Quá trình làm thêm khi còn đi học không những giúp bạn kiếm thêm thu nhập mà còn tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn không được đào tạo trong trường đại học. Điều này sẽ là lợi thế cho bạn khi đưa vào CV xin việc và nộp đơn xin thực tập hay công việc trong tương lai.
Nhà tuyển dụng đánh giá
CV xin việc và đơn xin việc online thông qua trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc. Nói cách khác, họ muốn biết bạn có khả năng đáp ứng công việc hay không. Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp thì kinh nghiệm làm thêm sẽ là một trong những "vũ khí" để bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và lựa chọn.
Tích lũy kinh nghiệm từ khi làm thêm sẽ giúp các bạn sinh viên sau này đi tìm việc làm dễ dàng hơn
>> Tìm việc làm thêm tại Hà Nội (+ 41 việc làm, tuyển liên tục, ưu tiên sinh viên)
>> Tìm việc làm thêm tại Hồ Chí Minh (+ 40 việc làm, thu nhập tốt, ưu tiên sinh viên) I. Sinh viên học được kỹ năng gì khi đi làm thêm?
1. Khả năng giao tiếp tốt
Đây là kỹ năng không thể thiếu bất kể bạn đang theo đuổi nghề nghiệp nào, ít nhất là khả năng tương tác với đồng nghiệp, trao đổi và hợp tác trong công việc, báo cáo với cấp trên. Nếu bạn làm trong ngành dịch vụ khách hàng thì đây là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu. Đối xử với khách hàng thân thiện và lịch sự, đặt khách hàng lên trên hết là bí quyết để tạo nên khách hàng trung thành và cải thiện uy tín của doanh nghiệp.
Nếu bạn sinh viên làm thêm nào có
kỹ năng giao tiếp tốt sẽ rất phù hợp với công việc cộng tác viên bán hàng. Đây là một công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, đặc biệt phải giao tiếp tốt như vậy mới tiếp cận khách hàng tốt. Do đó nếu các bạn sinh viên có kỹ năng này hãy ứng tuyển vị trí
cộng tác viên bán hàng nhé.
2. Làm việc dưới áp lực
Khối lượng công việc có lúc nhẹ nhàng thì cũng không tránh khỏi những lúc ngạt thở, chẳng hạn như thu ngân siêu thị vào những ngày cuối tuần, lễ tân khách sạn vào mua du lịch, phóng viên vào mùa World Cup, nhân viên văn phòng vào lúc dự án gấp rút hoàn thành... Hãy chuẩn bị sẵn một vài minh chứng về cách bạn ứng phó trong những lúc bận rộn để thuyết phục người phỏng vấn.
3. Làm việc nhóm
Đội ngũ nhân viên đoàn kết và có tinh thần hợp tác tốt luôn là điều nhà tuyển dụng tìm kiếm. Sức mạnh tập thể luôn lớn hơn sức mạnh của từng cá nhân. Công việc kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào nhân viên có phối hợp làm việc hiệu quả hay không. Do đó, hãy nghĩ đến vai trò của bạn trong nhóm khi làm thêm trước đây. Bạn đã từng tham gia họp nhóm chưa, nếu có thì bạn đã đóng góp những gì?
4. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian hiệu quả là kỹ năng quan trọng với đa phần công việc và là điều nhà tuyển dụng quan tâm. Họ muốn nhân viên của mình biết cách làm việc và sắp xếp ưu tiên công việc một cách hợp lý để bộ máy vận hành trơn tru.
Lấy ví dụ một trường hợp đặc biệt về khả năng này của bạn như cách bạn sắp xếp thời gian ôn bài trước kỳ thi khi còn đi làm thêm. Nhờ có quá trình đi làm thêm mà
kỹ năng quản lý thời gian của bạn được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, làm thêm cũng sẽ mang tới cho bạn nhiều kỹ năng, kinh nghiệm rất bổ ích khác.
5. Tinh thần trách nhiệm
Làm việc có trách nhiệm và đáng tin cậy là phẩm chất quý giá mà bạn nên nhấn mạnh trong CV xin việc. Điều này còn cho thấy bạn là một người đúng giờ, linh hoạt, hoàn thành công việc đúng thời hạn và sẵn sàng cải thiện hiệu suất làm việc.
6. Sử dụng công nghệ
Khả năng sử dụng thành thạo các sản phẩm công nghệ hiện đại rất quan trọng với hầu hết ngành nghề. Học được
kỹ năng công nghệ khi làm thêm sẽ cho bạn trải nghiệm thực tế hữu ích để áp dụng tại nơi làm việc. Đừng quên nói đến hệ thống phần mềm hoặc thiết bị bạn đã từng sử dụng trong CV, chẳng hạn như hệ thống POS ở các cửa hàng bán lẻ hay trang thiết bị văn phòng như máy in, máy fax...
Việc làm thêm cho các bạn sinh viên hiện nay khá nhiều, bên cạnh công việc cộng tác viên bán hàng còn có thêm nhiều công việc khác như cộng tác viên kinh doanh... Đây cũng là công việc được khá nhiều sinh viên yêu thích bởi công việc này năng động. Các bạn có thể tranh thủ làm những lúc rảnh rỗi.
II. Làm thêm giúp sinh viên hiểu về nghề nghiệp, thay đổi nhận thức
Đi làm thêm ở các vị trí khác nhau không chỉ giúp sinh viên học được nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn trong công việc mà còn có thể thay đổi nhận thức. Cụ thể, nếu như bạn luôn tiêu tiền của bố mẹ thì có thể không thực sự hiểu rõ kiếm ra tiền vất vả thế nào. Khi tự mình tranh thủ từng giây từng phút vừa đi học vừa đi làm, bận rộn và vất vả để nhận lương mỗi tháng (thường là khá thấp), bạn sẽ bắt đầu quan tâm hơn tới giá trị của tiền bạc, công sức bỏ ra.
Bên cạnh đó, các môi trường làm việc khác nhau khi đi làm thêm cũng giúp sinh viên đặt những bước chân đầu tiên vào đời, bắt đầu va chạm với xã hội, tiếp xúc với những người ngoài gia đình, người thân và môi trường giáo dục. Đặc biệt, thông qua trải nghiệm của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc, nhất là những nhiệm vụ có liên quan tới ngành học nghề nghiệp tương lai.
Làm thêm mang đến những lợi ích gì cho sinh viên?
III. Sinh viên có kinh nghiệm làm thêm sẽ dễ xin việc hơn?
Trước đây, khi nói về ưu điểm của việc làm thêm, người thì nghĩ về một khoản thu nhập để chi tiêu cơ bản, mua sắm quần áo, san sẻ với bố mẹ, người thì chỉ đơn giản là muốn thử đi làm lấy trải nghiệm. Ngày nay, quan niệm này dần thay đổi. Các bạn sinh viên có suy nghĩ trưởng thành hơn rất nhiều và xác định rõ ràng một trong những mục tiêu khi đi làm thêm là để dễ xin việc hơn.
Bạn sẽ phần nào quen với môi trường làm việc thực tế, có kinh nghiệm để ghi vào CV, biết cách tạo và chỉnh sửa CV chuyên nghiệp, tự tin tham gia phỏng vấn và đặc biệt là biết deal lương. Những điều này rất khó để được dạy ở trong trường.
Dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng một lưu ý quan trọng khi tìm việc làm thêm là các bạn sinh viên nên tìm việc phù hợp với khả năng - tốt nhất là liên quan đến chuyên ngành, không ảnh hưởng đến kết quả học tập và tránh bị lừa. Suy cho cùng, bạn còn đang là sinh viên nên việc học vẫn là quan trọng nhất, cần được ưu tiên.
Công việc
cộng tác viên kinh doanh cũng mang đến cho chúng ta khá nhiều kỹ năng quan trọng để sau này làm việc chính thức sẽ nhanh chóng tìm được việc làm tốt nhất. Qua đây, chắc hẳn bạn đã nắm được
sinh viên làm thêm được gì? Sinh viên có nên đi làm thêm không? để từ đó đưa ra định hướng đúng đắn cho bản thân.
>> Tại Joboko.com các em sinh viên sẽ nhanh chóng được việc làm thêm tuyển dụng nhanh nhất.
>> Đừng quên để lại bình luận của bản thân về công việc làm thêm của sinh viên nhé. MỤC LỤC:
I. Sinh viên học được kỹ năng gì khi đi làm thêm?
II. Làm thêm giúp sinh viên hiểu về nghề nghiệp, thay đổi nhận thức
III. Sinh viên có kinh nghiệm làm thêm sẽ dễ xin việc hơn?
Đọc thêm: Những việc làm thêm cuối tuần có thu nhập tốt
Đọc thêm: 7 thói quen tốt cần có nếu bạn muốn công việc làm thêm hiệu quả