đọc lại mã. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng sửa lỗi và thử nghiệm với các phần tử và tính năng UI khác nhau.
  • Tùy chỉnh toàn bộ & kết xuất nhanh nhờ cấu trúc phân lớp của Flutter. Ứng dụng này cung cấp quyền kiểm soát mọi pixel trên màn hình cũng như không giới hạn người dùng thêm và tạo hoạt ảnh trong thiết kế đồ họa, video, văn bản và điều khiển.
  • Flutter cũng áp dụng cho web và cung cấp tài liệu thích hợp cho phép bạn kiểm tra cách các điều khiển gốc hoạt động.
  • Flutter tách UI khỏi các điều khiển gốc giúp loại bỏ lỗi không tương thích (dù ít xảy ra) từ phía nhà sản xuất. UI riêng biệt cũng tự động đem đến một sự đồng nhất trên tất cả các phiên bản hệ thống.

2.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, song qua thử nghiệm, Flutter cũng có những yếu điểm nhất định.

  • Flutter vẫn chưa thật hoàn thiện. Vì là một ứng dụng mới nên Flutter vẫn chưa đạt mức hoàn hảo. Thực tế, nhiều tính năng nâng cao của Flutter vẫn chưa được hỗ trợ; nhiều thư viện chưa được thử nghiệm chính thức còn tồn tại hạn chế khi so sánh với các bản sao gốc (như là Google Maps).
  • Dart khá "non nớt". Về cơ bản Dart khá giống với Swift và Kotlin, nhưng có ít tính năng hơn, hoặc những tính năng hiện có chưa được toàn diện.
  • Các ứng dụng Flutter khá "nặng". Chúng chiếm nhiều dung lượng và mất nhiều thời gian để tải xuống hoặc cập nhật.
  • Giao diện không giống 100% so với phiên bản gốc. Về cơ bản, Flutter không tạo ra các thành phần gốc mà sao chép không hoàn toàn các thiết kế Material Design của Android và các thành phần riêng của iOS bằng thư viện Cupertino. Thư viện này sẽ hiển thị, đặc biệt với các phiên bản hệ thống chứa các trường văn bản hoặc các nút - những thành phần biến đổi bên ngoài nhưng không thay đổi bên trong Flutter.
  • Hướng dẫn phát triển ứng dụng Flutter chưa được đồng nhất, điều này có thể gây nhiều khó khăn khi xây dựng các phần mềm mang tính phức tạp.
  • Framework thay đổi nhanh chóng gây khó khăn cho việc duy trì mã. Thêm vào đó, Flutter chưa chắc sẽ được ứng dụng trong tương lai khi Google liên tục loại bỏ các dự án của ứng dụng này.

Flutter tồn tại những hạn chế nào?

3. Khi nào nên dùng Flutter?

Thực tế, Flutter chưa đủ hoàn thiện để xử lý các dự án phức tạp, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đây lại là một giải pháp tối ưu cho một MVP (đặc biệt là cho các công ty mới thành lập).

Bạn có thể sử dụng Flutter khi muốn thử nghiệm ứng dụng của mình. Cụ thể, nếu có ý tưởng về một ứng dụng dành cho thiết bị di động, nhưng bạn không chắc liệu đó có phải là một ứng dụng tốt hay không, hãy xây dựng MVP trên Flutter để cắt giảm chi phí và theo dõi hoạt động của ứng dụng đó. Nếu thành công, bạn nên chuyển chúng thành các ứng dụng di động gốc.

Ngoài ra, nếu có nguồn lực hạn chế thì Flutter cũng là một giải pháp không tồi. Việc phát triển hai ứng dụng riêng biệt sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Flutter có thể giúp các công ty tái sử dụng mã code, giúp họ biến ý tưởng của mình thành hiện thực mà không cần quá nhiều vốn đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp lớn hơn cũng đánh giá cao Flutter trong việc xây dựng trải nghiệm thương hiệu cao cấp hỗ trợ các nền tảng khác nhau. Chính vì những lý do trên, bạn có thể cân nhắc dùng thử công nghệ đa nền tảng này.

Xét đến sự gia tăng chóng mặt của Flutter và sự điều hành nghiêm ngặt của Google, Flutter sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngày càng có nhiều người dùng tin tưởng hơn vào khả năng và hiệu suất của ứng dụng này. Vì thế mà Flutter chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm ấn tượng.

MỤC LỤC:
1. Thế nào là Flutter?
2. Ưu, nhược điểm của Flutter
3. Khi nào nên dùng Flutter?

Đọc thêm: Information Resources Manager là gì? Tầm quan trọng của quản lý tài nguyên thông tin

Đọc thêm: VPS là gì? Ưu điểm và nhược điểm của VPS

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888