Bạn có thể thấy rằng trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, ứng viên đều sẽ được yêu cầu tự giới thiệu bản thân, đôi khi bằng tiếng Việt và nhiều khi bằng tiếng Anh. Thế nhưng, bằng cách nào để bạn xác định rằng nên chuẩn bị giới thiệu bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, nên nói trong khoảng thời gian bao lâu, đề cập tới nội dung gì? Tất cả những thắc mắc liên quan sẽ được JOBOKO.com trả lời qua bài viết sau đây.
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thường dùng khi nào?
Là một ứng viên đi tìm việc làm, có bao giờ bạn tự hỏi lý do nào khiến nhà tuyển dụng (gần như hầu hết nhà tuyển dụng) đều yêu cầu bạn tự giới thiệu về mình? Biết được nguyên nhân bạn cũng sẽ phần nào đánh giá được kỳ vọng và điều chỉnh cách giới thiệu bản thân của mình sao cho hợp lý, thú vị và thuyết phục nhất.
Với quan điểm của nhà tuyển dụng, một ứng viên biết cách giới thiệu bản thân theo cách chuyên nghiệp cho thấy người đó có năng lực và nổi bật hơn ứng viên khác. Mở đầu buổi phỏng vấn xin việc hiệu quả có thể khiến cuộc trò chuyện của bạn trở nên hấp dẫn hơn, cho dù mục tiêu của bạn là kiếm việc làm hay kể cả trong các nhiệm vụ công việc như bán hàng, telesales, tư vấn, chăm sóc khách hàng... Nói cách khác, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên giới thiệu bản thân để đánh giá khả năng giao tiếp, phản ứng, sự chuẩn bị và xem bạn có phải một cá nhân cởi mở, thân thiện và chuyên nghiệp hay không. Đó cũng sẽ là những tố chất quan trọng tác động tới thành công trong suốt sự nghiệp của bạn.
Thường thì, trừ các vị trí lao động phổ thông hoặc công việc không cần dùng tới tiếng Anh, ngày nay, khi đi xin việc làm các bạn nên chuẩn bị cả lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Có những trường hợp bạn sẽ chắc chắn cần giới thiệu bằng tiếng Anh vì nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn bằng tiếng Anh, hỏi bạn rằng "Can you introduce yourself in English?", chẳng hạn như:
Để chắc chắn và "an toàn" nhất, bạn có thể viết và luyện tập cả lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt nhé, như vậy thì dù nhà tuyển dụng yêu cầu thế nào bạn cũng có thể xử lý được.
Những vị trí nào hay phỏng vấn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh?
Có nhiều yếu tố tác động đến lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của bạn, hãy xem xét quy trình chuẩn và những lưu ý mà JOBOKO.com đề cập sau đây nhé:
Nhiều ứng viên nêu họ tên, chức danh công việc hiện tại hoặc nghề nghiệp - không có vấn đề gì với quy trình này nhưng bạn cũng nên cố gắng thêm thông tin mà người phỏng vấn không thấy trong CV xin việc của bạn. Hãy nhanh chóng tóm tắt bạn là ai và tại sao bạn lại ở đó khi phỏng vấn xin việc. Những người phỏng vấn của bạn đã biết bạn đang ứng tuyển vị trí nào, vì vậy hãy để phần giới thiệu chuyên môn của bạn giải thích mục đích của bạn trong một vài câu. Bạn nên bao gồm tên của mình và lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ rằng mình nên bắt đầu phần giới thiệu theo cách phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ giới thiệu cuộc phỏng vấn:
"My name is Nguyen Van A. I moved to Ho Chi Minh city because advertising is my passion and this is the place to find an inspirational, innovative ad community. I have a rich background analyzing audiences for messaging optimization and would love to tell you about the strengths I can bring to this role". (Tạm dịch: "Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh vì quảng cáo là niềm đam mê của tôi và ở nơi đây, tôi có thể tham gia với một cộng đồng những chuyên gia quảng cáo đầy sáng tạo và cảm hứng. Tôi có một nền tảng kiến thức phong phú về phân tích đối tượng người dùng để tối ưu hóa thông điệp và rất muốn cho anh/chị biết về những điểm mạnh mà tôi có, có thể đóng góp cho vai trò này".
Cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn đều có tác động đến ấn tượng đầu tiên. Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể của bạn là điều cần thiết để luôn sẵn sàng và chuyên nghiệp trong phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Tốt nhất, bạn hãy thể hiện sự tự tin bằng cách nói với giọng rõ ràng và dễ nghe. Trong suốt cuộc trò chuyện, hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể tự nhiên với đôi vai thoải mái và vòng tay rộng mở ở bên cạnh bạn. Khi phát âm tiếng Anh, hãy nói đúng, rõ ràng, có ngữ điệu và trôi chảy bạn nhé.
Nhà tuyển dụng có thể sắp xếp nhiều cuộc phỏng vấn trong ngày hoặc trong tuần để tìm được ứng viên như ý. Phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của bạn nên đề cập đến thế mạnh của bản thân như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng độc đáo của bạn để nổi bật, khác biệt, cạnh tranh hơn so với các ứng viên khác. Cấu trúc lời giới thiệu khác với kiểu chung chung của nhiều người cũng có xu hướng khiến bạn trở thành ứng viên đáng nhớ hơn. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng mình là ai, đã có bao năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực này, thành tích tốt nhất đạt được là gì (đưa ra những con số, giải thưởng).
Như một lẽ đương nhiên, trước khi tham dự cuộc phỏng vấn và phải chuẩn bị lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, bạn cần phải nghiên cứu công ty từ trước xem môi trường làm việc, văn hóa công ty của họ (có thể xem qua sản phẩm, fanpage Facebook, các bài báo hay review trên những website, group... Nếu công ty có môi trường trẻ trung, năng động thì thêm vào một chút hài hước có thể giúp bạn ghi điểm hơn đấy.
Làm thế nào để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh chuyên nghiệp?
Bạn có thể tham khảo một số mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh sau đây, điều kiện là khi chuẩn bị lời giới thiệu cho riêng mình, bạn phải biết cách chủ động điều chỉnh để phù hợp với trường hợp của mình như kinh nghiệm, ngành nghề:
For example, when I was working at Company X, I led a project for migrating all operations data to a new data warehousing system to cut down on costs. The new solution was a much better fit for our business, which eventually led to savings of up to 200 million VND".
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh nếu biết cách thì cũng không quá khó đúng không nào? Chúc bạn có một buổi phỏng vấn xin việc thành công!
MỤC LỤC:
1. Vì sao nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên giới thiệu bản thân
2. Khi nào cần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh?
3. Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
4. Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh hay nhất chinh phục nhà tuyển dụng
Đọc thêm: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Đọc thêm: Mẫu Infographic giới thiệu bản thân đẹp, cuốn hút nhà tuyển dụng